b) Về công tác xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm
4.2.1.2. Quản lý tốt căn cứ tính thuế trên cơ sở hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật và công
kỹ thuật và công tác kế toán lưu giữ sổ sách hoá đơn, chứng từ
Trong giai đoạn hiện nay, khi cơ chế tự tính - tự khai - tự nộp ngày càng được các nước áp dụng và đã đạt được nhiều thành tựu thì việc quản lý đối tượng tính thuế hết sức quan trọng, đòi hỏi cơ quan thuế phải phối kết hợp với các ban ngành để xây dựng hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật mới có thể cơ sở để đối chiếu so sánh với các hoạt động kinh doanh của các ĐTNT. Mặt khác phải căn cứ sổ sách hoá đơn chưng từ của ĐTNT để xác đinh doanh thu tính thuế trong đó hoá đơn chứng từ là căn cứ pháp lý hết sức quan trọng để doanh nghiệp hạch toán kế toán, xác định đúng đắn về doanh thu, chi phí, lãi lỗ, tình hình biến động về vốn, tài sản của doanh nghiệp. Cơ sở pháp lý để công khai tài chính, thực hiện việc phân phối, ăn chia đối với các doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hoặc các hoạt động liên doanh, liên kết... Đối với nhà nước là cơ sở pháp lý để doanh nghiệp khai báo chính xác tình hình hoạt động kinh doanh, huy động vốn, kê khai nộp các khoản thuế theo luật định; là cơ sở để được xác định khấu trừ thuế, hoàn thuế.
Để quản lý được doanh thu và thuế thì trước mắt phải đẩy mạnh triển khai chế độ kế toán đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ kinh doanh lớn bảo đảm 100% doanh nghiệp đều thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ kê khai nộp thuế theo quy định; đồng thời đưa công tác quản lý thu thuế vào nề nếp theo kết quả phản ánh trên sổ sách kế toán. Để đạt được mục tiêu trên, các Chi cục thuế cần kết hợp kiểm tra việc kê khai nộp thuế với kiểm tra thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ, phát hiện
và xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ, những doanh nghiệp khai khống giá trị mua bán hàng hoá không lập hoá đơn hoặc lập nhưng ghi giá thấp hơn giá thực tế thanh toán nhằm trốn lậu thuế, đồng thời, khẩn trương kiểm tra báo cáo quyết toán thuế của các doanh nghiệp nộp ngay số thuế phát sinh vào ngân sách.
Mọi đơn vị kinh doanh có qui mô lớn và vừa phải bắt buộc thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ để có căn cứ xác định đúng đắn doanh thu, thu nhập tính thuế. Trong hoá đơn có ghi mã số của đơn vị bán hàng, đơn vị mua hàng, và hoá đơn phải được lưu trữ đúng chế độ, thuận tiện cho việc kiểm tra, xác minh tài liệu, số liệu khi có vấn đề nghi vấn.
Đối với hộ khoán phải tiến hành kiểm tra, xác định lại doanh thu, mức thuế để ổn định cho phù hợp với mức độ tăng trưởng kinh tế và phát triển sản xuất kinh doanh
Phát triển hệ thống quản lý ấn chỉ thuế trên mạng máy tính toàn ngành, phục vụ cho công tác kiểm tra chéo, phát hiện và xử lý các trường hợp sử dụng hoá đơn giả hoá đơn bất hợp pháp nhằm phục vụ tốt công tác kiểm tra sau hoàn thuế, tránh thất thoát NSNN.
Ngành thuế nên mạnh dạn khuyến khích các doanh nghiệp tự in hoá đơn và đăng ký với cơ quan thuế, việc quản lý, kiểm tra được dễ dàng hơn vì phạm vi kiểm tra, đối chiếu sẽ hẹp hơn so với phương pháp quản lý bằng cách do Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế cấp phát. Riêng đối với các doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp trực tiếp thì không nên sử dụng hoá đơn do Tổng Cục thuế phát hành dễ dẫn đến thực trạng mua bán, cho nhượng, làm giả như hiện nay, mà chủ yếu nên quản lý theo phương pháp bắt buộc doanh nghiệp tự in và đăng ký cơ quan thuế để quản lý.
Ngành thuế cần phối hợp với các ngành chức năng như Công an, Quản lý thị trường... phải tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát xử phạt
nghiêm minh các trường hợp vi phạm, sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn, đồng thời nhà nước cần có chính sách mạnh mẽ khuyến khích, khen thưởng những tổ chức, cá nhân có công tố giác, phát hiện mua bán không xuất hoá đơn chứng từ (tiền trích thưởng từ tiền phạt); “xã hội hoá” việc kiểm tra, kiểm soát thì khả năng thực thi mới có thể thực hiện được.