4 Chấn thương vùng nội tạng.

Một phần của tài liệu Bài giảng y học thể dục thể thao (Trang 62 - 63)

V. Chấn thương thể thao thường gặp.

5.4 Chấn thương vùng nội tạng.

Các va chạm mạnh ở vùng bụng, ngực, thắt lưng và các va chạm mạnh này làm chấn thương kèm theo gãy xương sườn, khung chậu…có thể dẫn đến chấn thương vùng nội tạng như: gan, lá lách, thận, phổi…. + Tn thương các cơ quan vùng bng:

Tổn thương vùng ổ bụng của cơ thể khi va đập mạnh vào khu vực dưới sườn. Khi bị chấn thương vùng này, nạn nhân thường bị ngất tuỳ theo mức độ nặng nhẹ khác nhau. Khi va chạm mạnh, cơ quan nào đó bị tổn thương thường kèm theo chảy máu (lá lách, gan. Thận…do vỡ hoặc rạn nứt). Lúc này nạn nhân xanh nhợt, mạch nhanh và yếu, mất ý thức, khám vùng bụng có phản ứng thành bụng.

+ Khi b tn thương vùng tiêu hoá:

Tổn thương các vùng tiêu hoá như dạ dày, ruột… thường dẫn đến viêm phúc mạc nếu bị vỡ hoặc đứt. Đây là trường hợp cần phải cấp cứu ngay như chườm lạnh vùng bụng và nhanh chóng chuyển bệnh viên gấp, tránh gây tử vong do nhiễm trùng.

+ Tn thương màng phi và phi:

Khi bị va đập mạnh vào ngực làm gãy hoặc lún xương sườn, các xương sườn đó làm tổn thương màng phổi hoặc lủng phổi. Khi bị chấn thương có thể thấy xương sườn gãy bị biến dạng dưới da, các mạch máu bị tổn thương và tại phổi cũng bị tổn thương do xương sườn tác động, gây chảy máu và tụ máu trong khoang phổi. Tổ chức mô ở phổi bị tổn thương, nạn nhân ho ra máu, khi máu và dịch tràn đầy màng phổi gây chèn ép phổi và tim, từđó làm giảm chức năng hô hấp và tuần hoàn.

Khi lồng ngực bị tổn thương bởi các vật nhọn sắc tác động vào, trong lồng ngực sẽ tích khí và gây nên tràn khí màng phổi. Trường hợp này lá phổi bị chèn ép mạnh và chức năng hô hấp bị giảm sút đáng kể,

ảnh hưởng đến tính mạng nạn nhân.

Khi màng phổi và phổi bị tổn thương dù kín hay hở bao giờ nạn nhân cũng có các triệu chứng sau: da nhợt, mạch nhanh và yếu, ho ra máu và choáng nhẹ.

Sơ cứu ban đầu: Nhanh chóng dùng băng vải băng kín vết thương, nếu vết thương hở và chuyển gấp đến bệnh viện.

+ Chn thương thn và bàng quang:

Xuất hiện khi va chạm và đập mạnh vào vùng thắt lưng, bụng và vùng mu. Chấn thương thận thường kèm theo triệu chứng sốc, xuất hiện huyết niệu hay tụ huyết vùng quanh thận. Đồng thời nạn nhân đau dữ dôi và bí tiểu. Bàng quang bị dập, vỡ sẽ gây bí tiểu. Nước tiểu tích tụ lại trong mô liên kết gần bàng quang. Trạng thái sốc trở nên sâu hơn do bị nhiễm độc. Sơ cứu ban đầu: Chườm đá lên vùng bị tổn thương, áp dụng phương pháp chống sốc và chuyển ngay đến bệnh viện.

Một phần của tài liệu Bài giảng y học thể dục thể thao (Trang 62 - 63)