Nội dung lập dự toán tại công ty

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam.pdf (Trang 66 - 73)

Việc cạnh tranh đơn đặt hàng của công ty Samyang Việt Nam với các công ty khác được thực hiện thông qua công ty mẹ. Sau khi nhận được PFC (Process Flow Chart) từ công ty Nike In-house Incorporation, công ty mẹ sản xuất giày mẫu theo thiết kế và gởi đến công ty Nike. Hàng mẫu sẽđược công ty Nike kiểm tra chất lượng theo qui trình kiểm tra riêng của Nike. Nếu hàng mẫu của công ty tốt hơn các

đối thủ khác về chất lượng và thấp hơn về giá bán, công ty sẽ nhận được đơn đặt hàng. Sau khi nhận được đơn đặt hàng, công ty mẹ sẽ gởi đơn đặt hàng kèm theo bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, PFC và giày mẫu sang cho công ty Samyang Việt Nam để sản xuất. Công việc còn lại ở công ty Samyang Việt Nam là sản xuất giày theo đúng giày mẫu và kiểm soát chi phí, hạ giá thành để đạt được lợi nhuận cao nhất.

Vào cuối năm (khoảng đầu tháng 12) công ty Nike In-house Incoporation sẽ

họp toàn bộ các công ty sản xuất hàng cho Nike để thông báo các loại hàng nào sẽ

không sản xuất nữa, các loại hàng sẽđược sản xuất và công bố ước tính nhu cầu về

lượng hàng cho năm tiếp theo để các công ty chuẩn bị kế hoạch sản xuất. Sau khi nhận được thông tin từ công ty Nike In-house Incorporation, công ty mẹ sẽ thông báo lượng hàng ước tính cần sản xuất trong năm cho công ty Samyang Việt Nam. Công ty Samyang Việt Nam sẽ nhận được đơn đặt hàng thực tế theo từng quí từ

công ty mẹ. Như vậy công ty Samyang Việt Nam nên lập dự toán ngân sách theo năm và chi tiết theo từng quí, từng tháng.

(1) Lập dự toán tiêu thụ.

Mục tiêu:

ƒ Là điểm đích để công ty phấn đấu giành các đơn đặt hàng để đạt được doanh thu đề ra.

ƒ Có cơ sởđể lập các dự toán khác

ƒ Cung cấp thông tin về doanh thu của từng loại giày làm cơ sở đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu tại công ty.

ƒ Cho nhà quản lý biết được lượng tiền dự kiến sẽ thu trong kỳ để từ đó lập dự toán tiền.

Cơ sở lập:

ƒ Tình hình tiêu thụ các năm trước. Ví dụ, khi các nhà quản lý lập dự toán năm 2005 sẽ xem xét tình hình tiêu thụ năm 2002, 2003, 2004. Căn cứ

57,695,220 USD, năm 2003 là: 64,386,674 USD, năm 2004 là: 70,036,181 USD. Tỷ lệ tăng doanh thu năm 2003 so với năm 2002 là: 11.6%, năm 2004 so với năm 2003 là: 8.8%.

ƒ Các đơn đặt hàng sẽ nhận được trong kỳ này.

ƒ Tình hình biến động kinh doanh theo mùa vụ. Nếu xem số lượng hàng sản xuất từ tháng 1 đến tháng 6 là số lượng sản xuất trung bình thì vào các tháng 7,8,9 hàng năm đơn đặt hàng còn khoảng 80% lượng hàng trung bình, vào các tháng 10,11,12 hàng năm đơn đặt hàng khoảng 130% lượng hàng trung bình.

ƒ Môi trường kinh tế xã hội, chính trị ở Việt Nam và các nước trên thế

giới. Đặc biệt là quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ

ƒ Chiến lược kinh doanh của công ty Nike In-house Incorporation.

ƒ Chiến lược kinh doanh của công ty mẹ ƒ Tình hình biến động về giá của các loại giày

Tổng hợp tất cả các cơ sở trên, ban Giám Đốc sẽđề ra mục tiêu doanh thu và khối lượng tiêu thụước tính của từng loại giày cho năm dự toán.

Phương pháp lập

Căn cứ vào số lượng tiêu thụ ước tính đã được xác định và đơn giá bán dự

kiến của từng loại giày sẽ tính ra được doanh thu dự toán cho từng loại giày. Cộng doanh thu dự toán của tất cả các loại giày sẽđược tổng doanh thu trong kỳ dự toán.

Doanh thu dự toán = khối lượng tiêu thụ dự toán x đơn giá dự kiến.

