III. Các bệnh thường gặp trong hoạt động thể dục thể thao.
3. 7 Hội chứng đau bụng trong tập luyện và thi đấu.
Các VĐV tập luyện và thi đấu sức bền như các môn chạy dài, đi bộ, xe đạp…thường xuất hiện hiện tượng đau bụng (đau khu sườn phải hoặc bụng trên). Dạng đau này xuất hiện trước, trong hoặc sau tập luyện và thi
đấu. Khi đau nặng phải ngừng tập luyện.
Cơ chế của hội chứng đau bụng trong tập luyện, thi đấu do các nguyên nhân sau:
- Trình độ huấn luyện kém: Khi tiến hành vận động với cường độ cao do công năng tim kém, không tống máu ra ngoài hết, máu ở tĩnh mạch lớn về tim khó khăn, tập trung nhiều ở gan, tuỵ làm cho màng gan và tuỵ căng lên dần đến đau bụng.
- Phương pháp thở không đúng: phá rối nhịp thở làm quan hệ của máu và tuần hoàn hô hấp rối loạn, máu tụ lại nhiều ở tĩnh mạch mà dẫn đến đau bụng, hơn nữa do thở quá gấp hoạt động của cơ hoành rối loạn, cơ hoành thiếu oxy tạo rút cơ tại cơ hoành gây nên đau bụng.
- Chuẩn bị hoạt động không tốt: Bắt đầu chạy quá nhanh công năng của hệ thống tiêu hóa không thích nghi với hoạt động làm cho một số thức ăn tụ lại ở một đoạn nào đó làm căng lên dẫn đến đau bụng, ngoài ra màng ruột căng lên cũng dẫn đến đau bụng.
Xử trí:
- Nếu xuất hiện đau bụng nhẹ dùng tay ấn vào chổ đau, giảm tốc độ
chạy, dùng sức hít - thở sâu và đều.
- Nếu nặng quá, dừng vận động và cần có bác sĩ khám để chẩn đoán và phân biệt bệnh để điều trị.
Cách đề phòng:
- Tăng cường huấn luyện toàn diện về các tố chất vận động, chủ yếu sức mạnh và sức bền.
- Chú ý tập trung hít thở thật sâu và có phương pháp.
- Chuẩn bị hoạt động chu đáo, biết phân sức trong tập luyện và thi
đấu, nhất là ở những môn sức bền.
- Tuân thủ nguyên tắc và chếđộ huấn luyện.
3. 8. Cảm nắng:
Tập luyện và thi đấu vào mùa hè, VĐV thường dễ bị cảm nắng do khí hậu oi bức, đứng ngoài nắng lâu. Những VĐV có trình độ thấp dễ bị
mắc phải do chưa thích nghi và chức năng cơ thể chưa đáp ứng kịp.
Cảm nắng thuộc loại bệnh cấp tính, phát sinh bởi khí hậu oi bức.
Nguyên nhân : do cơ chế điều hòa thân nhiệt, sự điều tiết này bởi sự chỉ đạo của hệ thần kinh trung ương qua hệ thống thần kinh thực vật và một loại phản xạ khác sự sản sinh và tiêu hao luôn luôn tương ứng. Nếu nhiệt
độ ở cơ thể con người quá cao sẽ được điều tiết và đưa ra ngoài cơ thể. Tán nhiệt của cơ thể xảy ra theo 3 phương thức: Chuyển nhiệt bức xạ và bốc hơi (chuyển nhiệt 30%; bức xạ 45%; bốc hơi 25%). Khi khí hậu trên 30 độ do chuyển nhiệt, bức xa, bốc hơi khó khăn, do đó sự tán nhiệt của cơ thể bị cản trở. Sự tán nhiệt của cơ thể nhanh chậm có quan hệ đến độ ẩm thấp, nhiệt độ và tốc độ gió. Khi tập luyện dưới khí hậu oi bức với khối lượng nặng, mật độ cao, cơ thể sản sinh ra nhiệt, nhiệt tích luỹ ở trong cơ
thể cao, có khi lên 40 – 42 độ làm ảnh hưởng sự hoạt động của các chức năng và cơ cho sinh lý cơ thể, kết hợp mất nước và muối trong cơ thể dẫn
đến sự cảm nắng.
Triệu chứng: Tuỳ bệnh nặng hay nhẹ mà có các triệu chứng khác nhau:
- Nhẹ: Người mệt mỏi, suy nhược do mất nhiều nước và muối.
- Nặng: Nhiệt độ cơ thể bị sốt cao khoảng 40 – 41 độ, mạch và tần số hô hấp tăng, cơ thể mất nhiều nước và muối. Choáng, buồn nôn, sợ ánh sáng, nạn nhân có thể bị ngất và hôn mê.
Xử trí: Đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, nới rộng quần áo, nằm đầu cao
để giảm xung huyết não, chườm lạnh lên đầu và lau ướt khắp người để
giảm sốt, uống trà nóng đặc có đường hoặc nước chanh pha đường, không nên cho nạn nhân uống nước lạnh, nước đá vì nó sẽ làm ngăn cản quá trình hấp thụ nước và muối, nếu cần thiết nên dùng thuốc hạ sốt. Nặng chuyển bệnh viện để theo dõi và điều trị.
3. 9. Chuột rút:
Chuột rút là một loại bệnh thường gặp tập luyện và thi đấu thể
thao. Do cơ co lại quá độ, không duỗi ra được gây nên, thường gặp nhất là cơ sau cẳng chân, cơ co duỗi bàn chân, cơ bụng.
Nguyên nhân:
- Do khí hậu lạnh: Tập luyện và thi đấu trong mùa rét cùng với sự
khởi động không kỹ, cơ bị kích thích dẫn đến chuột rút.
- Do khí hậu oi bức, nóng nực, tập luyện với lượng vận động lớn, thời gian dài, cường độ cao. Sản lượng nước và muối khoáng trong cơ
thể mất nhiều dẫn đến chuột rút.
- Trong tình trạng cơ thể quá mệt mỏi, khi hoạt động cơ co duỗi quá nhanh, cơ không thay nhau co duỗi được cũng gây nên chuột rút.
Xử trí:
- Xác định cơ bị chuột rút và kéo căng cơ chuột rút khoảng 30 – 40 giây. Ví dụ: chuột rút ở cơ sau cẳng chân, dùng tay kéo ngược bàn chân đó lên trên ép vào mặt trước cẳng chân làm căng cơ sau cẳng chân sau đó xoa bóp cơ bị chuột rút, nếu không khỏi nên bấm huyệt, châm cứu huyệt thừa sơn, uỷ trung.
- Nếu chuột rút ở gan bàn chân, châm cứu huyệt dũng truyền.
- Nếu chuột rút ở cổ chân thì châm cứu hai đầu mắt cá.
Cách đề phòng:
- Chuẩn bị thể lực tốt.
- Khởi động kỹ, nhất là mùa đông.
- Nếu bơi vào mùa động, phải lau người bằng nước lạnh trước khi xuống hồ bơi.
- Bổ sung muối và nước trong khẩu phần ăn.