Các hiệp định và thỏa thuận khác

Một phần của tài liệu Triển vọng ký kết đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ảnh hưởng đến quan hệ thương mại Việt Nam – Australia (Trang 42 - 47)

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước Việt Nam – Australia, bên cạnh Hiệp định hợp tác thương mại và kinh tế năm 1990 và Hiệp định AANZFTA, Việt Nam và Australia còn cùng nhau ký kết nhiều Hiệp định cũng như thỏa thuận hợp tác thương mại khác đó là:

- Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư (3/1991) - Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần (4/1992)

- Hiệp định Hàng không (7/1995) - Hiệp định Lãnh sự (7/2003) - Hợp tác Phát triển (5/1993)

- Trợ giúp lĩnh vực Pháp luật (2/1997) - Hợp tác Khoa học và Công nghệ (9/1992) - Hợp tác trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ (9/1995) - Hợp tác về Môi trường (1997)

- Hợp tác Thể thao (1999)

- Hợp tác Giáo dục (1993 và ký lại năm 1999) - Hợp tác về vấn đề nhập cư (2001)

- Hợp tác về các Dịch vụ Xã hội (2002)

2.1.4. Thuận lợi và khó khăn trong quan hệ thương mại Việt Nam – Australia

2.1.4.1. Thuận lợi

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam thúc đẩy quan hệ thương mại với Australia có những thuận lợi nhất định.

Việt Nam và Australia cùng nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đầy tiềm năng; đều mong muốn tăng cường mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài trên nhiều lĩnh vực. Quan hệ hai nước đã có bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Biểu hiện sinh động của chiều hướng tốt đẹp đó là sự hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển văn hoá, giáo dục đào tạo. Không chỉ trong khuôn khổ song phương, sự hợp tác giữa hai nước còn phát triển mạnh mẽ trong khuôn khổ đa phương.

Là nước điều phối quan hệ giữa ASEAN – Australia, Việt Nam luôn ủng hộ Australia - nước có vị trí địa lý gần gũi, quan hệ hợp tác phát triển lâu đời với ASEAN và là nước có vị trí quan trọng trong khu vực và thế giới, được tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình hội nhập khu vực Đông Á.

Cho đến nay, người tiêu dùng Australia đã quen thuộc với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam và với việc Australia tiêp tục thực hiện cam kết mở cửa thị trường và tự do hoá thương mại, trong thời gian tới, các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội gia tăng giá trị xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia xúc tiến thương mại sang Australia, bên cạnh những mặt thuận lợi, có nhiều điều mà các nhà xuất khẩu của nước ta cần nắm bắt để thâm nhập sâu hơn và có hiệu quả hơn vào thị trường Australia.

2.1.4.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, việc thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Australia còn gặp những khó khăn.

Australia là một thị trường rất cạnh tranh về hàng hóa đến từ nhiều nước khác nhau trên thế giới và hàng hóa của các doanh nghiệp bản địa. Hơn nữa, thị trường hai nước xa cách về địa lý và khác biệt về thị hiếu tiêu dùng. Doanh nghiệp thiếu thông tin về thị trường và gặp khó khăn trong các hoạt động tìm hiểu thị trường và xúc tiến thương mại.

Thủ tục nhập khẩu vào Australia rất rườm rà và phức tạp tạo bước cản lớn trong quan hệ thương mại hai nước. Khi xuất khẩu vào thị trường Australia, các nhà xuất khẩu Việt Nam phải giải quyết rất nhiều giấy tờ, thời gian làm thủ tục khá lâu gây khó khăn cho doanh nghiệp vào thời điểm cạnh tranh. Đặc biệt đối với những mặt hàng thời vụ như thực phẩm, hoa quả, nông sản và những mặt hàng dễ hỏng

phụ thuộc rất nhiều vào thời gian. Không chỉ vậy, về phía Australia cũng gặp khá nhiều thách thức không nhỏ trong quá trình đầu tư vào Việt Nam, đó là những vấn đề liên quan đến quan liêu, tham nhũng, thuế, chính sách, quy định, thủ tục… của Chính phủ Việt Nam.

Thị trường Australia không áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Tuy nhiên, thuế suất đối với hàng dệt may và giày dép rất cao, hiện tại mức thuế tương ứng của hai mặt hàng này là 25% và 17,5% và giảm xuống còn 17,5% và 12,5% kể từ ngày 1/1/2005. Mức thuế suất kể từ ngày 1/1/2005 sẽ là 12,5% và 7,5% (Doanh nhân Việt - Úc, 2011). Trong khi đó, sự cạnh tranh với các đối tác như Trung Quốc và một số nước ASEAN ngày càng gia tăng bởi lợi thế lớn của các nước hiện tại đối với mặt hàng dệt may và đặc biệt Trung Quốc, Ấn Độ sẽ tiếp tục khống chế thị trường thế giới (phân chia lại bản đồ dệt may thế giới) đối với mặt hàng này khi hạn ngạch được dỡ bỏ theo Hiệp định đa sợi kể từ ngày 01/01/2005.