Đơn giá dự kiến:

ƒ Đối với các giày đã được sản xuất trước đây đơn giá bán hầu như không biến động. Nó được ổn định trong thời gian dài.

ƒ Đối với các loại giày mới sản xuất sẽ căn cứ vào giá mua từ công ty mẹ. Trong quá trình lập dự toán tiêu thụ, công ty cũng ước lượng luôn lượng tiền sẽ thu được trong kỳ. Thông thường khách hàng sẽ thanh toán D/A 45 ngày. vì vậy công ty chỉ nhận được khoản 50% doanh thu trong quí, còn lại sẽ thu vào quí sau.

(xem phụ lục 18 bảng 01: mẫu dự toán tiêu thụ sản phẩm)

(2) Lập dự toán sản xuất

Do công ty sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, nên công ty không lập kế hoạch tồn kho cuối kỳ cho thành phẩm vì:

ƒ Nếu có tiếp tục sản xuất các mặt hàng hiện tại nhưng sẽ thay đổi về

mẫu mã hoặc thay đổi về loại nguyên vật liệu dùng để sản xuất.

ƒ Công ty không được phép bán sản phẩm ra thị trường (kể cả Việt Nam và thế giới)

Do không lập dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ (vì công ty chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng), để tính được giá thành đơn vị dự toán, ta nên gộp dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung vào chung dự toán sản xuất. Như vậy dự toán sản xuất sẽ bao gồm 5 phần.

Phần I: xác định số lượng sản phẩm cần sản xuất trong kỳ dự toán. Mục tiêu:

ƒ Giúp các nhà quản lý biết được khối lượng sản phẩm cần sản xuất trong kỳ. Căn cứ vào dự toán sản xuất, các phân xưởng lập các kế hoạch sản xuất cụ thể cho phân xưởng mình.

ƒ Là cơ sở để lập để lập các dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự

toán chi phí nhân công trực tiếp và dự toán chi phí sản xuất chung.

ƒ Là cơ sở giúp các nhà quản lý điều hành kế hoạch sản xuất đồng bộ

trong quá trình sản xuất sản phẩm. Cơ sở lập

ƒ Căn cứ vào dự toán tiêu thụ Phương pháp lập

Nhưđã trình bày ở trên công ty không lập dự toán tồn kho thành phẩm nên khối lượng thành phẩm cần sản xuất chính là số lượng thành phẩm tiêu thụ trong kỳ. Dự toán sản xuất sẽđược lập chi tiết cho từng loại giày cần sản xuất. Dự toán này sẽ được chuyển xuống phân xưởng, ở đây các trưởng xưởng lập kế hoạch sản xuất cho từng ngày theo từng “Size” của từng loại giày.

Dự toán số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ = dự toán số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ

(xem phụ lục 18 bảng 02: mẫu dự toán số lượng sản phẩm cần sản xuất)

Phần II: dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Mục tiêu

ƒ Xác định nhu cầu nguyên vật liệu cần dùng trong kỳ.

ƒ Là cơ sở để giúp các nhà quản lý kiểm soát chi phí nguyên vật liệu của từng phân xưởng sản xuất.

ƒ Giúp các nhà quản lý chủđộng trong việc sử dụng tiền chi mua nguyên vật liệu.

ƒ Phục vụ cho việc lập các dự toán khác. Cơ sở lập

ƒ Dựa vào dự toán sản xuất

ƒ Căn cứ vào bảng định mức nguyên vật liệu dùng cho từng loại giày do công ty mẹ cung cấp để xác định số lượng nguyên vật liệu sẽ dùng theo

định mức. Số lượng theo bảng định mức này là định mức lý tưởng vì thế phải cộng thêm lượng nguyên vật liệu hao hụt trong quá trình sản xuất. Ở công ty Samyang Việt Nam các nhà quản lý cho phép mức hao hụt này là 7%.

ƒ Căn cứ vào bảng báo cáo nhập xuất tồn nguyên vật liệu để xác định giá của từng loại nguyên vật liệu. Đối với các nguyên vật liệu có giá cả

biến động so với quí trước, công ty sẽ căn cứ vào bảng báo giá mới do công ty mẹ gởi vào đầu mỗi quí.

Phương pháp lập

ƒ Dựa vào dự toán sản xuất để xác định số lượng sản phẩm cần sản xuất (A).

ƒ Tính định mức thực tế tiêu thụ nguyên vật liệu tại công ty Samyang =

định mức lý tưởng từ công ty mẹ x (1+0.07) (B).

