Nguyên tắc cơ bản xây dựng PMDH:

Một phần của tài liệu Xây dựng phần mềm tế bào học hỗ trợ cho dạy và học phần cấu tạo tế bào (Chương trình sách giáo khoa Sinh học 10 trung học phổ thông thí điểm phân ban Ban khoa học tự nhiên). (Trang 62 - 65)

Nh đã đề cập tới ở phần trên PMDH là một phơng tiện dạy học đặc biệt trong nhóm phơng pháp dùng PTTQ nên khi xây dựng nội dung của phần mềm nói chung và phần mềm dạy học sinh học tế bào nói riêng đều phải tuân thủ nghiêm ngặt của PTTQ trong lý luận dạy học. Cụ thể là phải tuân thủ theo: Mục đích giáo dục, tính quy luật của quá trình dạy học, đặc điểm tâm lý của đối tợng học sinh và tính đặc thù của môn học. Vì vậy khi xây dựng phần mềm cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:

1. Quán triệt mục tiêu dạy học:

Đối với tất cả các môn học thì mục tiêu dạy học đặt ra là để ngời học thực hiện , nó phải đợc diễn đạt ngắn gọn, cụ thể dễ hiểu bằng các từ hoạt các cụm từ có thể dễ dàng đo đếm đợc kết quả của quá trình học tập. Mục tiêu chính là cái đích cuối cùng mà bằng mọi cách ngời học phải đạt đợc. Việc thiết kế, xây dựng phần mềm bằng bất cứ một ngôn ngữ nào cũng phải đảm bảo đầy đủ nguyên tắc này.

Căn cứ vào mục tiêu đó, khi xây dựng kịch bản cho phần mềm, thì mỗi mục tiêu phải đợc cụ thể hoá bằng các câu hỏi, hoặc các dạng phiếu học cùng với việc quan sát các hình ảnh hoặc các đoạn video... để định hớng, thiết lập một tiến trình hoạt động nhận thức để học sinh có thể từng bớc giải quyết đợc các vấn đề nêu ra.

Khi thiết kế câu hỏi, phiếu học tập theo từng nội dung dạy học, phải gắn liền với việc su tầm và sử dụng các hình ảnh, các trình video... tơng ứng phù hợp với nội dung và ý đồ về phơng pháp dạy - học.

Một kịch bản tốt là phải bám sát vào mục tiêu dạy học, nghĩa là từ các hình ảnh trực quan cùng với những câu hỏi dẫn dắt cho phép định hớng sự suy nghĩ, tìm tòi phát hiện ra tri thức mới trong bài học. Qua đó, rèn luyện kỹ năng t duy và hành động, nhân cách học sinh.

2. Đảm bảo tính chính xác của nội dung:

Trong dạy học nói chung, nội dung dạy học cần phải đảm bảo tính chính xác khoa học. Trong quá trình mã hoá các nội dung dạy - học thành kịch bản của phần mềm cần phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học. Các hình ảnh, các đoạn video các câu hỏi định hớng hoạt động cho học sinh v.v.

nếu không ăn nhập hợp lý, nghĩa là không đảm bảo đợc tính chính xác trong cấu trúc logic của nội dung thì hoạt động tìm tòi kiến thức của học sinh sẽ không đạt theo mục tiêu dạy - học đề ra.

Có thể nói chất lợng của PMDH hoàn toàn phụ thuộc vào chất lợng của kịch bản. Do đó, việc gia công s phạm đảm bảo tính chính xác nội dung trong kịch bản là yêu cầu quan trọng hàng đầu trong qui trình thiết kế và xây dựng phần mềm dạy học.

3. Nguyên tắc đảm bảo tính s phạm.

Bố cục nội dung bài học trong phần mềm phải rõ ràng, phù hợp với nội dung trong SGK, sự phân chia thời gian cho mỗi đơn vị kiến thức và nội dung kiến thức phải phù hợp với trình độ nhận thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh và thuận lợi cho giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động trên lớp.

