Kế toán quản trịđề cập đến vấn đề quản lý chất lượng thông qua công cụ tài chính đó là chi phí chất lượng.
Chi phí chất lượng: được xem như là những chi phí phát sinh do việc không áp dụng hệ quản lý chất lượng toàn diện (TQC – total quality control). Chi phí chất lượng được phân thành 4 nhóm sau:
1. Chi phí phòng ngừa 2. Chi phí cho sựđánh giá
3. Chi phí cho những sự cố trong sản xuất
4. Chi phí cho những sự cố sau khi tiêu thụ sản phẩm
- Chi phí phòng ngừa là chi phí của các hoạt động được thiết kếđặc biệt để ngăn ngừa sản phẩm chất lượng kém bao gồm: triển khai thiết kế và phát triển sản phẩm, xem xét tiến trình chất lượng thiết kế, kiểm tra các chỉ tiêu thiết kế, thử nghiệm tại chỗ, đánh giá nhà cung cấp, lập kế hoạch chất lượng nhà cung cấp, huấn luyện về
chất lượng cho công nhân, cải tiến chất lượng.
- Chi phí cho sự đánh giá là các chi phí liên quan đến đo lường, đánh giá và kiểm tra sản phẩm để bảo đảm sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn và chất lượng yêu cầu. Liên quan đến chi phí này bao gồm các loại chi phí sau: chi phí đánh giá việc mua hàng, kiểm tra việc nhận hàng và kiểm hàng, chi phí đánh giá sản xuất, kiểm
định chất lượng sản phẩm, đánh giá tại nơi sản xuất, đánh giá bên ngoài.
- Chi phí cho những sự cố trong sản xuất là chi phí phát sinh trước khi sản phẩm
được chuyển đi bao gồm: chi phí do thay đổi thiết kế, chi phí mua hàng hư hỏng, chi phí thay thế nguyên vật liệu đã mua, thất thoát nguyên vật liêu không kiểm soát
được, chi phí hư hỏng trong sản xuất, tiến hành khắc phục và kiểm tra nguyên liệu, phân tích sai lầm và sửa sai, chi phí kiểm tra và kiểm tra lại. Trong tất cả các khoản
chi phí trên thì khoản thất thoát nguyên vật liệu không kiểm soát được là lớn nhất và xuất phát từ nhược điểm của hệ thống kế toán hiện tại của công ty là áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳđể quản lý hàng tồn kho.
- Chi phí cho những sự cố sau khi tiêu thụ sản phẩm là chi phí phát sinh sau khi sản phẩm được chuyển đi bao gồm: điều tra sự phàn nàn của khách hàng, hàng hóa bị trả lại, thay thế hàng hóa khác, chi phí cho việc thu hồi, phạt, mất uy tính với khách hàng.
Trong bốn nhóm chi phí nêu trên, chi phí phòng ngừa đóng vai trò quan trọng nhất. Vì nếu công ty tập trung đầu tư vào chi phí phòng ngừa sẽ giảm được sản phẩm hỏng, khi đó ba nhóm chi phí còn lại trong chi phí chất lượng sẽ giảm theo. Thêm vào đó, khi công ty giảm được hàng hư, đặc biệt là giảm được hàng hư sau khi tiêu thụ, sẽ giúp công ty nâng cao uy tín, giảm chi phí cơ hội (do không thâm nhập được thị trường, bị đối thủ cạnh tranh giành đơn đặt hàng, mất uy tín với khách hàng…).
Ngoài ra, kế toán quản trị còn tiếp cận vấn đề chất lượng thông qua các công cụ phi tài chính như: đánh giá chất lượng nhà cung cấp, đánh giá chất lượng trong dây chuyền sản xuất, đánh giá chất lượng dựa vào khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này, luận văn đã nêu ra được sự cần thiết của kế toán quản trị
trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nhất là trong môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh toàn cầu như hiện nay.
Luận văn cũng đi sâu nghiên cứu những nội dung cơ bản của kế toán quản trị
bao gồm: việc phân loại chi phí, kế toán giá thành sản phẩm, phân tích mối quan hệ
chi phí – khối lượng – lợi nhuận, lập dự toán ngân sách, kế toán đánh giá trách nhiệm quản lý, định giá sản phẩm và thông tin thích hợp cho việc ra các quyết định.
Đặc biệt, luận văn đã nêu ra được cách tiếp cận hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma
ở góc độ kế toán quản trị và mối quan hệ giữa hai hệ thống này.
Tất cả những vấn đề nghiên cứu nêu trên là cơ sở lý luận để luận văn xác lập nội dung, đưa ra các giải pháp cụ thể, cho việc xây dựng hệ thống kế toán quản trị
Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TẠI CÔNG TY SAMYANG VIỆT NAM