Hệ thống kiểm soát

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam.pdf (Trang 45)

Hệ thống kiểm soát chi phí tại công ty chủ yếu là kiểm soát chi phí chất lượng sản phẩm. Hoạt động kiểm soát chi phí hàng hư tại công ty được thực hiện thông qua bộ phận quản lý chất lượng sản phẩm QC (quality control). Còn về các loại kiểm soát khác như: kiểm soát trách nhiệm của các nhà quản lý các bộ phận hay kiểm soát hoạt động của các bộ phận còn rất lỏng lẻo. Cụ thể không có một báo cáo nào phản ánh trách nhiệm của các nhà quản lý, bộ phận vật tư vừa đặt hàng vừa mua hàng, bộ phận kế toán không thực hiện được chức năng quản lý tài sản do kế

toán áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để theo dõi hàng tồn kho, không kiểm tra đối chiếu được số lượng vật tư hàng hóa trên sổ sách và thực tế… Điều này tạo ra nhiều sơ hở trong công tác quản lý.

Công ty chỉ chú trọng đến công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, mục tiêu của công ty là đào tạo mỗi công nhân tự kiểm tra chính bản thân mình. Một hệ

thống tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm ở công ty được thiết lập một cách tỉ

mỉ và chi tiết. Mục tiêu của công ty hướng đến là đạt được 6 sigma tức 3 sản phẩm hỏng trên một triệu sản phẩm. Để đạt được mục tiêu, công ty đã tổ chức đào tạo, huấn luyện để trang bị kiến thức về hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma cho các nhân viên quản lý và công nhân chủ chốt ở Việt Nam (công ty đã kết hợp với trường Đại Học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh -khoa quản lý công nghiệp mở

- Triển khai hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma tại công ty.

Các nhà quản lý Hàn Quốc cũng như nhân viên quản lý Việt Nam và công nhân Việt Nam được nghiên cứu và học tập các triết lý của hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma sẽ truyền đạt lại cho tất cả các công nhân của công ty và giữa các công nhân sẽ học hỏi và trao đổi với nhau (bend marking).

Ngay từ khi tham gia lớp học các công nhân và nhân viên được yêu cầu phải tham gia tích cực trong việc giải quyết các vấn đề tồn đọng trong quá trình sản xuất và tìm ra nguyên nhân khắc phục các vấn đề đó.

Công ty treo giải thưởng cho những học viên có các sáng kiến cải tiến hay mang lại lợi ích cho công ty.

Sau khi phát động thực hiện hệ thống quản lý 6 sigma cho toàn công ty, các công nhân tích cực tham gia đóng góp ý kiến của mình. Chính vì được tham gia đề

xuất và đóng góp ý kiến, công nhân rất tích cực để hoàn thành ý kiến do chính họđề

ra nên sản phẩm hỏng giảm rõ rệt. Trước đây khi hàng hư, các công nhân tìm cách giấu và luôn bị các nhà quản lý la mắng thì giờ đây khi sản phẩm hư họđược cùng nhà quản lý tìm ra nguyên nhân đưa ra biện pháp khắc phục. Có những cải tiến của công nhân tưởng chừng rất nhỏ nhưng hiệu quả mang lại rất lớn mà ngay cả các nhà quản lý cũng không nhìn thấy được.

Phương châm của công ty là cải tiến không ngừng, hết cải tiến này đến cải tiến khác, mỗi công nhân tự kiểm tra chính mình.

Hệ thống QC (quality control) giúp các công nhân hiểu họ phải làm gì, bắt

đầu từđâu và kiểm tra chất lượng sản phẩm ra sao. Vì thế số lượng công nhân ở bộ

phân QC, ở công ty giảm đi rõ rệt. Ngoài ra khi công nhân tự kiểm tra chính họ, khi sản phẩm hỏng ở công đoạn nào sẽđược xử lý ngay ở công đoạn đó và được xử lý kịp thời ngay khi phát hiện, ngăn chặn không cho sản phẩm đi tiếp trên dây chuyền sản xuất. Còn bộ phận QC, chủ yếu chỉ kiểm hàng giao cho bên ngoài gia công.

Khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma, bộ phận cải tiến trong công ty đã thu thập các số liệu về hàng hư, kém phẩm chất, chi phí sửa chữa hàng kém phẩm chất. Và phân tích báo cáo, đưa ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục cho nhà quản lý. Đây là cơ sở rất thuận lợi giúp cho việc xây dựng bộ phận kế toán quản trịở công ty tốt hơn.

Việc đánh giá các công ty gia công cho công ty Samyang cũng rất nghiêm ngặt. Thông thường việc đánh giá này theo các qui định của Nike bao gồm việc

đời sống và thu nhập của công nhân viên từ công ty, các qui định về an toàn lao

động,…

Tóm lại, bộ phận kế toán quản trị giữ một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chi phí và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Bộ phận kế toán quản trị sẽ tính ra giá trị sản phẩm tại nhà máy, theo dõi chi phí phí sửa chữa hàng hư, thiệt hại do bị cắt

đơn đặt hàng, thiệt hại do giao hàng trễ, sự phàn nàn của khách hàng… từ đó cung cấp thông tin giúp các nhà quản lý giám sát, đôn đốc hoạt động sản xuất tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng hàng hoá sản xuất ra.

2.4. Đánh giá hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam.

2.4.1. Những thuận lợi

- Về việc lập kế hoạch và kiểm tra kế hoạch: tuy hệ thống dự toán ngân sách ở công ty không được lập một cách đầy đủ, nhưng công ty có lập kế

hoạch sản xuất theo từng tháng, và có kiểm tra tình hình sản xuất thực tế

so với kế hoạch.

- Về việc phân loại theo dõi chi phí: mặc dù công ty không phân loại chi phí theo yêu cầu của kế toán quản trị, nhưng ở công ty có theo dõi tiết chi phí theo từng khoản mục để phục cho các nhà quản lý trong việc kiểm soát chi phí.

- Về hệ thống tính giá thành: như đã trình bày ở trên, việc tính giá thành thực tế tại công ty còn nhiều hạn chế, nhưng công ty có được các định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm do Nike cung cấp. Từ các định mức tiêu hao nguyên vật liệu này, công ty dễ dàng xây dựng giá thành định mức cho từng loại sản phẩm.

- Về hệ thống báo cáo: công ty có thực hiện các báo cáo về giá thành theo từng loại sản phẩm, báo cáo chi phí theo từng khoản mục chi phí.

- Bên cạnh các thông tin từ kế toán quản trị, các nhà quản lý còn dựa vào một nguồn thông tin khác để ra quyết định đó là các thông tin từ bộ phận cải tiến (Renovation Department). Nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận này là triển khai và thúc đẩy quá trình thực hiện hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma tại công ty. Những thông tin từ bộ phận này rất cần thiết cho kế

toán quản trị, tạo điều kiện giúp cho việc đánh giá tình hình thực hiện hệ

2.4.2. Những vấn đề tồn tại liên quan đến việc tổ chức kế toán quản trị tại công ty.

- Các nhà quản trị chưa quan tâm đến kế toán quản trị tại công ty. Các thông tin họ yêu cầu từ kế toán quản trị không nhiều và đơn giản nên bộ

phận kế toán quản trị tại công ty chưa được xây dựng. Các nhà quản lý tại công ty chưa ý thức được tầm quan trọng của thông tin kế toán quản trị

phục vụ cho việc ra các quyết định kinh tế. Vì thế các nội dung kế toán quản trị nhìn chung chưa được thực hiện tại công ty.

- Về hệ thống kiểm soát nội bộ chưa tốt, kế toán chưa thực hiện được chức năng giám đốc và quản lý tài sản tại công ty.