Phần mềm phải có tính mềm dẻo tức là phải có nhiều lựa chọn cho giáo viên để giáo viên tuỳ chọn cho phù hợp với từng đối tợng nhận thức. Bố cục các hình ảnh, các đoạn phim video phải hợp lý phù hợp với nội dung, để học sinh sau khi quan sát phải rút ra đợc kiến thức cần học.

Phần nội dung kiểm tra, đánh giá trong phần mềm phải đảm bảo đo đ- ợc khả năng chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng một cách khách quan, phân loại đợc học sinh.

Tính s phạm còn thể hiện ở tính logic giữa nội dung cần truyền tải với các hình ảnh, các đoạn video minh hoạ để học sinh có thể kết hợp quan sát kênh chữ với kênh hình một cách dễ dàng nhất từ đó tự chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua hoạt động trả lời các câu hỏi, bảng biểu.

Trong quá trình thiết kế cũng cần phải tính toán đến việc đa số giáo viên dạy sinh học và học sinh không am hiểu nhiều về tin học, nên phần mềm thiết kế sao cho các thao tác sử dụng vừa đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm thời gian học tập và đúng với nghĩa PMDH là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy và học. Ngoài ra tính s phạm của phần mềm còn thể hiện ở tính thẩm mĩ, và hiệu quả dạy - học.

4. Nguyên tắc đảm bảo t ơng tác tối đa giữa ng ời và máy để pháthuy tính tích cực của học sinh: huy tính tích cực của học sinh:

Quá trình dạy - học không dừng lại ở việc ngời học học đựơc bao nhiêu kiến thức; mà quan trọng hơn là ngời học phát huy đợc tính tích cực chủ động của mình đồng thời hình thành đợc phơng pháp tự chiếm lĩnh kiến thức, bồi d- ỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu suốt đời.

Để phát huy đợc tính tích cực của HS, nhằm thực hiện tốt nguyên tắc này, khi gia công s phạm ngời xây dựng phần mềm phải chuyển hoá nội dung cung cấp thông tin từ SGK thành nội dung học tập của học sinh dới dạng các câu hỏi để thông qua các câu hỏi đó học sinh tự tìm tòi hoàn thiện thêm nội dung kiến thức đó. Muốn vậy, hệ thống các hỏi phải đảm bảo đợc các yêu cầu sau:

4.1. Đối với các câu hỏi trong phần học bài mới:

Mỗi câu hỏi phải định hớng và tổ chức đợc các hoạt động tự lực cho học sinh. Các câu hỏi phải đợc sắp xếp có hệ thống và từ dễ đến khó để có thể phân loại đợc học sinh và khi học sinh lần lợt trả lời sẽ chiếm lĩnh đợc kiến thức mới có hệ thống theo mục tiêu bài học.

4.2. Đối với câu hỏi trong khâu củng cố.

Các câu hỏi loại này nhằm củng cố khắc sâu kiến thức vừa lĩnh hội đựơc vì vậy phải đảm bảo tính vừa sức, tính hệ thống và khắc sâu kiến thức trọng tâm. Đối với phần sinh học tế bào thì các câu hỏi củng cố tốt nhất là dạng chú thích, nhận định đúng sai, giải thích ngắn gọn và câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (MCQ).

4.3. Đối với câu hỏi trong khâu kiểm tra đánh giá:

Các câu hỏi đặt ra trong khâu này không những để củng cố, nâng cao kiến thức, mà còn có tác dụng đánh giá khách quan toàn diện chất lợng lĩnh hội kiến thức, mức độ vận dụng sáng tạo tri thức thu đợc của HS vào thực tiễn, kỹ năng, thái độ của học sinh theo mục tiêu dạy - học đã đề ra. Vì vậy các câu hỏi phải có tác dụng phân loại đợc trình độ học sinh; cung cấp đầy đủ thông tin ngợc để điều chỉnh toàn bộ quá trình dạy - học. Dạng câu hỏi tốt nhất cho khâu này là dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (MCQ), câu hỏi tự luận, hoặc dạng câu hỏi so sánh điền vào bảng biểu. Làm nh vậy nội dung trả lời các câu hỏi không lặp lại phần học nội dung bài mới, nhng vẫn cho phép kiểm đợc kiến thức đã học mà vẫn tích cực hóa đợc t duy của học sinh đồng thời rèn luyện đợc trí thông minh nhanh, nhạy trong xử lý thông tin.

