Phân loại đô thị

Một phần của tài liệu Giáo trình định giá đất (Trang 98 - 102)

IV Huyện Đông Anh

b)Phân loại đô thị

Khoản 1, Ðiều 3 Nghị định 72/2001/NÐ-CP ngày 05/10/2001 có quy định: đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và xếp loại đô thị. Ðô thị được phân thành 6 loại, gồm: đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV, đô thị loại V theo quy định hiện hành của Nhà nước. Ðối với thị xã, thị trấn chưa được xếp loại đô thị thì xếp vào đô thị loại V.

Mục đích của việc phân loại đô thị

Mục đích của việc phân loại đô thị và xác định cấp quản lý đô thị được quy định ở Ðiều 2 Nghị định 72/2001/NÐ-CP ngày 05/10/2001. Việc phân loại đô thị và xác định cấp quản lý đô thị nhằm xác lập cơ sở cho việc:

1. Tổ chức, sắp xếp và phát triển hệ thống đô thị trong cả nước; 2. Phân cấp quản lý đô thị;

3. Lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị;

4. Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, các chính sách và cơ chế quản lý phát triển đô thị.

Các yếu tố cơ bản phân loại đô thị

Khoản 2, Ðiều 3 Nghị định 72/2001/NÐ-CP ngày 05/10/2001 có quy định các yếu tố cơ bản phân loại đô thị là:

1. Chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định;

2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động tối thiểu là 65%;

3. Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của nhân dân tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy định đối với từng loại đô thị;

4. Quy mô dân số ít nhất là 4.000 người;

5. Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị.

Các loại đô thị

Ðô thị được phân thành 6 loại, gồm: đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV và đô thị loại V (Chương II Nghị định 72/2001/NÐ-CP ngày 05/10/2001)

Ðô thị loại đặc biệt

Ðô thị loại đặc biệt phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây :

1. Thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học-kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của cả nước;

2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên; 3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng về cơ bản đồng bộ và hoàn chỉnh; 4. Quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên;

5. Mật độ dân số bình quân từ 1000 người/km2 trở lên.

Ðô thị loại I

Ðô thị loại I phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

1. Ðô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước;

2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85% trở lên; 3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; 4. Quy mô dân số từ 50 vạn người trở lên;

Ðô thị loại II

Ðô thị loại II phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

1. Ðô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước;

2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 80% trở lên;

3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh; 4. Quy mô dân số từ 25 vạn người trở lên;

5. Mật độ dân số bình quân từ 10.000 người/km2 trở lên.

Ðô thị loại III (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ðô thị loại III phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

1. Ðô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh;

2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 75% trở lên; 3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; 4. Quy mô dân số từ 10 vạn người trở lên;

5. Mật độ dân số bình quân từ 8.000 người/km2 trở lên.

Ðô thị loại IV

Ðô thị loại IV phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

1. Ðô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh;

2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 70% trở lên;

3. Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; 4. Quy mô dân số từ 5 vạn người trở lên;

5. Mật độ dân số bình quân từ 6.000 người/km2 trở lên.

Ðô thị loại V

Ðô thị loại V phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

1. Ðô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một huyện hoặc một cụm xã;

2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 65% trở lên;

3. Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng nhưng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh; 4. Quy mô dân số từ 4.000 người trở lên;

5. Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên.

Lưu ý:Tiêu chuẩn phân loại đô thị áp dụng cho các trường hợp đặc biệt (đối với một số đô thị loại III, loại IV và loại V) (Ðiều 14, 72-2002/NĐ-CP).

1. Ðối với các đô thị ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa và hải đảo? thì các tiêu chuẩn quy định cho từng loại đô thị có thể thấp hơn, nhưng phải đảm bảo mức tối thiểu bằng 70% mức tiêu chuẩn quy định tại các Ðiều 8, 9, 10, 11, 12, 13 của Nghị định 72-2002/NĐ-CP.

2. Ðối với các đô thị có chức năng nghỉ mát, du lịch, điều dưỡng, các đô thị nghiên cứu khoa học, đào tạo thì tiêu chuẩn quy mô dân số thường trú có thể thấp hơn, nhưng phải đạt 70% so với mức quy định; riêng tiêu chuẩn mật độ dân số bình quân của các đô thị nghỉ mát du lịch và điều dưỡng cho phép thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 50% so với mức quy định tại các Ðiều 8, 9, 10, 11, 12, 13 của Nghị định 72-2002/NĐ-CP.

