Đặc điểm quá trình sản xuất tại công ty Samyang Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam.pdf (Trang 28)

Công ty Nike In-house Incorporation đặt hàng ở công ty mẹ là công ty Samyang Tongsang, sau đó công ty mẹ sản xuất mẫu và gởi cùng đơn đặt hàng cho công ty Samyang Việt Nam, để sản xuất và giao hàng đi các nước trên thế giới theo sự chỉ định ban đầu của công ty Nike In-house Incorporation.

Hoạt động của công ty là sản xuất ra giày thể thao mang nhãn hiệu Nike và xuất khẩu đến các nước trên thế giới. Hầu hết các nguyên vật liệu dùng cho sản xuất

đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Sau khi nguyên liệu nhập khẩu về sẽđược nhập kho, xử lý để chuẩn bị cho quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm 3 công đoạn lớn là tạo đế giày, tạo mũ giày và công đoạn ráp. Công đoạn tạo đế

giày bao gồm các bộ phận: tạo đế ngoài (outsole), đế giữa (midsole), đế lót (innersole) và bộ phận dán. Bộ phận dán sẽ dán đế ngoài và đế giữa lại với nhau. Công đoạn tạo mũ giày bao gồm các bộ phận: cắt, may. Sau khi đế giày và mũ giày

được kiểm tra đạt yêu cầu sẽ được chuyển sang công đoạn ráp để tạo thành giày thành phẩm.

Quá trình sản xuất ra sản phẩm giày trải qua nhiều công đoạn, nhiều bộ phận sản xuất nên có nhiều cấp trung gian trong quá trình quản lí. Việc điều hành sản

xuất ở đây còn mang nặng tính “gia đình” chưa thể hiện được trình độ quản lí của một tập đoàn. Còn nhiều hoạt động mang tính chất tự phát chưa có sự thống nhất từ

cấp trên xuống cấp dưới.

Sơđồ 1: sơđồ qui trình sản xuất kinh doanh

Kho vật tư (Material) Xưởng roll (trộn cao su) Xưởng ép (Outsole press: ép đế ngoài) Đế ngoài đạt yêu cầu Xưởng ráp (Lasting) (Ráp giày thành phẩm) Xưởng PU (trộn hóa chất, đếgiữa) Đế giữa đạt yêu cầu Dán đế dán đạt yêu cầu Xưởng cắt (cuting) (vải da) Mũ giày đạt yêu cầu Xưởng may (Stitching) May thành hình dạng mũi giày

Ráp giày đạt yêu cầu Đóng gói (Packing) Kho thành ph(Good ware House) ẩm Xuất kho Xưởng dán

(Stockfitching)

2.3. Tổ chức kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam.

Bộ phận kế toán trong công ty chủ yếu thực hiện các công việc của kế toán tài chính. Các số liệu báo cáo chủ yếu phục vụ cho các đối tượng bên ngoài, thông qua các báo cáo theo yêu cầu của cơ quan nhà nước. Công ty không có tổ chức riêng bộ phận kế toán quản trị. Bộ phận kế toán tài chính hiện nay tại công ty có thực hiện một số công việc có liên quan đến kế toán quản trị. Do không được tổ

chức một cách có hệ thống, nên các báo cáo kế toán quản trị được thực hiện theo yêu cầu của nhà quản lý và không được báo cáo mang tính hệ thống, khi các nhà quản lí có nhu cầu thì các báo cáo này mới được lập.

Một đặc điểm mà cũng chính là nhược điểm của hệ thống kế toán tại công ty Samyang là sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để theo dõi hàng tồn kho. Do hạn chế của phương pháp này là không theo dõi nguyên vật liệu xuất kho dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Vì thế công tác tính giá thành ở công ty còn nhiều hạn chế như: không tính được giá thành thực tế theo từng loại sản phẩm, thất thoát

nguyên vật liệu không kiểm soát được… dẫn đến giá thành không chính xác. Điều này làm ảnh hưởng đến việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. Mặc khác, kế toán không cung cấp được thông tin kịp thời cho các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định.

2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán

Tổ chức bộ máy kế toán: bộ máy kế toán ở công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung.

