Thuận lợi về mặt pháp luật

Một phần của tài liệu Thực tế áp dụng hoạt động Marketing giác quan (Sensory marketing) trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống trên thế giới và phương hướng áp dụng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 71 - 72)

DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI VIỆT NAM

3.1.1.4.Thuận lợi về mặt pháp luật

Cũng như các lĩnh vực khác, trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, các chủ thể muốn tạo dựng được một thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng thì họ cần phải tạo ra được những nét đặc trưng riêng cho sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp. Các yếu tố: kiến trúc, ánh sáng, mùi hương, màu sắc,…đều có thể tạo nên thương hiệu cho các địa điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống. Nhưng các yếu tố này cũng rất dễ bị bắt chước bởi các đối thủ. Vì vậy, vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ là hết sức cần thiết với ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Tuy là nước đang phát triển nhưng vấn đề luật sở hữu trí tuệ đã được Việt Nam quan tâm từ rất sớm. Cụ thể là: năm 1949, Việt Nam trở thành thành viên của Công

ước Pari (1883) về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Thỏa ước Marid (1891) về đăng kí nhãn hiệu quốc tế; năm 1994, Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). Kể từ khi gia nhập WTO vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ càng được thắt chặt tại Việt Nam. Có thể kể tới một số văn bản pháp luật có liên quan sở hữu trí tuệ tại Việt Nam như: phần 6 của bộ luật dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1995; Nghị định 63/CP ngày 24/10/96 qui định chi tiết về quyền sở hữu trí tuệ; nghị định 12/CP ngày 6/3/1999 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; thông tư 305/TT-SHCN ngày 31/12/96 của bộ khoa học công nghệ và môi trường hướng dẫn thi hành về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp;….Tuy nhiên, một trong những văn bản luật quan trọng nhất đó là Luật sở hữu trí tuệ. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất hướng dẫn cho doanh nghiệp trong công tác xây dựng và bảo vệ thương hiệu.

Trong Marketing giác quan, đặc biệt là đối với ngành dịch vụ ăn uống, yếu tố sáng tạo, và độc đáo đóng vai trò rất quan trọng trong xây dựng thương hiệu. Vì vậy, việc tạo cơ sở pháp lý bền vững về sở hữu trí tuệ sẽ giúp cho các chủ thể kinh doanh dịch vụ ăn uống bảo vệ được tài sản thương hiệu riêng của mình, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh của các đối thủ.

Một phần của tài liệu Thực tế áp dụng hoạt động Marketing giác quan (Sensory marketing) trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống trên thế giới và phương hướng áp dụng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 71 - 72)