16. Tiêu chuẩn đánh giá phân loại đô thị

1 Theo yếu tố chức năng 25

1 Theo chỉ tiêu vị trí và phạm vi ảnh hưởng của đô thị 2 Theo chỉ tiêu kinh tế-xã hội

10 15

2 Theo yếu tố tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động 20

3 Theo yếu tố cơ sở hạ tầng 30

1 Nhà ở 5

2 Công trình công cộng 4

3 Giao thông 5

4 Cấp nước 4

5 Thoát nước 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Cấp điện và chiếu sáng đô thị 3

7 Thông tin và bưu điện 2

8 Vệ sinh môi trường đô thị 3

4 Theo yếu tố quy mô dân số đô thị 15

5 Theo yếu tố mật độ dân số 10

Tổng 100

17. Ðánh giá tổng hợp các tiêu chuẩn phân loại đô thị

TT Các yếu tố đánh giá Thang điểm Tổng số điểm

1 Chức năng 25 17-25

2 Tỷ lệ lao động

phi nông nghiệp 20 15-20

3 Cơ sở hạ tầng 3.1. Nhà ở 3.2. Công trình công cộng 3.3. Giao thông 3.4. Cấp nước 3.5. Cấp điện, chiếu sáng 3.6. Thoát nước

3.7. Thông tin liên lạc 3.8. VSMT đô thị

30 21-30

4 Quy mô dân số 15 10-15

5 Mật độ dân số 10 7-10

Tổng cộng 70-100

(Thông tư liên tịch số 02/2002-TTLT-BXD-TCCP)

Phương pháp đánh giá, xếp loại đô thị

Phương pháp đối chiếu, so sánh

Trên cơ cở hiện trạng các chỉ tiêu thuộc các yếu tố cơ bản đô thị, đối chiếu so sánh chúng với các chỉ tiêu tối thiểu quy định cho mỗi loại đô thị nêu tại các Điều 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Nghị định số 72/2001/NĐ-CP, tiến hành đánh giá xếp loại cho đô thị theo nguyên tắc các yếu tố cấu thành đô thị xét xếp loại phải đảm bảo mức tối thiểu theo quy định.

Khi đánh giá nếu có một số chỉ tiêu cấu thành yếu tố phân loại đô thị thấp hơn 70% so với quy định, thì phải xem xét thêm triển vọng phát triển của đô thị đó trong nội dung quy hoạch xây dựng đợt đầu (giai đoạn 5 năm trước mắt) cùng với các biện pháp có tính khả thi cao, có khả năng khắc phục được những tồn tại, yếu kém của đô thị về các mặt đó để quyết định xếp loại.

Phương pháp tính điểm

- Việc đánh giá, xếp loại đô thị có thể được thực hiện theo phương pháp tính điểm. Tuỳ theo mức độ và tầm quan trọng khác nhau, các tiêu chuẩn phân loại đô thị được xác định một tỷ trọng tương ứng với số điểm để đánh giá, xếp loại đô thị;

+ Tiêu chuẩn 1: Chức năng đô thị chiếm tỷ trọng là 25% gồm 2 nhóm chỉ tiêu là vị trí (cấp quản lý hành chính, tính chất, phạm vi ảnh hưởng) và các chỉ tiêu kinh tế xã hội tương đương 25 điểm.

+ Tiêu chuẩn 2: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng là 20%, tương đương 20 điểm; + Tiêu chuẩn 3: Cơ cở hạ tầng xã hội và kỹ thuật chiếm tỷ trọng 30% tương đương 30 điểm. + Tiêu chuẩn 4: Quy mô dân số đô thị chiếm tỷ trọng 15%, tương đương 15 điểm.

+ Tiêu chuẩn 5: Mật độ dân cư chiếm tỷ trọng 10%, tương đương 10 điểm.

- Các yếu tố, chỉ tiêu chi tiết thuộc các nhóm tiêu chuẩn trên cũng được quy về các thang điểm. Như vậy, tổng cộng số điểm cao nhất là 100 điểm. Trường hợp đô thị chỉ đạt được các chỉ tiêu tối thiểu so với quy định, thì tổng số điểm là 70. Như vậy, khi đánh giá xếp loại một đô thị, nếu như đô thị đó có các yếu tố đạt được từ 70 điểm trở lên thì có thể được xét công nhận là loại đô thị dự kiến.

- Để thuận tiện cho việc đánh giá xếp loại đô thị, các cơ quan lập, thẩm định đề án có thể sử dụng phương pháp đánh giá riêng biệt theo từng yếu tố trên cơ cở các bảng 5.21... 5.35 trước khi đánh giá tổng hợp các yếu tố phân loại đô thị.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo trình định giá đất (Trang 98 - 102)