Nhiệm vụ của bộ máy kế toán:

ƒ Thực hiện công tác kế toán theo đúng quy định của nhà nước.

ƒ Lập các báo cáo kế toán theo quy định và kiểm tra tính chính xác của các báo cáo do các phòng ban khác lập.

Cơ cấu bộ máy kế toán: bao gồm 1 kế toán trưởng và 7 nhân viên kế toán.

ƒ Kế toán tổng hợp: 1 người

ƒ Kế toán doanh thu, công nợ: 1 người

ƒ Kế toán giá thành: 1 người

ƒ Kế toán vật tư: 2 người

ƒ Kế toán tiền: 1 người

ƒ Kế toán tài sản cốđịnh: 1 người

Sơđồ 2: sơđồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán tổng Kế toán doanh thu, công nợ Kế toán giá thành Kế toán vật tư Kế toán tiền Kế toán tài sản cốđịnh

Các nhân viên trong phòng kế toán hỗ trợ lẫn nhau trong công việc. Hàng ngày khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán sẽ lên phiếu chi và nhập dữ liệu vào máy tính. Cuối quí, kế toán lập các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ theo qui định của Bộ Tài Chính.

Ngoài ra, kế toán tổng hợp, kế toán vật tư, kế toán tài sản cố định còn lập một số báo cáo có liên quan đến kế toán quản trị bao gồm báo cáo hàng tồn kho theo từng loại, báo cáo giá thành theo từng loại, báo cáo chi phí theo yếu tố chi phí.

2.3.2. Tổ chức hệ thống chứng từ

Ngoài các chứng từ qui định theo quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995, công ty còn sử dụng các chứng từ luân chuyển trong nội bộ như: phiếu yêu cầu vật tư, phiếu luân chuyển sản phẩm giữa các phân xưởng, phiếu theo dõi hàng hư, phiếu kiểm tra sản phẩm tồn cuối chuyền, phiếu điều tra nguyên nhân gây ra hàng hư. Các chứng từ này chủ yếu phục vụ cho kế toán quản trị trong việc theo dõi, quản lý sản xuất tại các phân xưởng.

2.3.3. Tổ chức hệ thống tài khoản

Chủ yếu sử dụng tài khoản theo qui định của Bộ Tài Chính và có chi tiết theo các khoản mục. Hệ thống tài khoản hiện tại ở công ty chủ yếu phục vụ cho kế toán tài chính, công ty không tổ chức tài khoản phục vụ cho kế toán quản trị.

(Xin tham khảo phụ lục 02: hệ thống tài khoản đang được sử dụng tại công ty) 2.3.4. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán

Do công ty chưa quan tâm nhiều đến công tác kế toán quản trị, nên các sổ

sách kế toán tại công ty chủ yếu phục vụ cho kế toán tài chính. Công ty sử dụng hình thức sổ kế toán theo hình thức: “nhật ký chung” bao gồm sổ nhật ký chung, sổ

cái tổng hợp và sổ cái chi tiết theo dõi về tài sản, doanh thu và công nợ, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Công ty không sử dụng các loại nhật ký thu, chi, mua, bán.

Công ty có mở sổ chi tiết chi phí theo dõi từng khoản mục phát sinh để phục vụ cho công tác kế toán quản trị. Ví dụ minh họa về mẫu sổ cái chi tiết chi phí tại công ty. (tham khảo phụ lục 03 bảng 01)

(xin tham khảo phụ lục 03 bảng 02: danh mục các sổ cái chi tiết đang được sử dụng tại công ty)

2.3.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

Báo cáo kế toán là sản phẩm đầu ra của qui trình kế toán. Ngoài hệ thống báo cáo tài chính theo qui định của nhà nước bao gồm:

Bảng cân đối kế toán (B01N) Báo cáo kết quả kinh doanh (B02N) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03N) Thuyết minh báo cáo tài chính (B09N)

Kế toán công ty còn sử dụng các báo cáo phục vụ việc quản trị nội bộ như:

- Báo cáo về giá thành theo từng loại sản phẩm của những sản phẩm tồn kho cuối kỳ. Báo cáo này được lập hàng quí. Mục đích của báo cáo này là nhằm xác

định chi phí nguyên vật liệu nằm trong sản phẩm tồn kho cuối kỳ để từđó xác định giá trị nguyên vật liệu nằm trong giá vốn hàng bán. (vì công ty chỉ tính giá thành theo từng loại sản phẩm tồn kho cho khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà thôi).