- Do hạn chế của các nhân viên kế toán về kiến thức kế toán quản trị. Ngoài kế toán trưởng và kế toán tổng hợp là tốt nghiệp Đại Học, các nhân viên còn lại chỉ tốt nghiệp trung cấp.

- Về chứng từ: các chứng từ đang được sử dụng tại công ty chủ yếu phục vụ cho công tác kế toán tài chính. Thiếu các chứng từ phản ánh biến động tình hình sản xuất, biến động chi phí thực tế so với dự toán…

- Về tài khoản: không tổ chức tài khoản phục vụ cho kế toán quản trị. Nhiều khoản mục chi phí không được mở tài khoản chi tiết để theo dõi, ví dụ như khoản mục chi phí bán hàng.

- Về sổ sách: ở công ty chỉ mở sổ cho kế toán tài chính. Công ty không mở

sổ phục vụ công tác kế toán quản trị.

- Về báo cáo: các báo cáo đang sử dụng tại công ty chủ yếu phục vụ cho kế

toán tài chính, chỉ có một số lượng nhỏ báo cáo phục vụ cho kế toán quản trị. Không có các báo cáo phản ánh chênh lệch chi phí, báo cáo phân tích tình hình thực hiện doanh thu, chi phí so với kế hoạch, thiếu báo cáo kiểm soát.

- Về hệ thống dự toán: chỉ có dự toán sản xuất và dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

- Về tổ chức bộ máy kế toán: chưa phân chia phạm vi và trách nhiệm rõ ràng giữa các nhân viên kế toán tài chính và nhân viên kế toán quản trị. Chỉ có kế toán giá thành và kế toán tổng hợp thực hiện các công việc liên quan đến kế toán quản trị. Thiếu bộ phận dự toán, phân tích và ra quyết

định.

- Một hạn chế rất lớn đó là công ty áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ nên việc theo dõi các loại hàng

tồn kho không được chặt chẽ, không quản lý được thất thoát, chênh lệch trong quá trình sản xuất. Khó khăn trong việc giúp các nhà quản trị ngăn chặn các gian lận từ các nhân viên quản lý kho và nhân viên sản xuất. Thông tin cung cấp cho các nhà quản lý không kịp thời, độ tin cậy chưa cao.

- Ngoài ra do bị ảnh bởi công ty mẹ nên các nhà quản lý tại công ty bị giới hạn trong nhiều quyết định ví dụ như quyết định trong việc đặt mua nguyên vật liệu: thay vì nguyên vật liệu sẽ được đặt mua và giao hàng theo từng tháng thì công ty mẹ lại bán hàng theo từng quí và giao hàng một lần làm cho lượng tồn kho nguyên vật liệu tại công ty rất lớn vào đầu các quí.

Tóm lại: việc thực hiện kế toán quản trị tại công ty chưa thực sự đáp ứng

được yêu cầu phục vụ cho các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này, luận văn đã nêu lên thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và của kế toán quản trị nói riêng. Luận văn cũng đã trình bày cụ thể các nội dung mà kế toán quản trị thực hiện, nêu lên những thuận lợi và những tồn tại trong việc tổ chức và vận hành của bộ phận này. Từ đó luận văn

đánh giá vai trò của bộ phận kế toán quản trị trong công tác quản lý hiện tại ở công ty.

Từ những hạn chế của bộ phận kế toán quản trị, nên thông tin cung cấp cho các nhà quản trị có thể chưa đầy đủ, không kịp thời và độ tin cậy chưa cao, dẫn đến các quyết định đưa ra có thể mắc phải sai lầm. Những hạn chế của bộ phận kế toán quản trị hiện tại, sẽđược luận văn khắc phục trong chương 3.

Chương 3: XÂY DNG H THNG K TOÁN QUN TR

TI CÔNG TY SAMYANG VIT NAM

3.1. Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam. Việt Nam.

