III. Các bệnh thường gặp trong hoạt động thể dục thể thao.
3. Mệt mỏi quá sức trong TDTT.
Tập luyện quá sức là do cơ thể hoạt động với cường độ và thời gian nhất định sẽ xuất hiện cảm giác mệt mỏi biểu hiện bởi sự giảm trương lực chung của cơ thể, giảm năng lực hoạt động, nhưng sau khi được nghỉ
ngơi, cảm giác mệt mỏi mất đi, trương lực chung và khả năng hoạt động lại trở lại trạng thái bình thường. Vì vậy, trạng thái mệt mỏi là trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể. Yêu cầu trong huấn luyện phải nâng cao dần lượng vận động và cơ thể xuất hiện mệt mỏi và thích nghi. Nhưng nếu tập luyện với lượng vận động quá mức, tạo mệt mỏi quá độ là quá trình tích luỹ của mệt mỏi gây nên và nó là hiện tượng bệnh lý và có nhiều biểu hiện lâm sàng phức tạp.
Những biến đổi có tính quy luật của sự mệt mỏi:
Trong thể thao hiện đại, yêu cầu VĐV phải tập luyện với lượng vận
động cao, cơ thể phải huy động khả năng tối đa chức năng chung của cơ
thể để chống lại những kích thích của hoạt động cơ bắp. Sự chống đỡ này chỉ duy trì được một thời gian nhất định cơ thể sẽ xuất hiện mệt mỏi. Khi mệt mỏi trong cơ thể có sự biến đổi mang tính chất quy luật bởi:
- Giảm năng lượng dự trữ và các chất men sinh hóa.
- Thay đổi thành phần của máu và các chất dịch.
- Tăng sản phẩm cặn bã của quá trình trao đổi chất.
- Rối loạn cân bằng của quá trình thần kinh.
Nguyên nhân của sự mệt mỏi quá độ.
- Do lượng vận động quá lớn trong thời gian dài, chưa hồi phục kịp.
- Tham gia nhiều đợt thi đấu với trách nhiệm cao.
- Trong cơ thể mắc phải bệnh lý.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
- Ép cân vô nguyên tắc.
Các dấu hiệu biểu hiện bên ngoài của sự mệt mỏi quá độ.
Bảng 3. 1. Bảng đánh giá dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài của sự mệt mỏi.
Mức độ. Mồ hôi. Sắc mặt. Sự chú ý. Độ chính xác của động tác.
Mệt mỏi nhẹ. Mặt, cổ, lưng Bình thường Bình thường chuẩn
Mệt mỏi
trung bình. Mặt, thân, tchi ứ Tái hoặc đỏ Giảm Nhichưềa chính xác u động tác
Rất mệt mỏi. Mồ hôi nhiều Nhợt nhạt Giảm, mất
chú ý Động tác sai nhiều
Triệu chứng lâm sàng của mệt mỏi quá độ.
Các triệu chứng lâm sàng của mệt mỏi quá độ rất đa dạng và phức tạp, nhưng căn cứ vào quá trình tiến triển của bệnh có thể chia làm 3 giai
đoạn sau:
+ Giai đoạn nhẹ. VĐV cảm giác mệt mỏi, không ham muốn tập luyện, nhìn thấy dụng cụ, sân bãi cảm thấy chán và sợ, toàn thân mệt mỏi, chán
ăn, ăn rất ít, hoạt động tâm lý dễ bị kích động, mất ngủ, ngủ không ngon giấc hay mê sảng ( do quá trình hưng phấn ở hệ thần kinh trung ương tăng), giảm trọng lượng cơ thể. Kiểm tra các chức năng sinh lý như huyết áp biến đổi không bình thường, mạch nhanh, tần số hô hấp tăng, tốc độ
phản ứng đối với các kích thích chậm, kiểm tra nước tiểu có urê niệu…
Xử trí: Giảm 50% khối lượng tập luyện, dùng thuốc an thần, nếu kém ăn phải tiêm Glucoza và Vitamin C vào tĩnh mạch. Dùng thêm các B1; B6, B12 đảm bảo chế độ sinh hoạt bổ sung các loại dinh dưỡng để tiêu cao năng lượng sau 2 – 3 tuần VĐV ăn ngủ ngon và cơ thể trở lại trạng thái ban đầu. Kiểm tra y học trước khi tập luyện.
+ Giai đoạn trung bình: Nếu VĐV không thực hiện đúng ở giai đoạn nhẹ
thì sẽ chuyển sang giai đoạn nặng hơn như cảm giác rất mệt mỏi, không muốn ăn, mất ngủ, giảm trọng lượng rõ rệt, không muốn hoạt động, chỉ
muốn nằm nghỉ ngơi, rối loạn tiêu hóa có khi xuất hiện chóng mặt, buồn nôn, hồi hộp, có cảm giác đau vùng gan, vùng tim và có cảm giác khó chịu…Kiểm tra các chức năng sinh lý: mạch và huyết áp tăng, có rối loạn nhịp tim hoặc có tiếng thổi tâm thu, kiểm tra điện tim, tâm xung kích đồ, tim âm đồ…đều xuất hiện không bình thường, tần số hô hấp tăng, thần kinh phản ứng kém.
