Giải pháp đối với các nhân tố về chính sách

Một phần của tài liệu Triển vọng ký kết đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ảnh hưởng đến quan hệ thương mại Việt Nam – Australia (Trang 72 - 77)

(1) Chính sách thương mại

Có thể thấy rằng, trong tương lai, khi Hiệp định TPP có hiệu lực, rào cản thuế quan sẽ gần như không còn cản trở đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

sang Australia. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi các biện pháp thuế quan giảm, các biện pháp phi thuế quan sẽ phát triển và tinh vi hơn. Mặt khác, Australia là một quốc gia có mức sống cao, đòi hỏi hàng hóa phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật rất cao. Do đó, Việt Nam cần thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cho các hàng hóa của mình để vượt qua của những hàng rào kỹ thuật đó. Để thực hiện được điều đó, Nhà nước và doanh nghiệp cần:

- Nâng cao hiệu quả ký kết các Hiệp định thương mại tự do;

- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế; tăng cường công tác thông tin, phổ biến pháp luật và chính sách thương mại của các nước;

- Tìm hiểu kỹ các yêu cầu kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu của nước đối tác, nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000, ISO 14000, SA 8000…;

- Hình thành hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật thay thế cho rào cản thuế quan, xây dựng năng lực thể chế để có thể thiết kế và thực hiện các biện pháp bảo hộ hợp pháp, tinh tế, trong phạm vi của các cam kết.

(2) Chính sách tỷ giá

Thực tế cho thấy, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, điều này phản ánh sự yếu kém của công nghiệp phụ trợ trong nước. Chính vì thế, việc giảm giá nội tệ của Nhà nước không phát huy được hiệu quả để thúc đẩy xuất khẩu do giá nguyên liệu nhập khẩu khi đó sẽ tăng lên khi tính bằng nội tệ và do đó hàng xuất khẩu không đạt được cạnh tranh về giá. Để chính sách tỷ giá phát huy được hiệu quả hơn nữa trong xuất khẩu hàng hóa sang Australia, Nhà nước cần có những chính sách đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ để giảm nhập khẩu, tăng hàm lượng nội địa và giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu, giảm dần nhập khẩu đầu vào trung gian.

Hơn nữa, các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Australia là các mặt hàng phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là những mặt hàng ít nhạy cảm về giá, nên chính sách tỷ giá cũng chưa phát huy được hiệu quả trong việc hạn chế nhập khẩu. Bên cạnh đó, việc biến động tỷ giá tác động rất mờ nhạt tới luồng nhập khẩu cho thấy hàng hóa nội địa chưa đủ sức để thay thế hàng hóa nhập khẩu để có thể chiếm lĩnh thị trường khi hàng nhập khẩu lên giá. Đây chủ yếu là

những mặt hàng máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất. Do đó, trong tương lai, Việt Nam cần tập trung phát triển, đầu tư phát triển công nghệ, các ngành công nghiệp này. Khi nghiên cứu bổ sung danh mục các lĩnh vực đầu tư trọng điểm quốc gia, cần chú trọng, dành ưu đãi cho các lĩnh vực và địa bàn ưu tiên sản xuất nguyên liệu, các mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu. Số ngành, lĩnh vực ưu tiên đầu tư không cần nhiều nhưng phải đủ động lực để hình thành các cụm công nghiệp quy mô với năng lực sản xuất cao.

Trong những năm tiếp theo khi áp lực lạm phát giảm, SBV có thể tiếp tục sử dụng các biện pháp phá giá VNĐ để thúc đẩy xuất khẩu sang Australia. Thực tế, việc giảm giá đồng nội tệ sẽ không có nhiều ý nghĩa khi lạm phát tăng cao, do đó, để chính sách tỷ giá phát huy hiệu quả thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam và Australia, Nhà nước cần kết hợp các chính sách kinh tế khác để ổn định kinh tế vĩ mô, qua đó tác động tới tỷ giá thực tế chứ không phải danh nghĩa.

Tuy nhiên, để không ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp nhập khẩu, Nhà nước cần hoàn thiện thị trường ngoại hối, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện các công cụ tài chính phát sinh để phòng tránh rủi ro của biến động tỷ giá hối đoái.

Trên đây là một số giải pháp để khai thác cũng như cải thiện chiều hướng, mức độ tác động của các nhân tố tác động luồng thương mại Việt Nam – Australia nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của Việt Nam trong thương mại Australia trong thời gian tới. Những giải pháp này nhìn chung đòi hỏi nỗ lực cao từ phía doanh nghiệp và Nhà nước, nhưng đồng thời cũng làm rõ hơn một số vấn đề Việt Nam phải lưu ý trong đàm phán Hiệp định TPP để tạo điều kiện, thúc đẩy việc thực hiện các giải pháp trên dễ dàng hơn, thuận lợi hơn và hiệu quả hơn như: chú ý tới hàng rào phi thuế quan, thay đổi phương thức bảo hộ thị trường nội địa, tận dụng sự hỗ trợ từ các nền kinh tế phát triển trong khu vực TPP…

KẾT LUẬN

Sau quá trình nghiên cứu đề tài: “Triển vọng ký kết đàm phán Hiệp đinh đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ảnh hưởng đến quan hệ thương mại Việt Nam Australia”, bài khóa luận đi đến một số kết luận như sau:

Thứ nhất, trong chương 1, khóa luận đã phân tích khá đầy đủ về Hiệp định TPP về các vấn đề bối cảnh ra đời, sự phát triển, nội dung, quá trình đàm phán, điểm mới... từ đó có cái nhìn tổng quan nhất về Hiệp định TPP và sự cần thiết tham gia Hiệp định này của Việt Nam cũng như những cơ hội, thách thức cho Việt Nam khi tham gia. Bên cạnh những nghiên cứu tổng quát về Hiệp định TPP, tác giả cũng đã tìm hiểu sơ lược về thị trường Australia làm căn cứ cho việc đánh giá những thuận lợi và khó khăn cho Việt Nam trong quan hệ thương mại với Australia.

Thứ hai, chương hai đã nghiên cứu hoạt động thương mại hàng hóa Việt Nam – Australia trong những năm gần đây, đồng thời đánh giá triển vọng ký kết đàm phán Hiệp TPP cùng với những ảnh hưởng của Hiệp định này đối với quan hệ thương mại Việt Nam – Australia thông qua việc phân tích định tính các nhân tố ảnh hưởng tới luồng thương mại song phương. Tóm lại, Hiệp định TPP sẽ mang đến cho quan hệ thương mại Việt Nam – Australia những cơ hội và thách thức mới, tuy nhiên, mối quan hệ này trong tương lai sẽ ngày càng phát triển vì dựa vào những cơ hội mà TPP mang lại đồng thời những thách thức sẽ tạo tiền đề cải tổ nền kinh tế Việt Nam.

Thứ ba, dựa trên những nghiên cứu phân tích ở chương 2, ở chương 3 khóa luận đã đề ra một số kiến nghị đối với quá trình tham gia đàm phán Hiệp định TPP của Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Australia. Hy vọng những kiến nghị và giải pháp này sẽ góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam lên tầm cao mới.

Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn tài liệu và khả năng phân tích tổng hợp các tài liệu của tác giả còn hạn chế rất nhiều nhưng tác giả hy vọng đề tài nghiên cứu của mình sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan nhất về Hiệp đinh TPP cũng như quan hệ thương mại Việt Nam – Australia trước, trong và sau khi đàm phán Hiệp định TPP.

Một phần của tài liệu Triển vọng ký kết đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ảnh hưởng đến quan hệ thương mại Việt Nam – Australia (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w