Bên cạnh hệ thống các câu hỏi phát huy tính tích cực của học sinh khi thiết kế phần mềm cần phải đảm bảo nguyên tắc: phát huy đợc sự tham gia của tất cả các giác quan vào quá trình hoạt động học tập ở học sinh để hoàn thành các câu trả lời. Nh vậy, khi sử dụng phần mềm dạy học vào hỗ trợ cho dạy và học, đối tợng học vừa phải quan sát, vừa phải t duy tìm tòi, so sánh, phân tích các đối tợng học tập có nh vậy mới có thể tự chiếm lĩnh tri thức mới.

5. Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan, thẩm mỹ.

Nguyên tắc này xuất phát từ cơ sở lý luận: “Từ trực quan sinh động đến t duy trừu tợng là con đờng biện chứng của nhận thức”. Qúa trình dạy - học cũng không nằm ngoài lý luận của con đờng nhận thức đó. ở đây PMDH là một loại PTTQ đặc biệt và nó phải đảm bảo đợc các yêu cầu sau:

5.1. Cụ thể hóa đợc những kiến thức lý thuyết cơ bản, phức tạp để học sinh tiếp thu một cách đầy đủ và sâu sắc.

5.2. Gây đợc sự chú ý, hứng thú, kích thích đợc sự tìm tòi sáng tạo, theo dõi khám phá, phát hiện những tri thức mới.

Phát huy tính tích cực của học sinh, làm nảy sinh nhu cầu nhận thức; phát triển năng lực t duy và năng lực hành động;

5.3. Giáo dục lòng ham mê nghiên cứu môn học, có thói quen liên hệ giữa lý thuyết và thực tế.

5.4. Các hình ảnh phải sáng sủa, rõ nét, màu sắc hài hoà, các đoạn phim phải quan sát đợc dễ dàng.

6. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, linh hoạt, hữu dụng.

Theo lý luận dạy học, thì việc sử dụng các phơng tiện và thiết bị dạy học cần đảm bảo tính hiệu quả, hữu dụng. Sử dụng PTDH phù hợp sẽ giúp rèn luyện đợc khả năng t duy, năng lực tự nhận thức của học sinh đồng thời giúp cho giáo viên có cơ hội thuận lợi để tổ chức các hoạt động nhận thức và tự chiếm lĩnh của học sinh. Để đảm bảo nguyên tắc này khi thiết kế cần chú ý đến sao cho chi phí thiết kế, dung lợng phần mềm là nhỏ nhất, phù hợp với các phơng tiện dạy học sẵn có trong nhà trờng.

Tóm lại, tất cả các nguyên tắc đã trình bày ở trên là một tổ hợp các nguyên tắc có quan hệ chặt chẽ với nhau, có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận dạy học vì vậy trong quá trình thiết kế và xây dựng PMDH chúng ta không đợc xem nhẹ bất kỳ một nguyên tắc nào trong số các nguyên tắc kể trên. Đó chính là nguyên tắc chỉ đạo xuyên suốt quá trình xây dựng và sử dụng PMDH nói chung và phần mềm PMDH Sinh học 10 nói riêng.

Một phần của tài liệu Xây dựng phần mềm tế bào học hỗ trợ cho dạy và học phần cấu tạo tế bào (Chương trình sách giáo khoa Sinh học 10 trung học phổ thông thí điểm phân ban Ban khoa học tự nhiên). (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w