(xem phụ lục 04: báo cáo giá thành theo từng loại sản phẩm)

- Báo cáo hàng hư: báo cáo này được lập hàng tháng theo từng bộ phận. Mục

đích của báo cáo này nhằm giúp các nhà quản lý biết được số lượng, chi phí hàng hưở bộ phận do mình quản lý.

(xem phụ lục 05: báo cáo hàng hư)

- Báo cáo luân chuyển sản phẩm giữa các bộ phận: báo cáo này được các phân xưởng lập hàng ngày nhằm xác nhận số lượng sản phẩm chuyển giao giữa các bộ phận trong công ty.

(Xem phụ lục 06: mẫu báo cáo luân chuyển sản phẩm giữa các bộ phận))

- Báo cáo theo dõi tình hình sản xuất: báo cáo này được lập hàng ngày nhằm

đánh giá tình hình sản xuất thực tế so với kế hoạch.

(Xem phụ lục 07: mẫu báo cáo theo dõi tình hình sản xuất theo từng phân xưởng)

- Báo cáo chi phí theo từng loại chi phí: báo cáo này được kế toán quản trị

lập theo từng quí nhằm tổng hợp các chi phí phát sinh trong quí theo từng yếu tốđể

cung cấp thông tin về chi phí theo từng loại cho các nhà quản trị.

(Xem phụ lục 08: mẫu báo cáo chi phí theo từng loại chi phí) 2.3.6. Thực hiện nội dung kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam 2.3.6.1. Phân loại chi phí

- Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: công ty chia toàn bộ chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.

ƒ Chi phí sản xuất bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

ƒ Chi phí ngoài sản xuất bao gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Phân loại chi phí theo lĩnh vực hoạt động: toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của công ty được chia thành 2 loại

ƒ Chi phí của hoạt động chính

Bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh trong công ty trừ các chi phí thuộc về chi phí bất thường.

ƒ Chi phí bất thường

Chi phí bất thường ở công ty chủ yếu bao gồm: chi phí về thanh lý tài sản cốđịnh, các chi phí liên quan đến việc bồi thường đơn đặt hàng và chi phí xử lý hàng bán bị trả lại.

- Phân loại chi phí theo yếu tố: theo cách phân loại này toàn bộ chi phí trong công ty được chia thành 5 loại

ƒ Chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị các loại nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ.

ƒ Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ các khoản phải trả cho công nhân viên Việt Nam, các chuyên viên Hàn Quốc và các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn.

ƒ Chi phí khấu hao tài sản cốđịnh: bao gồm chi phí khấu hao của tất cả các tài sản cốđịnh dùng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

ƒ Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các khoản chi phí vềđiện, nước, điện thoại, vệ sinh, xử lý chất thải và các dịch vụ khác phát sinh trong kỳ báo cáo.

ƒ Chi phí khác bằng tiền: bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh chưa

được phản ánh trong các chỉ tiêu trên như: chi phí tiếp khách, chi phí cầu phà, hội nghị, thuế môn bài,…

- Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ hạch toán lợi tức: toàn bộ

chi phí trong công ty được chia thành 2 loại:

ƒ Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với giá trị thành phẩm được sản xuất ra bao gồm chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Khi công ty đem các thành phẩm này tiêu thụ

thì các chi phí gắn liền với các thành phẩm này mới được xem là chi phí trong kỳ.

ƒ Chi phí thời kỳ: là những chi phí khi phát sinh sẽđược tính trừ hết vào lợi nhuận trong kỳ của công ty đó là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Việc phân loại phí tại công ty chủ yếu phục vụ cho công tác kế toán tài chính. Trong quá trình tập hợp chi phí, công ty có phân loại chi phí theo công dụng của chúng và chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí để phục vụ cho công tác quản lý. Một số cách phân loại chi phí phục vụ cho kế toán quản trị chưa được thực hiện tại công ty như: phân loại chi phí thành chi phí chênh lệch, chi phí cơ hội, chi phí chìm; phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí.

