Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu

Một phần của tài liệu Triển vọng ký kết đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ảnh hưởng đến quan hệ thương mại Việt Nam – Australia (Trang 38 - 40)

e. Xử lý bắt buộc

2.1.2.2. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu

Việt Nam nhập khẩu từ Australia chủ yếu các mặt hàng khoáng sản, sản phẩm kim loại, nông sản, sản phẩm chế biến có giá trị cao… Có thể nói Việt Nam đã khai thác được những mặt hàng thuộc thế mạnh của Australia và đây đều là những hàng hóa nhập khẩu thiết yếu, đáp ứng được những mặt hàng mà ta thiết hụt hoặc không có thể mạnh để phục vụ cho sản xuất tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Bảng 2.3: Mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Australia Năm 2010 – 2011 Đơn vị: 1000 USD STT Mặt hàng Trị giá NK năm 2010 Trị giá NK năm 2011 1 Sữa và sản phẩm từ sữa 26.257 30.979 2 Hàng rau quả 11.827 13.616 3 Lúa mỳ 358.387 714.716 4 Dầu mỡ động thực vật 2.544 3.485

5 Thức ăn gia súc và nguyên liệu 17.734 16.893

6 Khí đốt hoá lỏng 43.807 66.942

8 Hoá chất 10.597 10.117

9 Sản phẩm hoá chất 22.807 26.967

10 Dược phẩm 29.414 38.627

11 Chất dẻo nguyên liệu 11.750 7.207

12 Gỗ và sản phẩm gỗ 11.017 4.676

13 Bông các loại 32.558

14 Nguyên phụ liệu dệt may, da, giầy 28.644 18.292 15 Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 56.332 378.907

16 Phế liệu sắt thép 92.624

17 Sắt thép các loại 62.735 41.708

18 Sản phẩm từ sắt thép 6.094 12.616

19 Kim loại thường khác 369.174 352.754

20 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 48.801 46.581

21 Ô tô nguyên chiếc các loại 924

Tổng trị giá 1.443.641 2.123.283

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam )

Nhìn vào bảng trên có thể thấy kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Australia năm 2011 tăng khoảng 47,1%. Các mặt hàng nhập khẩu chiếm tỉ trọng lớn nhất là các mặt hàng như lúa mì, kim loại thường, đá quý, kim loại quý và sản phẩm…

(1) Đối với mặt hàng lúa mì

Australia là thị trường xuất khẩu lúa mì lớn nhất cho Việt Nam. Năm 2009, sản lượng và kim ngạch nhập khẩu lúa mì từ Australia giảm mạnh do thời tiết, hạn hán ảnh hưởng nặng nề đến sản lượng lúa mì của Australia. Do đó Việt Nam đã chuyển hướng nhập khẩu lúa mì từ Liên Bang Nga. Tuy nhiên, xét về lâu về dài, Australia vẫn là thị trường cung cấp lúa mì lớn nhất cho Việt Nam vì:

- Chất lượng lúa mì của Australia được đánh giá là tốt nhất thế giới qua một số tiêu chí như hàm lượng protein, độ cứng, độ mịn khi xay và khi nhào bột;

- Lúa mì Australia là loại lúa mì cứng, phù hợp với việc sản xuất và chế biến mì dùng làm bánh mì tại Việt Nam;

- Chi phí vận chuyển và chuyên chở từ Australia về Việt Nam rẻ hơn chi phí chuyên chở từ nhiều nước khác. Kim ngạch nhập khẩu lúa mì từ

Australia năm 2010 đạt 358,4 triệu USD (đứng hàng thứ 2 sau mặt hàng kim loại thường khác) nhưng đến năm 2011 chứng kiến một sự tăng vọt về kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này, đạt 714,7 triệu USD (tăng gần 2 lần so với năm 2010).

(2) Đối với mặt hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm

Các mặt hàng đá quý và kim loại quý từ Australia chủ yếu được nhập khẩu theo đơn đặt hàng gia công để sản xuất và lắp ráp các loại sản phẩm công nghệ cao và hàng điện tử như điện thoại di động, tivi… Việt Nam mới chỉ bắt đầu nhập khẩu các loại sản phẩm này của Australia từ năm 2009 nên kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này năm 2010 đạt một con số còn khiêm tốn là 0,56 triệu USD, chỉ chiếm 3,9% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010.

Năm 2011, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này chứng kiến một sự tăng mạnh và biến mặt hàng này trở thành một trong những mặt hàng chủ lực mà Việt Nam nhập khẩu từ Australia. Kim ngạch nhập khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm đạt 3,79 triệu USD tăng gấp 6,72 lần so với năm 2010 và chiếm 17,8% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2011.

(3) Đối với mặt hàng kim loại thường

Australia là một quốc gia rất giàu tài nguyên khoáng sản và ngành khai thác, xuất khẩu khoáng sản của Australia luôn đứng đầu thế giới. Mặt hàng này là mặt hàng chủ lực của Australia, trong khi đó trữ lượng khoáng sản của Việt Nam không nhiều và cũng không phong phú (do diện tích nhỏ), và cũng là mặt hàng cần thiết cho sự phát triển các ngành công nghiệp trong nước của Việt Nam.

Năm 2010, kim ngạch nhập khẩu kim loại thường đứng thứ nhất trong tất cả các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Australia vượt qua cả kim ngạch nhập khẩu lúa mì, chiếm 25,6% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010. Năm 2011, kim ngạch nhập khẩu kim loại thường giảm so với năm 2010 nhưng không nhiều, nó vẫn đóng vai trò là mặt hàng nhập khẩu chủ lực chỉ đứng sau lúa mì, chiếm 16,6% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2011.

Một phần của tài liệu Triển vọng ký kết đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ảnh hưởng đến quan hệ thương mại Việt Nam – Australia (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w