Trong điều kiện kinh doanh ngày càng khó khăn như hiện nay của các công ty sản xuất giày thể thao cho Nike trong đó có Samyang đó là: giá cả của nguyên vật liệu, nhiên liệu, nhân công… ngày càng tăng trong khi giá bán ra của sản phẩm giày luôn bị sức ép phải giảm giá từ công ty Nike In-house Incorporation. Giá giảm một phần là do sức ép giảm giá từ người tiêu dùng, một phần là do sự cạnh tranh gay gắt của các loại giày khác như giày Adidas, Reebok... buộc công ty Nike In- house Incorporation phải giảm giá mua từ các công ty sản xuất giày cho Nike. Thêm vào đó ngày càng có nhiều công ty sản xuất giày cho công ty Nike In-house Incorporation làm cho cuộc cạnh trong việc giành đơn đặt hàng ngày càng gay gắt.

Do giá bán và số lượng bán của công ty đều bị giới hạn, bởi mọi quyết định liên quan đến vấn đề này đều được quyết định bởi công ty mẹ, thì việc tổ chức tốt kế toán quản trị sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp cho các nhà quản lý công ty Samyang Việt Nam thực hiện tốt việc định giá và hoạch định cơ cấu sản phẩm sản xuất, kiểm soát một cách có hiệu quả chi phí, chất lượng và trách nhiệm quản lý của đơn vị. Mặt khác, thông tin kế toán quản trị sẽ giúp cho nhà quản trị ra các quyết định đúng đắn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thực hiện tốt những vấn đề trên sẽ hướng tất cả các thành viên trong tổ chức nổ lực, phấn đấu vì mục tiêu chung của tổ chức, vì sự phát triển ổn định và bền vững của công ty.

3.2. Mục tiêu xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam. Nam.

- Xây dựng một hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam nhằm cung cấp thông tin giúp cho nhà quản lý thực hiện tốt các chức năng của mình.

- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán, bao gồm: tổ chức bộ máy kế toán, hệ

thống chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán và báo cáo kế toán tại công ty Samyang Việt Nam phục vụ cho kế toán quản trị.

- Hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí, kiểm soát chất lượng, kiểm soát trách nhiệm quản lý.

- Để tận dụng được các dữ liệu đầu vào của kế toán tài chính, đồng thời dựa trên cơ sở nguyên tắc chi phí bỏ ra phải nhỏ hơn lợi ích mang lại, khi tổ chức hệ

thống kế toán quản trị, không tách riêng bộ phận kế toán quản trị và bộ phận kế toán tài chính mà tổ chức kết hợp hai bộ phận này.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán

3.3. Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam

3.3.1 Tổ chức bộ máy kế tại công ty Samyang Việt Nam (có áp dụng kế toán quản trị)

Bộ máy kế toán của công ty sẽ được tổ chức thành 2 bộ phận: kế toán tài chính và kế toán quản trị. Tuy nhiên 2 bộ phận này không tách rời nhau mà hỗ trợ

lẫn nhau trong công tác kế toán. Sở dĩ công ty không nên tổ chức riêng một bộ phận kế toán quản trị vì qui mô kinh doanh của công ty không lớn lắm, công ty cũng không có các phân xưởng hay các kho hàng, các cửa hàng ở nơi khác. Thêm vào đó

để đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, nên bộ máy kế toán được tổ chức như trên sẽđảm bảo tính hiệu quả hơn. Khi đó công ty sẽ tuyển thêm 3 nhân viên kế toán: 1 nhân viên cho bộ phận phân tích và đưa ra các quyết định, 1 nhân viên cho bộ phận dự

toán và 1 nhân viên phụ trách bộ phận kế toán quản trị.

Sơđồ 03: sơđồ tổ chức bộ máy kế toán như sau:

Kế toán tiền (1 người) Kế toán trưởng (1 người) Trưởng bộ phận kế toán tài chính (1 nhân viên) Kế toán doanh thu, công nợ (1 người) Bộ phận kế toán chi phí (1 người) Kế toán vật tư (2 người) Kế toán tài sản cố định, công cụ dụng cụ (1 người) Trưởng bộ phận kế toán quản trị

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam.pdf (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)