ƒ Xác định nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất

ƒ Xác định nhu cầu nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ: chính là lượng dự trữ

an toàn, trong trường hợp nguyên vật liệu của đơn đặt hàng mới về

chưa kịp thì công ty sẽ sử dụng lượng nguyên vật liệu này để sản xuất (C).

ƒ Xác định giữa lượng nguyên vật liệu thực tế kiểm kê và nhu cầu nguyên vật liệu để sản xuất các đơn đặt hàng chưa hoàn thành. Nếu lượng tồn kho thực tế nhỏ hơn lượng nguyên vật liệu cần dùng để sản xuất các

đơn đặt hàng chưa hoàn thành sẽ đặt hàng thêm (D). Ngược lại lượng tồn kho nguyên vật liệu thực tế lớn hơn nhu cầu nguyên vật liệu để sản xuất các đơn đặt hàng chưa hoàn thành sẽ giảm bớt số lượng đặt hàng (E).

ƒ Xác định số lượng nguyên vật liệu cần mua vào theo từng loại trong kỳ: T = A x B + C + D – E

ƒ Xác định chi phí mua nguyên vật liệu trong kỳ = T x đơn giá nguyên vật liệu.

Khi lập dự toán nguyên vật liệu, phải xác định số tiền dự kiến chi ra trong kỳ để các nhà quản lý chủđộng trong hơn trong việc chi tiền. Hầu hết các nguyên liệu chính đều được nhập từ Hàn Quốc theo phương thức thanh toán D/A 45 ngày. Công ty chỉ trả khoản 50% giá trị nguyên vật liệu trong kỳ, còn 50% sẽ trả vào kỳ sau.

(xem phụ lục 18 bảng 03: mẫu dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)

Phần III: dự toán chi phí nhân công trực tiếp Mục tiêu:

ƒ Xác định lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra sản phẩm. Từđó các nhà quản lý sẽ chuẩn bị tốt nguồn nhân lực cho sản xuất.

ƒ Là cơ sởđểđánh giá năng suất lao động tại công ty.

ƒ Giúp các nhà quản lý kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp.

ƒ Phục vụ cho việc lập dự toán tiền. Căn cứ lập

ƒ Dựa vào dự toán sản xuất để xác định số lượng sản phẩm cần sản xuất

ƒ Dựa vào “biểu đồ sản xuất” (process flow chart) để xác định thời gian

định mức cho một sản phẩm.

ƒ Dựa vào các bảng tính lương và phụ cấp để xác định mức đơn giá một giờ lao động.

Phương pháp lập

Tổng nhu cầu về thời gian lao động trực tiếp = số lượng sản phẩm cần sản xuất x định mức thời gian cho một sản phẩm.

Tổng chi phí nhân công trực tiếp = tổng nhu cầu về thời gian lao động x định mức đơn giá một giờ lao động.

Tính định mức đơn giá một giờ lao động: công ty trả lương theo thời gian và một năm sẽ tăng lương một lần. Đơn giá được xác định bằng cách lấy tổng quỹ

lương chia cho tổng giờ công lao động.

(xem phụ lục 18 bảng 04: mẫu dự toán chi phí nhân công trực tiếp)

Phần IV: dự toán chi phí sản xuất chung

Đặc điểm chi phí sản xuất chung liên quan chủ yếu đến sự hoạt động của máy móc thiết bị. Hầu hết các khoản mục chi phí trong chi phí sản xuất chung là

định phí, chỉ có chi phí gia công bên ngoài là biến phí. Mục tiêu

ƒ Là cơ sở kiểm soát chi phí sản xuất chung.

ƒ Là cơ sởđể phân tích các biến động chi phí.

ƒ Phục vụ cho việc lập dự toán tiền. Căn cứ lập

ƒ Dự toán sản xuất.

ƒ Tài liệu kế toán về chi phí sản xuất chung thực tế của các kỳ trước.

ƒ Số lượng và đơn giá gia công của các bán thành phẩm đưa ra bên ngoài gia công.

Phương pháp lập

ƒ Xác định biến phí sản xuất chung cho một sản phẩm chủ yếu là chi phí của hàng đưa đi gia công.

ƒ Tổng biến phí sản xuất chung = số lượng sản phẩm đưa ra bên ngoài gia công x biến phí sản xuất chung cho một đơn vị sản phẩm.

ƒ Đối với tổng định phí sản xuất chung thường không thay đổi vì vậy có thể dựa vào chi phí phát sinh thực tế của kỳ trước làm cơ sở đểước tính cho kỳ này.

