Các công tác khác

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc (Trang 96 - 101)

b) Về công tác xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm

3.2.4.5. Các công tác khác

a, Bộ máy quản lý thuế

Bộ máy quản lý thuế đã có nhiều cải tiến cho phù hợp với các luật thuế mới, tuy nhiên trong quá trình thực hiện cơ quan thuế và cán bộ thuế vẫn còn nhiều lúng túng, quy trình quản lý thuế chưa dự kiến hết những tình huống thực tế xảy ra nên việc áp dụng gặp nhiều trở ngại cho cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế làm ảnh hưởng đến việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách thuế.

Mặt khác, cơ quan thuế chưa thay đổi phong cách quản lý, còn quản lý theo kiểu cấp trên đối với doanh nghiệp, mang tính mệnh lệnh hành chính, không cùng nhau giải quyết mà còn đùn đẩy những khó khăn cho doanh nghiệp gánh vác, vô cảm trước sự khó khăn trong kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, năng lực của viên chức thuế chưa đồng đều, còn một bộ phận thiếu năng lực để đảm đương công việc được giao. Việc thi tuyển còn mang tính hình thức chưa đánh giá thực sự năng lực của người được tuyển dụng. Chế độ đãi ngộ và đề bạt chưa khuyến khích cán bộ nâng cao năng lực, chỉ dừng lại ở mức độ hiểu các quy định, văn bản, chế độ để thu thuế. Chưa có quy chế bắt buộc tự học để nâng cao trình độ nhận thức, tiếp cận những phương pháp quản lý hiện đại.

Viên chức thuế chưa thực sự đối xử công bằng và tôn trọng đối tượng nộp thuế, do chức năng kiểm ra, giám sát các doanh nghiệp về thuế dễ dàng gây ra tâm lý áp đặt đối với đối tượng nộp thuế.

b, Công tác tuyên truyền

Những năm gần đây, Cục thuế Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp nâng cao cả về hình thức lẫn nội dung của công tác tuyên truyền như thành lập phòng tuyên truyền hộĐTNT để giải đáp vướng mắc, cung cấp các tờ rơi, tư vấn về thuế cho đối tượng nộp thuế, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phổ cập chính sách, pháp luật về thuế. Một mặt, do bản thân chính sách thuế quá phức tạp, có quá nhiều văn bản sửa đổi, bổ sung trong thời gian ngắn nên làm hạn chế khả năng tuyên truyền hướng dẫn của từng viên chức thuế cũng như việc chấp hành chính sách thuế. Mặt khác, việc tuyên truyền chưa được thường xuyên liên tục mà chỉ mang tính chất thời vụ, phương pháp tuyên truyền chưa được phong phú đa dạng để nâng cao trình độ hiểu

biết về thuế của mọi tầng lớp dân cư.Chưa thay đội nhận thức công tác tuyên truyền là phục vụ doanh nghiệp trong quá trình nộp thuế

c, Công tác ứng dụng tin học trong quản lý thu thuế

Hệ thống tin học đã được phát triển, các chương trình ứng dụng đã đáp ứng được yêu cầu quản lý, tuy nhiên vấn đề cung cấp, phân tích và tổng hợp thông tin vẫn chưa đáp ứng kịp thời, một số chức năng vẫn chưa thực hiện như: nhập bảng kê khai hoá đơn của các doanh nghiệp để phục vụ cho công tác kiểm tra, đối chiếu. Chưa thực hiện được kết nối mạng thông tin giữa các ngành chức năng như Kho bạc, Tài chính, Thống kê và các ngành có liên quan để phục vụ thông tin về số nộp ngân sách, số đối tượng nộp thuế. Đặc biệt chưa tạo thói quen sử dụng công nghệ thông tin để quản lý đối tượng mà vẫn duy trì theo phương thúc quản lý cổ điển đó là quản lý theo phương thức chuyên quản, hầu hết cán bộ thuế không chịu học tập để làm chủ công nghệ, ứng dụng công nghệ trong công nghệ quản lý hiện đại . Chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu làm cơ sở lưu dữ và phân tích số liệu phục vụ công tác quản lý.Đây là một trong những công việc quan trọng, nhiều nước đã xây dựng các trung tâm dữ liệu.

