Các công cụ tác động lên thính giác

Một phần của tài liệu Thực tế áp dụng hoạt động Marketing giác quan (Sensory marketing) trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống trên thế giới và phương hướng áp dụng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 30 - 32)

Tùy thuộc vào từng chủng loại hàng hóa, dịch vụ và từng bối cảnh, hoạt động marketing sẽ được triển khai thông qua nhiều chủng loại âm thanh khác nhau.

- Điệp khúc quảng cáo (jingle)

Điệp khúc quảng cáo là lời bài hát mới lạ, độc đáo dành cho một quảng cáo cụ thể. Điệp khúc quảng cáo thường khó quên vì nó là chuỗi âm thanh ngắn, được lặp lại nhiều lần có xu hướng dễ dàng được ghi nhớ lại.

Nghiên cứu về các phương tiện trợ giúp trí nhớ chỉ ra rằng: điệp khúc quảng cáo sẽ là hữu ích nhất trong trường hợp có ít các tín hiệu thông tin bằng lời nói. Ở những nơi có các tín hiệu thông tin khác hoạt động thì điệp khúc quảng cáo mang lại ít lợi ích hơn. Khi đưa ra một quảng cáo riêng lẻ có kết hợp cùng điệp khúc quảng cáo sẽ tạo ra được sự ghi nhớ về tên của sản phẩm hơn là các quảng cáo không có điệp khúc quảng cáo.

- Giọng nói, tiếng nói

Giọng nói, tiếng nói là một biện pháp hữu hiệu để truyền đạt các biểu cảm của con người. Khi người tiêu dùng có ít kiến thức về thông điệp mà một doanh nghiệp truyền đạt thì giọng nói có thể cung cấp thông tin cho người tiêu dùng và qua đó có thể nhấn mạnh, làm nổi bật thông điệp muốn truyền đạt. Trên thực tế; tiếng nói, giọng nói giữ một vai trò quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm về âm thanh, ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận của con người. Ví dụ như khi truyền đạt thông tin đến khách hàng. Nếu truyền đạt các thông tin tiêu cực bằng giọng vui vẻ và các thông tin tích cực bằng giọng buồn thì các thông tin và giọng nói đó sẽ tạo cho người tiếp nhận cảm giác không đáng tin cậy.

Trong quá trình đi tìm một tiếng nói tốt nhất mà sẽ phù hợp với một công ty nào đó, hãng cung cấp dịch vụ viễn thông Orange đã nghiên cứu và đưa ra 14 thuộc tính để xác định những âm thanh của một tiếng nói, giọng nói (Xem phụ lục 3).

-Âm nhạc

Lợi thế của âm nhạc là nó có thể kết hợp tất cả các loại âm thanh vào một giai điệu đáng nhớ. Đặc biệt là trong truyền đạt một bản sắc thương hiệu, âm nhạc đã được chứng minh là có hiệu quả vì nó có thể ảnh hưởng lớn đến cảm xúc. Âm nhạc tạo ra cho người nghe cảm giác được nhiều người chia sẻ. Âm nhạc cũng truyền tải những cảm xúc bên trong chúng ta mà không cần chúng ta phải định rõ chúng.

Âm nhạc của một phạm vi bối cảnh hay chính là nhạc nền thường được xây dựng theo sự đa dạng của nhịp điệu, cường độ và âm lượng. Nhạc nền có thể hướng tới các nhóm khách hàng riêng theo các tiêu chí khác nhau như độ tuổi, giới tính. Theo cách đó, nhạc nền tạo ra một môi trường thu hút các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau. Vì vậy mà việc lựa chọn nhạc nền nào là vô cùng quan trọng.

Âm nhạc có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hành vi của người tiêu dùng. Ví như, trong các cửa hàng, nhạc nền tác động trực tiếp đến khách hàng tại thời điểm mua hàng đó. Nó ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ của hành vi mua sắm và số tiền bỏ ra ngoài dự tính ban đầu. Nó có thể khiến cho người tiêu dùng cảm thấy thoải mái và có thể khiến cho họ quyết định lưu lại lâu hơn trong một cửa hàng hay chi tiêu nhiều hơn so với dự tính ban đầu.

-Môi trường âm thanh (ambience)

Môi trường âm thanh bao gồm một loạt các âm thanh khác nhau như âm thanh của tiếng máy móc, thời tiết, động vật, hay những tạp âm của một trung tâm mua sắm…. Môi trường âm thanh có thể được sử dụng để nhấn mạnh những đặc tính của một thương hiệu. Ví dụ như âm thanh của tiếng nước có thể làm nổi bật lên sắc tươi mát của một thương hiệu.

Hiệu ứng âm thanh (sound effects) là những âm thanh phụ kèm thêm vào, chẳng hạn như tiếng bước chân, sóng đại dương, hoặc tiếng rít của phanh ô tô… mà được nghe thấy trong đài phát thanh hoặc các chương trình truyền hình hoặc một quảng cáo để thể hiện rõ hơn tâm trạng hay bầu không khí. Các hiệu ứng âm thanh được tạo ra bằng cách ghi lại một âm thanh có thực mà đã được thể hiện trước đó ở bất kỳ nơi đâu mà âm thanh đó thực sự xảy ra, hoặc nó được tạo ra bằng cách tái tạo ra các âm thanh trong điều kiện tương tự mà âm thanh thực sự xảy ra, hoặc bằng cách sự dụng các thiết bị hay các công cụ đặc biệt để mô phỏng các âm thanh(như vò giấy bóng kính để mô phỏng âm thanh của lửa cháy).

Hiệu ứng âm thanh giúp xây dựng một hình ảnh tưởng tượng cho khách hàng. Sự phối hợp giữa các hiệu ứng âm thanh với các cách tác động để nhấn mạnh những đặc tính của thương hiệu sẽ khiến người tiêu dùng ấn tượng ngay từ những giây đầu

1.4.3.4. Marketing vị giác

Một phần của tài liệu Thực tế áp dụng hoạt động Marketing giác quan (Sensory marketing) trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống trên thế giới và phương hướng áp dụng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 30 - 32)