Hàng thực phẩm, hoa quả và nông sản nhập khẩu vào Australia đều phải yêu cầu trải qua quá trình Phân tích rủi ro nhập khẩu (IRA) của cơ quan An toàn sinh học (Biosecurity Australia – BA). Phần này do Cơ quan chức năng của hai bên thực hiện và việc triển khai phụ thuộc vào quan hệ và tiến độ giải quyết giữa Australia với từng đối tác, trong khi đó sự hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Australia khá chậm chạp.

Chính sách thương mại và thuế của Australia khá minh bạch, nhưng hàng rào phi thuế quan (các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật…) khá chặt chẽ. Trong khi đó các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu, đặc biệt hàng thủy sản còn chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu trên. Trong điều kiện đó, nếu các nhà máy của Việt Nam không cải tiến công nghệ và không áp dụng quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ thì khó có thể đẩy mạnh được kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường này.

Tóm lại, về phía chủ quan, nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm thương trường, kiến thức hiểu biết về luật lệ, văn hóa, kinh doanh của thị trường Australia.

2.2. TRIỂN VỌNG KÝ KẾT ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH TPP2.2.1. Khả năng mở rộng số lượng thành viên 2.2.1. Khả năng mở rộng số lượng thành viên

Có thể thấy rằng những bước đột phá gần đây của TPP đã khích lệ mong muốn gia nhập của nhiều quốc gia khác. Nhật Bản, Canada, Mexico gần như chắc chắn sẽ trở thành thành viên chính thức cho dù vẫn đang tiến hành quá trình tham vấn song phương với các nước TPP và quyết định cuối cùng về việc mở rộng thành viên TPP sẽ được các bộ trưởng TPP tiến hành theo nguyên tắc đồng thuận. Bởi lẽ, Canada là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, còn Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, nếu tham gia sẽ nâng tầm ảnh hưởng của TPP lên rất nhiều, đồng thời hai nước này cũng là đối tác thương mại chiến lược của hầu hết các thành viên đang tham gia đàm phán. Về khả năng tham gia của Trung Quốc – nền kinh tế đang nổi lên mạnh mẽ hiện nay, cho đến nay, nước này vẫn không hề thảo luận hay có ý định tham gia TPP. Nguyên nhân chính là quyền lợi của Trung Quốc và quyền lợi của các thành viên đối tác TPP, đặc biệt là Mỹ, chưa tìm ra được điểm tương đồng. Tuy nhiên, một khi những cân nhắc về lợi ích chiến lược của các bên thay đổi, thì không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ tham gia TPP sau này.

Các quốc gia và vùng lãnh thổ khác thuộc khối APEC là Phi-líp-pin, Hàn quốc và Đài Loan cũng có khả năng tham gia Hiệp định TPP trong tương lai. Lãnh đạo của 3 quốc gia này đã ngỏ ý sẽ tham gia Hiệp định TPP trong vòng 10 năm tới. Tại Thái Lan, giới học giả đã đề nghị chính phủ khẩn trương xem xét TPP một cách nghiêm túc để sớm đưa ra quyết định bởi nhận thấy nhiều lợi ích thiết thực cho nước này khi tham gia.

Bên cạnh đó, một thành viên APEC khác có nền kinh tế rất phát triển ở Đông Nam Á là Indonesia thì giữ thái độ khá thận trọng. Như vậy, trước khi vòng đàm phán cuối cùng cuối năm 2012 hoàn tất, sẽ chỉ có 3 nước là Nhật Bản, Mexico và Canada có thể trở thành thành viên chính thức tham gia Hiệp định TPP còn trong tương lai xa hơn, TPP hoàn toàn có khả năng mở rộng quy mô thành viên lớn hơn nhiều so với hiện tại.

