Phân loại chi phí tại công ty

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam.pdf (Trang 59 - 61)

Chi phí là một trong những thông tin quan trọng trong quá trình tổ chức điều hành hoạt sản xuất kinh doanh trong công ty của các nhà quản trị. Chi phí phát sinh rất đa dạng và phức tạp, vì thế muốn kiểm soát tốt chi phí, cần phải phân loại chi phí theo nhiều cách khác nhau để đáp ứng đáp yêu cầu cung cấp thông tin cho các nhà quản trị tại công ty.

Hiện tại ở công ty việc theo dõi chi phí do bộ phận vật tư thực hiện. Vào cuối tháng bộ phận vật tư chuyển toàn bộ các chứng từ lên phòng kế toán, phòng kế toán chỉ tập hợp chi phí, còn việc quản lý các chi phí này phát sinh như thế nào, biến

động ra sao? Nguyên nhân gây ra các biến động đó thì phòng kế toán chưa phân tích và chỉ ra cho các nhà quản trị. Ở đây phòng kế toán chỉ phân loại chi phí theo chức năng hoạt động tức là phân thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.

ƒ Chi phí sản xuất bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Trong chi phí sản xuất chung kế toán hạch toán bao bồm cả chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và

được thể hiện trên tài khoản chi tiết 62773 “cước vận chuyển”. Đối tượng chịu chi phí này là các loại nguyên vật liệu mua vào nhập kho trong kỳ, nên khoản chi phí này sẽ được tính vào giá mua các loại nguyên vật liệu. Vì thế đề nghị công ty nên chuyển khoản chi phí này từ tài khoản 62773 sang tài khoản 15200 “nguyên vật liệu tồn kho”. Hiện tại công ty hạch toán chi phí nhân viên quản lý phân xưởng vào chi phí nhân công trực tiếp, khoản mục này công ty nên đưa vào chi phí sản xuất chung ở tài khoản 62710 (chi phí nhân viên quản lý phân xưởng).

ƒ Chi phí ngoài sản xuất bao gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý công ty.

Việc phân loại chi phí như trên chỉ nhằm mục đích phục vụ cho kế toán tài chính. Nó chưa đáp ứng được vai trò cung cấp thông tin phục vụ việc ra quyết định cho các nhà quản trị nhất là các quyết định liên quan đến việc cạnh tranh các đơn

đặt hàng mới

Vì vậy khi xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam, điều trước tiên kế toán phải làm là phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí, tức là phân loại chi phí thành biến phí, định phí.

Đối với chi phí hỗn hợp phát sinh tại công ty thì phải tách thành biến phí và

định phí.

(Chi phí hỗn hợp phát sinh tại công ty được trình bày tại phụ lục 15)

Tuy nhiên, qua tình hình thực tế tại công ty, đối với chi phí sản xuất chung, chi phí hỗn hợp chiếm trong tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí khoảng 1%. Đối với chi phí bán hàng quản lý, chi phí hỗn hợp cũng chiếm tỷ trọng rất nhỏ chiếm khoảng 2%. Vì thếđể giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán quản trị, tác giảđề

nghị có thể xem tất cả các chi phí hỗn hợp trên là định phí. Sau đây là bảng phân loại chi phí phát sinh tại công ty thành biến phí và định phí

(Tham khảo phụ lục 16: phân loại chi phí phát sinh tại công ty thành biến phí và định phí)

Ngoài ra tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu ra quyết định của nhà quản trị mà chi phí còn phải được phân loại thành chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được, chi phí chênh lệch, chi phí cơ hội và chi phí chìm.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam.pdf (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)