e. Xử lý bắt buộc
2.1. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – AUSTRALIA 1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng
2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng
Nhìn chung, Australia là một đối tác thương mại lớn của Việt Nam, Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Australia cũng như kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Australia tới Việt Nam luôn chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam. Điều đáng mừng là trong quan hệ thương mại Việt Nam – Australia thì Việt Nam luôn là nước xuất siêu, điều này có tác động tích cực tới cán cân thương mại của Việt Nam.
Bảng 2.1: Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Australia giai đoạn 2000 - 2011
STT Năm XK của Việt Nam sang Australia
NK của Việt Nam
từ Australia Tổng KNXNK Kim ngạch (Triệu USD) % tăng Kim ngạch (Triệu USD) % tăng Kim ngạch (Triệu USD) % tăng
1 2000 1.272,5 - 293,5 - 1.566,0 - 979,02 2001 1.041,8 -18,1 266,4 -9,2 1.308,2 -16,5 775,4 2 2001 1.041,8 -18,1 266,4 -9,2 1.308,2 -16,5 775,4 3 2002 1.328,3 27,5 286,3 7,5 1.614,6 23,4 1.042,0 4 2003 1.420,9 7,0 278,0 -2,9 1.698,9 5,2 1.142,9 5 2004 1.884,7 32,6 458,8 65,0 2.343,5 37,9 1.425,9 6 2005 2.722,8 44,5 498,5 8,7 3.221,3 37,5 2.224,3 7 2006 3.744,7 37,5 1.099,7 120,6 4.844,4 50,4 2.645,0 8 2007 3.802,2 1,5 1.059,4 -3,7 4.861,6 0,4 2.742,8 9 2008 4.225,2 11,1 1.360,5 28,4 5.585,7 14,9 2.864,7 10 2009 2.276,7 -46,1 1.050,0 -22,8 3.326,7 -40,4 1.226,7 11 2010 2.700,0 18,6 1.440,0 37,1 4.140,0 24,4 1.260,0 12 2011 2.519,1 -6,7 2.123,3 47,5 4.642,4 12,1 395,8 (Nguồn: Tổng cục thống kê)
Hình 2.1: Tăng trưởng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Australia
Hình 2.2:Tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Australia
Hình 2.3: Tăng trưởng thặng dư thương mại Việt Nam – Australia
Nhìn vào bảng và các hình trên, tác giả có những nhận xét như sau:
Xét trong giai đoạn 2000 – 2006, là thời kỳ Việt Nam có những chủ động về
cơ chế, chính sách, pháp luật để chuẩn bị cho việc gia nhập WTO, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Australia tăng trưởng đều và khá. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu đạt 1.272,5 triệu USD tăng 56,2% so với năm 1999, kim
ngạch nhập khẩu đạt 293,3 triệu USD tăng 36,1% so với năm 1999. Tuy nhiên, đến năm 2001 kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Australia có giảm đôi chút so với năm 2000, trong đó kim ngạch xuất khẩu giảm 18,1% và kim ngạch nhập khẩu giảm 9,2%, do tác động của cuộc tấn công của các phần tử khủng bố vào nước Mỹ. Từ năm 2002 trở đi, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu tăng trưởng khá đều, với kim ngạch xuất khẩu tăng từ 1.328,3 triệu USD năm 2002 lên đến 3.744,8 năm 2006 (tăng 2,8 lần qua 5 năm), kim ngạch nhập khẩu tăng từ 286,3 triệu USD năm 2002 lên đến 1.099,7 triệu USD năm 2006 (tăng 3,8 lần qua 5 năm). Sở dĩ, để đạt được những bước tiến nói trên là do trong giai đoạn này Việt Nam và Australia đã thường xuyên trao đổi và giao lưu các phái đoàn cấp cao để thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước. Mặt khác, bước tiến triển ấn tượng trong năm 2006 còn là kết quả của sự kiện Chính phủ hai nước ký thỏa thuận kết thúc đàm phán song phương gia nhập WTO giữa Việt Nam và Australia vào tháng 03 năm 2006. Việc kết thúc đàm phán với Australia - đối tác thương mại lớn của Việt Nam – về việc Việt Nam gia nhập WTO mở ra một thời kỳ mới trong phát triển quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước. Đại sứ Australia Bin - Tuyt - Đen đánh giá: “Thỏa thuận này sẽ giúp cải thiện khả năng tiếp cận thị trường Việt Nam tại những lĩnh vực mà Australia quan tâm, cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam… Chính phủ Australia sẵn sàng cùng các nhà tài trợ khác hỗ trợ Việt Nam thông qua chương trình “hậu WTO“ nhằm giải quyết những yêu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sau khi gia nhập tổ chức này” (IPTC, 2010).
Xét trong giai đoạn 2007 – 2011, hai năm đầu tiên sau khi gia nhập WTO,
giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Australia đạt giá trị lớn nhất từ trước đến nay với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 4.861,6 triệu USD (năm 2007), đạt 5.885,7 triệu USD (năm 2008). Tuy nhiên, ngay sau đó, cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu trong năm 2009 suy giảm khá nhiều do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong hai năm tiếp theo, tốc độ tăng trưởng đã gần phục hồi, tuy nhiên vẫn chưa thể đạt bằng hai năm 2007 - 2008.