Các quyết định về sản phẩm thu hút sự chú ý của công chúng. Các nhà tiếp thị nên cẩn thận xem xét các vấn đề chính sách công và qui định liên quan đến việc tiếp nhận hay bỏ đi một sản phẩm, bảo vệ bằng phát minh, chất lượng và an toàn sản phẩm, cũng như bảo hành sản phẩm.
Về các sản phẩm mới, chính phủ có thể ngăn các công ty bổ sung sản phẩm thông qua thôn tính hay tiếp quản một công ty khác nếu ảnh hưởng của việc này có thểđe doạ hay làm giảm cạnh tranh. Các công ty ngưng sản xuất một sản phẩm phải ý thức rằng họ có những nghĩa vụ pháp lý bằng văn bản hay ngầm hiểu đối với các nhà cung ứng, đại lý, và khách hàng có góp vốn trong sản phẩm bị ngưng sản xuất. Các công ty cũng phải tuân theo luật phát minh Hoa Kỳ khi phát triển sản phẩm mới. Công ty không thể sản xuất một cách bất hợp pháp sản phẩm tương tự như sản phẩm được bảo vệ bằng phát minh của một công ty khác.
Các nhà sản xuất phải tuân thủ các bộ luật cụ thể liên quan đến chất lượng và an toàn sản phẩm. Luật Thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm liên bang bảo vệ người tiêu dùng trước các loại thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm giả mạo và không an toàn. Các bộ luật khác nhau qui định việc giám định tình trạng vệ sinh trong các ngành chế biến thịt gia súc và gia cầm. Luật An toàn sản phẩm đã được thông qua đểđiều tiết các công trình xây dựng, hoá chất, ô tô, đồ chơi, dược phẩm và chất độc. Luật An toàn sản phẩm tiêu dùng năm 1972 đã thành lập Uỷ ban An toàn sản phẩm tiêu dùng, là cơ quan có thẩm quyền cấm đoán hay tịch thu các sản phẩm có tiềm năng gây hại và trừng phạt nghiêm khắc các trường hợp vi phạm luật pháp.
Nếu người tiêu dùng bị thiệt hại bởi một sản phẩm được thiết kế một cách khiếm khuyết, họ có thể kiện nhà sản xuất hay đại lý bán hàng. Các vụ kiện trách nhiệm sản phẩm hiện đang diễn ra ở các toà án liên bang và tiểu bang với mức gần 110.000 vụ kiện một năm, với giá trị bồi thẩm trung vị là 1,8 triệu USD và các từng giá trị bồi thẩm riêng lẻ thường lên đến hàng chục hay thậm chí hàng trăm triệu USD. Ví dụ, một bồi thẩm đoàn gần đây đã quyết định hãng ô tô Ford phải trả gần 369 triệu USD cho một phụ nữ bị tê liệt trong một tai nạn ngã lăn liên quan đến một chiếc ô tô Ford Explorer.
Hiện tượng này dẫn đến sự gia tăng ồạt mức phí bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm, gây ra những vấn đề lớn trong một số ngành. Một số công ty chuyển mức phí cao hơn này sang người tiêu dùng thông qua tăng giá. Những công ty khác buộc phải ngưng cung ứng tuyến sản phẩm rủi ro cao. Một số công ty hiện đang chỉđịnh “người quản lý sản phẩm”
Kotler & Amstrong 48 Biên dịch: Kim Chi với nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng trước sự thiệt hại và bảo vệ công ty trước trách nhiệm thông qua chủđộng truy tìm những vấn đề tiềm ẩn của sản phẩm.
Nhiều nhà sản xuất đưa ra các giấy bảo hành sản phẩm bằng văn bản để thuyết phục người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm của họ. Để bảo vệ người tiêu dùng, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hành Magnuson Moss năm 1975. Luật qui định rằng việc bảo hành đầy đủ phải đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu nhất định, bao gồm sửa chữa “trong thời gian hợp lý và không tính phí” hoặc thay thế hoặc hoàn trả đủ tiền nếu sản phẩm không sử dụng được “sau một số nỗ lực hợp lý” để sửa chữa. Bằng không, công ty phải tuyên bố rõ ràng rằng họ chỉ phục vụ bảo hành có giới hạn. Luật đã làm cho một số công ty chuyển từ bảo hành đầy đủ sang bảo hành có giới hạn và một số công ty khác bỏ luôn các giấy bảo hành.