2.2.2. Kế hoạch hoàn tất đàm phán

Kết quả đàm phán cần được đánh giá trên hai góc độ: thời gian hoàn tất đàm phán và chất lượng đàm phán hay mức độ cam kết đạt được cuối cùng. Có thể nói

rằng việc đàm phán của TPP sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn bởi hai lý do chính:

- Các đối tác tham gia có trình độ phát triển rất khác nhau và thế mạnh kinh tế khác nhau (điều này hoàn toàn khác với AFTA nơi các nước có thế mạnh gần giống nhau và khả năng bổ sung cũng như lợi ích tiếp cận thị trường không quá lớn);

- Trên thực tế, 9 nước - 9 nền kinh tế rất khác nhau tại 3 châu lục đã có 25 thỏa thuận khác nhau ở cấp độ song phương hoặc khu vực và mỗi thỏa thuận đó lại có những thỏa thuận hơi khác nhau, trong khi bất kỳ dàn xếp TPP mới nào đều phải tính đến những thỏa thuận đã có.

Dù có 3 nước đang muốn tham gia đàm phán Hiệp định TPP, nhưng các nước này chỉ tìm kiếm sự chấp thuận từ tất cả các nước thành viên, vì vậy nó không ảnh hưởng đến việc kéo dài đàm phán.

Mục tiêu kết thúc đàm phán trong năm 2012 là khá tham vọng nhưng không phải là không có cơ sở, bởi vì, với nỗ lực cao độ từ khi khởi động đàm phán vào đầu năm 2010, các nhà đàm phán đã đạt được sự hiểu biết lẫn nhau khá sâu sắc trong nhiều lĩnh vực đàm phán. Về mức độ cam kết, với sự quyết tâm của các nước để tạo nên một Hiệp định hình mẫu của thế kỷ XXI cũng những chính sách, cam kết toàn diện và hài hòa, trong đó có tính đến sự đa dạng về trình độ phát triển của mỗi nước thành viên thì việc TPP đạt được những mục tiêu cam kết đề ra là hoàn toàn khả thi.

2.2.3. Tầm vóc và mức độ ảnh hưởng

Trên thực tế, TPP chỉ thực sự nổi lên khi có sự tham gia của nền kinh tê lớn nhất thế giới là Mỹ. Đặc biệt, sau APEC 19, khi Nhật Bản tuyên bố tham gia đàm phán. Theo Washington (2011): “TPP có một ý nghĩa mang tầm vóc thế giới, cùng với Nhật Bản, 10 nước tham gia Hiệp định TPP chiếm tới 35% GDP toàn thế giới, lớn hơn rất nhiều so với EU, hiện là khu vực tự do mậu dịch lớn nhất, nhưng chỉ chiếm có 26% GDP thế giới”. Nếu đạt được thỏa thuận, đây sẽ là hiệp định thương mại tự do đầu tiên nối liền 2 bờ Đông – Tây của Châu Á – Thái Bình Dương – nơi có thị trường rộng lớn hơn 472 triệu dân, có các nền kinh tế lớn và năng động nhất trên thế giới với GDP tới 16.000 tỷ USD. Sự tham gia của Nhật Bản có thể đóng vai

trò chủ chốt giúp TPP trở thành nền tảng cho các thỏa thuận thương mại đa phương khác ở châu Á.

Với những mục tiêu đề ra cùng tham vọng của các thành viên đàm phán, TPP sẽ trở thành một khuôn khổ thương mại toàn diện, có chất lượng cao và là khuôn mẫu cho các Hiệp định thế kỷ XXI, có tầm bao quát cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hiệp định này không chỉ tăng cường các mối liên kết chặt chẽ giữa các nền kinh tế, mang lại lợi ích to lớn và bền vững cho các nước tham gia mà còn thúc đẩy quá trình hội nhập sâu, rộng hơn của các quốc gia trong bối cảnh hiện nay.

2.3. ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH TPP ĐẾN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - AUSTRALIA VIỆT NAM - AUSTRALIA

2.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại song phương

Như đã phân tích ở trên, Hiệp định TPP mà Việt Nam tham gia đàm phán sẽ mở ra rất nhiều cơ hội phát triển thương mại giữa Việt Nam và các nước TPP - trong đó có Australia. Để có thể tận dụng tốt các cơ hội và để nâng cao quan hệ thương mại Việt Nam – Australia, chúng ta cần hiểu rõ đâu là những nhân tố tác động đến nguồn thương mại hai nước và ảnh hưởng, chiều hướng biến động của chúng trong tương lai, qua đó đánh giá được lợi ích cụ thể từ việc tham gia Hiệp định TPP mang lại. Nhìn chung, các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại song phương bao gồm: các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến cung, cầu hàng hóa xuất nhập khẩu và các nhân tố ảnh hưởng gián tiếp đến cung, cầu hàng hóa xuất nhập khẩu.

2.3.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến cung, cầu hàng hóa xuất nhập khẩu khẩu

Một phần của tài liệu Triển vọng ký kết đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ảnh hưởng đến quan hệ thương mại Việt Nam – Australia (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w