2.3.6.2. Kế toán giá thành sản phẩm và xác định giá vốn hàng bán a. Kế toán giá thành sản phẩm a. Kế toán giá thành sản phẩm

Công việc tính giá thành ở công ty còn nhiều hạn chế, một phần là do ảnh hưởng của phương pháp kiểm kê định kỳ trong việc theo dõi hàng tồn kho, một phần là do các nhà quản lý chưa thực sự quan tâm đến tầm quan trọng của công tác tính giá thành tại công ty. Cụ thể công ty chỉ tính giá thành theo từng loại sản phẩm cho các sản phẩm tồn kho cuối kỳ mà thôi, còn các sản phẩm sản xuất và xuất bán trong kỳ mà không có tồn kho cuối kỳ thì công ty không tính giá thành theo từng loại sản phẩm.

Đối tượng tập hợp chi phí: do các hạn chế nêu trên, nên công ty không xác

định đối tượng tập chi phí theo từng phân xưởng hay từng loại sản phẩm, mà chi phí

được tập hợp chung cho tất cả các phân xưởng sản xuất.

Đối tượng tính giá thành là: công ty tính tổng giá thành cho toàn bộ sản phẩm sản xuất. Khi tính giá thành cho từng loại giày thành phẩm, công ty chỉ tính cho những sản phẩm tồn kho cuối kỳ.

Kỳ tính giá thành là: từđầu năm đến cuối quí báo cáo.

Đánh giá sản phẩm dở dang: theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương

đương theo phương pháp trung bình.

™ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Để tính giá thành sản phẩm, kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo 3 khoản mục đó là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

- Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Một đặc điểm theo dõi nguyên vật liệu ở công ty là không theo dõi số lượng nhập kho riêng biệt theo từng quí mà việc theo dõi nguyên vật liệu ởđây được cộng

dồn từđầu năm đến thời điểm báo cáo. Ví dụ trong quí 1 năm 2004, loại nguyên vật liệu VIGOR MESH nhập kho là 3.500 kg, trong quí 2 nhập kho 4.000 kg thì trên báo cáo nhập xuất tồn nguyên vật liệu ở cột nhập của quí 1 loại vật liệu trên là 3.500kg, quí 2 là 7.500 kg (=3.500 kg + 4.000kg). Vì thế nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ cũng được tính tích luỹ từ đầu năm đến thời điểm báo cáo. Đối với thành phẩm nhập kho, công ty cũng theo dõi tương tự như trên.

Do công ty chọn phương pháp kiểm kê định kỳđể theo dõi hàng tồn kho nên kế toán vật tư chỉ theo dõi nguyên vật liệu nhập kho trong quí (cả hiện vật và giá trị). Còn lượng nguyên liệu xuất dùng cho sản xuất được xác định sau khi kiểm kê cuối quí.

Số lượng nguyên liệu xuất kho từ đầu năm đến cuối

quí báo cáo

= Số lượng nguyên vật liệu tồn kho đầu năm Số lượng nguyên vật liệu tồn kho cuối quí (theo kiểm kê) - Số lượng nguyên vật liệu nhập kho từđầu năm đến cuối quí báo cáo +

Giá trị nguyên vật liệu nhập kho trong quí được xác định theo chi phí thực tế.

Đơn giá nguyên vật liệu tồn kho cuối quí được xác định theo giá bình quân gia quyền. Sau khi xác định số lượng nguyên vật liệu tồn kho theo kiểm kê, kế toán sẽ

xác định giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối quí bằng cách lấy số lượng nhân với

đơn giá bình quân gia quyền. Sau khi xác định được giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối quí, kế toán vật tư sẽ tính ra giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trong quí theo công thức sau:

Giá trị nguyên liệu xuất kho từ đầu năm đến cuối

quí báo cáo = Giá trị nguyên vật liệu tồn kho đầu năm Giá trị nguyên vật liệu tồn kho

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam.pdf (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)