Xử trí: Để hồi phục hoàn toàn khả năng hoạt động của VĐV, ngoài các biện pháp ở giai đoạn nhẹ, cần phải cho VĐV nghỉ tập từ 2 – 3 tuần, thực hiện chế độ nghỉ ngơi tích cực, được bác sĩ theo dõi và điều trị.
+ Giai đoạn nặng: Nếu tiếp tục không thực hiện đúng nguyên tắc huấn luyện, tăng lượng vận động, nghỉ ngơi không đầy đủ sẽ dẫn đến bệnh lý,
giai đoạn nặng và phức tạp của tập luyện quá sức. Giai đoạn này VĐV từ
chối tập luyện, yếu ớt, bất lực, gầy rõ rệt, da vàng, mắt vàng, gan to, viêm thận…Mất ngủ vào ban đêm, buồn ngủ ban ngày. Chức năng tim mạch giảm sút rõ rệt, mạch nhanh và yếu, huyết áp tối đa giảm, tối thiểu tăng.
Xử trí. VĐV nghỉ hoàn toàn và có chế độ điều trị, săn sóc đặc biệt của bác sĩ.
Chẩn đoán mệt mỏi trong hoạt động TDTT.
Chẩn đoán mệt mỏi có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động TDTT, chỉ có trên cơ sở xác định đúng các mức độ mệt mỏi mới có thể sử dụng các biện pháp hồi phục phù hợp và có hiệu quả cao.
Chẩn đoán mệt mỏi cần dựa vào các dấu hiệu chủ quan và khách quan. Giảm khả năng vận động là dấu hiệu quan trọng nhất. Cảm giác mệt mỏi là một dấu hiệu chủ quan giúp ta phán đoán về mức độ mệt mỏi.
Để đánh giá một cách khách quan, khoa học cần sử dụng các thử nghiệm thăm dò các chức năng cơ thể mới giúp ta chẩn đoán chính xác mức độ
mệt mỏi của VĐV.
Kiểm tra chức năng hệ tim – mạch. + Mạch và huyết áp:
VĐV trong trạng thái sung sức khi hoạt động với công suất tối đa thì mạch đập có thể lên đến 180 – 200 lần/phút. Trong tình trạng mệt mỏi cấp tính thì mạch yên tĩnh tăng 1,5 – 2 lần so với mạch yên tĩnh lúc bình thường. Huyết áp khi mệt thường cao hơn lúc bình thường từ 20 – 50mmHg. Khi mệt mỏi cấp tính sau tập luyện với lượng vận động lớn, huyết áp tối thiểu có thể giảm tới 0.
+ Điện tâm đồ:
Trong tình trạng mệt mỏi cấp tính thấy xuất hiện các dấu hiệu tăng gánh thất và những biến đổi lan toả cơ tim (sóng T thấp, thời gian tâm thu
điện học va thời gian dẫn truyền nhĩ – thất kéo dài); sóng T âm ở D III và D II chứng tỏ tăng gánh thất trái. Thiểu năng tuần hoàn vành do thiếu oxy là dấu hiệu chủ yếu của loạn dưỡng cơ tim.
+ Đo nhiệt độ da:
Khi cơ thể mệt mỏi, nhiệt độ da ở các vùng đối xứng không giống nhau và giảm từ 2 – 3 độ C. Phản ứng nhiệt sau tập luyện diễn biến theo tính chất pha. Đo nhiệt độ da cho phép đánh giá mức độ vận động, tình trạng chức năng và mức độ mệt mỏi.
+ Thử nghiệm Valsava:
Tiến hành thử nghiệm như sau: VĐV sau khi thở ra hết sức sẽ hít vào sâu rồi thở vào ống đo áp lực và nín thở khi áp lực ở vào khoảng 40 – 50mmHg. Trong thời gian này đo mạch và huyết áp. Dưới ảnh hưởng của nhịp thở, huyết áp tối thiểu tăng, huyết áp tối đa giảm và mạch tăng. Tình trạng chức năng tốt thì thời gian nín thở kéo dài, khi mệt mỏi thì thời gian nín thở giảm.
Kiểm tra chức năng hô hấp ngoài. + Dung tích sống:
Dung tích sống (DTS) của phổi khi mệt mỏi sẽ giảm. + Thử nghiệm Rozental:
Đo 5 lần DTS liên tiếp, mỗi lần cách nhau 15 giây. Khi mệt mỏi các lần kế tiếp đều kém hơn lần trước.
Nín thở sau khi hít vào (bằng 80 – 90% mức tối đa) ngậm miệng, bịt mũi. Những VĐV có trình độ cao nhịn thở là 60 – 120 giây, Mệt mỏi thời gian nhịn thở giảm nhiều.
Kiểm tra chức năng hệ thần kinh.
+ Đo thời gian phản xạ đơn: Khi mệt mỏi các phản ứng này chậm thời gian phản xạ kéo dài.
+ Thử nghiệm thăng bằng trong tư thế Romberge.
Khi mệt mỏi thời gian giữ thăng bằng giảm, có biểu hiện rối loạn thăng bằng và run các ngón tay.
Kiểm tra các chỉ tiêu sinh hóa.
(xem phần đánh giá và kiểm tra sinh hoá ở chương I).
Để đánh giá mức độ mệt mỏi, người ta sử dụng một số các chỉ tiêu sau:
+ Hemoglobin. + Urê huyết. + Testosterone. + CK trong máu.
+ Axít lactic trong máu. + Prôtein niệu.