0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Các phương pháp hồi phục tâm lý:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO (Trang 78 -78 )

III. Các bệnh thường gặp trong hoạt động thể dục thể thao.

B. Các phương pháp hồi phục tâm lý:

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã áp dụng rộng rãi các phương pháp tâm lý hồi phục sức khoẻ cho VĐV sau tập luyện và thi

đấu. Nó có tác dụng làm giảm sự căng thẳng về thần kinh – tâm lý, hồi phục nhanh chóng năng lượng thần kinh tiêu hao, do đó rút ngắn quá trình hồi phục ở các cơ quan và hệ thống khác nhau trong cơ thể. Các biện pháp tâm lý tác động tới cơ thể rất khác nhau. Những biện pháp quan trọng nhất là giấc ngủ, nghỉ ngơi, ám thị, thư giãn cơ, tập luyện điều hòa tâm lý, các hình thức nghỉ ngơi khác nhau…

Một trong những biện pháp tâm lý có hiệu quả là tập tự sinh, đó là quá trình sử dụng các thủ pháp tự điều hòa tâm lý của VĐV. Cơ sở lý luận và thực tiễn của tập tự sinh dựa vào kinh nghiệm của nhiều thế kỷ là trạng thái thao thức và biện pháp thôi miên.

Nội dung của tập tự sinh bao gồm những công thức bằng lời nói ám thị và tự ám thị, các trạng thái thả lỏng (thư giãn) và hưng phấn của VĐV. Tập tự sinh gồm có 2 bậc: Bậc thấp và cao hay gọi là bậc 1 và 2:

- Bậc thấp chủ yếu làm mất đi sự căng thẳng thần kinh để bình thường hóa chức năng cơ thể.

- Bậc caođược sử dụng để đưa con người vào một trạng thái đặc biệt “tự sinh” tức là phải xuất hiện những rung cảm đặc biệt dẫn tới sự

“rửa sạch” bệnh tật khỏi cơ thể.

Để nhanh chóng hồi phục sức khoẻ sau thi đấu nên áp dụng cách tự điều hòa tâm lý bằng giấc ngủ tự ám thị. Vì vậy, VĐV phải học cách chế

ngự bản thân mình trong một thời gian nhất định để ngủ và tự chủ giành lấy sự nghỉ ngơi, sảng khoái. Thời gian của giấc ngủ tự ám thị từ 20 – 40 phút. Thường là nhẩm đọc bài tự ám thị: “ Tôi đã thư duỗi, tôi muốn ngủ, cảm giác buồn ngủ đang xuất hiện, cảm giác buồn ngủ mỗi lúc một nhiều, mỗi lúc một sâu hơn, hai mi mắt nóng dễ chịu, mi mắt nặng trĩu và nhắm mắt lại, bắt đầu một giấc ngủ ngon”. Nhẩm từng câu, rất chậm, đều đều, vừa nhẩm vừa suy tưởng theo nội dung câu đang nhẩm.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO (Trang 78 -78 )

×