d, Công tác thanh tra và kiểm tra

Triển khai thi hành Nghị định số 61/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 của chính phủ về công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp. Bộ Tài chính - Tổng cục thuế đã ban hành các quy định hết sức nghiêm ngặt đối với hoạt động thanh tra thuế tại doanh nghiệp. Theo đó, cơ chế thanh tra, kiểm tra liên tục được cải cách trên cơ sở thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của chính phủ trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung kiểm tra việc hoàn thuế giá trị gia tăng nhất là các đơn vị có số hoàn thuế lớn. Việc quyết toán chủ yếu được kiểm tra thực hiện thông qua hồ sơ

tài liệu do đơn vị gởi đến cơ quan thuế, chỉ kiểm tra đối với các hành vi vi phạm như kê khai không trung thực, trốn lậu thuế hoặc còn nợ đọng với số thuế lớn. Về thời hạn kiểm tra theo quy định mỗi đơn vị không quá 5 ngày (thanh tra không quá 30 ngày) làm việc thực tế, nhưng trên thực tế hoạt động thanh tra chủ yếu dựa vào số liệu báo cáo của đơn vị để đối chiếu giữa hoá đơn, chứng từ với sổ sách kế toán và xác minh những trường hợp thật cần thiết nên thời gian thanh tra tại các doanh nghiệp được rút ngắn hơn nhiều so với thời gian cho phép. Phải bảo đảm hàng năm mỗi doanh nghiệp không phải thanh tra quá một lần.

Trong năm 2000, ngành thuế đã kiểm tra, thanh tra 1.752 ĐTNT, tổng số thuế truy thu và phạt trên 3,7 tỷ đồng; nhận và giải quyết gần 500 đơn thư tố cáo, kiếu nại. Các đối tượng nộp thuế vi phạm dưới nhiều hình thức nhưng chủ yếu liên quan đến hoá đơn, chứng từ: ghi giá trên hoá đơn mua vào, bán ra không đúng thực tế, không kê khai doanh thu đầy đủ hoặc kê khai sai căn cứ tính thuế, bán hàng không xuất hoá đơn để trốn thuế và không thực hiện đúng chế độ sổ sách kế toán,... Ngoài ra đối với các đơn vị xây dựng cơ bản trong và ngoài tỉnh còn cố tình chậm kê khai nộp thuế, việc kiểm tra xác minh rất tốn kém và mất thời gian.

Hầu hết các hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với từng khu vực kinh tế, từng sắc thuế đều được quy định bằng quy trình nghiệp vụ cụ thể và triển khai đồng bộ. Qua thời gian triển khai các quy trình nghiệp vụ thanh tra thuế đã có tác dụng hướng dẫn, uốn nắn, hướng cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế theo các luật thuế mới. Thông qua đó cơ quan thuế đã nhắc nhở, xử phạt hành chính và xử lý kiên quyết đối với các trường hợp cố tình quy phạm. Cũng qua công tác thanh tra thuế, cán bộ thuế có điều kiện đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp, kịp thời phát hiện

những điểm chưa phù hợp về chính sách chế độ, giúp công tác chỉ đạo sát thực tế. Tuy nhiên do lực lượng thanh tra còn mỏng, chưa được đào tạo bài bảng chưa quen sử dụng các phương pháp hiện đại để phân tích só liệu, phân tích rủi ro quản lý để có thể lập kế hoạch thanh tra sát đúng thực tế, công tác phối hợp chưa đồng bộ giữa cục thuế, các chi cục, tổ đội và các ngành có liên quan do đó chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn hành vi khai man trốn thuế, chưa đi sâu kiểm tra quy trình quản lý thuế để đảm bảo sự công bằng về thuế.

Tóm lại, công tác thuế là công tác kinh tế - chính trị tổng hợp, do đó nócó tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân. Để đảm bảo yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý thu thuế, nhà nước cần phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chính sách thuế phù hợp với thực tiễn nền kinh tế, dân trí, xã hội; đặc biệt chú trọng đến việc hoàn thiện tổ chức bộ máy toàn ngành thuế, cải tiến quy trình quản lý, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ tin học, nâng cao hiệu lực của các luật thuế, quyền hạn của cơ quan thuế để đưa công tác thuế tiến lên tầm cao mới, phục vụ tốt hơn lợi ích chung của quốc gia.

CHƯƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA

THIÊN HUẾ

4.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc (Trang 96 - 101)