Sau khi lập xong dự toán chi phí sản xuất chung, kế toán phải trừ các loại chi phí không liên quan đến tiền như: chi phí khấu hao, các khoản trích trước… để ước tính lượng tiền phải chi trong kỳ nhằm phục vụ cho việc lập dự toán tiền.

(xem phụ lục 18 bảng 05: mẫu dự toán chi phí sản xuất chung)

Phần V: dự toán giá thành đơn vị

Sau khi các dự toán ở phần trên được lập, kế toán sẽ tập hợp số liệu để xác

định giá thành đơn vị dự toán của từng loại sản phẩm theo từng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Sau khi xác định được giá thành dự toán đơn vị, kế toán sẽ xác định giá vốn hàng bán trong kỳ theo từng loại sản phẩm.

(3) Lập dự toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Đặc điểm của công ty trong việc bán hàng là xuất hàng bằng container đi các nước trên thế giới theo sự chỉ định của Nike In-house incoporation. Và công ty thuê dịch vụ bên ngoài thực hiện công việc này. Vì vậy biến phí bán hàng chủ yếu là phí dịch vụ thuê ngoài và bao bì đóng gói. Định phí bán hàng chủ yếu là lương nhân viên của bộ phận xuất nhập khẩu.

- Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp chủ yếu là định phí, chi phí hỗn hợp chiếm tỷ trọng rất nhỏ khoảng 2% trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp (theo số

liệu kế toán năm 2004). Vì thế kế toán có thể xem toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp là định phí.

Mục tiêu

ƒ Là cơ sở kiểm soát chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

ƒ Là cơ sởđể phân tích các biến động chi phí.

ƒ Phục vụ cho việc lập dự toán tiền. Cơ sở lập

ƒ Dự toán tiêu thụ.

ƒ Tài liệu kế toán về chi phí bán hàng, quản lý. Phương pháp lập

ƒ Xác định biến phí bán hàng cho một đôi giày = chi phí vận chuyển một container chia cho số lượng giày trong một container.

ƒ Tổng biến phí bán hàng = số lượng tiêu thụ dự toán x biến phí bán hàng cho một đôi giày.

ƒ Tổng định phí bán hàng và quản lý biến động không lớn vì vậy có thể

căn cứ vào định phí bán hàng và quản lý thực tế kỳ trước kết hợp với chính sách tiết kiệm chi phí để dự toán định phí bán hàng và quản lý. Cũng giống như dự toán chi phí sản xuất chung, trong quá trình lập dự toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán cũng phải tính được lượng tiền chi ra trong kỳđể phục vụ cho việc lập dự toán tiền.

(xem phụ lục 18 bảng 06: mẫu dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp)

(4) Lập dự toán tiền

Sau khi các dự toán trên được lập, công ty sẽ xác định được dòng tiền thu và dòng tiền chi trong kỳ.

Dự toán tiền mặt gồm 6 phần chính:

Tiền tồn đầu kỳ: phản ánh số dư tiền cuối kỳ trước chuyển sang.

Phần thu: gồm tất cả các khoản thu bằng tiền trong kỳ.

Phần chi: gồm tất cả các khoản chi đã dự toán trong các dự toán trên và các khoản chi khác như: chi nộp thuế, mua sắm tài sản cố định, chia lợi nhuận cho các thành viên góp vốn…

Phần cân đối thu chi: phản ánh chênh lệch giữa dòng thu và dòng chi. Nếu bội chi công ty sẽ có kế hoạch sử dụng các nguồn tài trợ khác để đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong kỳ. Ngược lại, nếu bội thu thì có kế hoạch sử dụng các lượng tiền dư

Phần tài chính: phản ánh chi tiết việc vay và trả nợ vay trong từng kỳ kế

toán.

Tiền tồn cuối kỳ: cho biết lượng tiền sẽ có vào cuối kỳ dự toán.

(xem phụ lục 18 bảng 07: mẫu dự toán tiền)

(5) Lập bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dự toán và bảng cân đối kế toán dự toán.

Sau khi các dự toán từ (1) đến (4) được lập xong, căn cứ vào các số liệu của các dự toán trên, kế toán quản trị lập các bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dự toán và bảng cân đối kế toán dự toán. Mẫu biểu của bảng cân đối kế

toán dự toán giống như mẫu biểu mà kế toán tài chính đang sử dụng. Báo cáo kết

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam.pdf (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)