Nhân tố chính sách, cũng giống như nhân tố khoảng cách, là những yếu tố có tác động gián tiếp đến luồng thương mại hai nước. Hai nhóm chính sách phổ biến được các quốc gia sử dụng để đạt được những mục tiêu kinh tế nói chung, trong hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng là chính sách thương mại và chính sách tỷ giá.
(1) Chính sách thương mại
Chính sách thương mại của một quốc gia đối với đối tác trong thương mại quốc tế phụ thuộc vào quan hệ giữa hai quốc gia đó, thông thường là những cam kết
thương mại tự do mà hai bên cùng tham gia. Việc các nước cùng nhau ký kết các Hiệp định thương mại song phương và khu vực tạo ra sự phân biệt đối xử trong hoạt động thương mại giữa các quốc gia cùng là thành viên Hiệp định so với hoạt động thương mại với đối tác không là thành viên. Sự phân biệt đối xử này được thể hiện ở sự giảm bớt hoặc xóa bỏ rào cản thương mại song phương, chẳng hạn như giảm bớt hoặc miễn thuế hàng hóa nhập khẩu từ các nước đối tác là thành viên Hiệp định. Việc xóa bỏ hoặc giảm bớt các rào cản thương mại đã tạo ra cơ hội tiếp cận thị trường, qua đó thúc đẩy, hình thành luồng thương mại giữa các quốc gia thành viên mà không tác động (làm giảm) thương mại với các nước ngoài khối.
(2) Chính sách tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia. Chính sách tỷ giá hối đoái có thể hiểu những hoạt động của Chính phủ (mà đại diện thường là NHTW) thông qua một chế độ tỷ giá nhất định và hệ thống các công cụ nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hoặc tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu kinh tế của chính sách tiền tệ quốc gia. Đây là một chính sách đặc biệt trong thương mại quốc tế, có thể giúp các quốc gia thực hiện các mục tiêu khuyến khích xuất khẩu hoặc kiềm chế nhập khẩu.
Trong ngắn hạn, việc tỷ giá tăng lên sẽ làm cho doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu tính bằng nội tệ tăng lên, từ đó kích thích doanh nghiệp mở rộng sản xuất, làm gia tăng sản lượng dẫn đến tăng khối lượng xuất khẩu. Tỷ giá hối đoái tăng lên do phá giá nội tệ cũng sẽ làm chi phí tính bằng ngoại tệ giảm đi, giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu có thể hạ giá bán bằng ngoại tệ để cạnh tranh giá (hiệu ứng giá cả). Mặc dù biện pháp này sẽ làm lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp giảm đi so với việc giữ giá bán như cũ nhưng tổng doanh thu và lợi nhuận vẫn có thể tăng do sự tăng khối lượng sản phẩm bán ra (hiệu ứng khối lượng) mạnh hơn. Tuy nhiên, hiệu ứng phá giá chỉ kích thích xuất khẩu trong thời gian ngắn khi mà chi phí sản xuất hàng hóa xuất khẩu chưa tăng lên do hiệu ứng giá nguyên vật liệu tăng. Về mặt dài hạn, tỷ giá tăng lên còn có thể có ảnh hưởng tiêu cực hay nói cách khác, kìm hãm luồng xuất khẩu.
Tác động của tỷ giá hối đoái đến cầu hàng hóa nhập khẩu cũng tương tự như cung hàng hóa xuất khẩu nhưng theo chiều hướng ngược lại. Sự thay đổi về tỷ giá cũng sẽ tạo ra hiệu ứng giá cả và hiệu ứng khối lượng lên luồng nhập khẩu hàng hóa và sự thay đổi kim ngạch nhập khẩu phụ thuộc hiệu ứng ròng của hai hiệu ứng này. Chẳng hạn, tỷ giá hối đoái tăng làm cho đồng nội tệ giảm giá so với đồng ngoại tệ. Do đó, giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ đắt hơn và làm giảm nhu cầu nhập khẩu hàng hóa (hiệu ứng giá cả).
2.3.2. Ảnh hưởng của Hiệp định TPP đến quan hệ thương mại Việt Nam – Australia Australia
Để có được những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của Việt Nam trong thương mại với Australia dưới bối cảnh đang tham gia đàm phán TPP, chúng ta cần nắm được triển vọng chung về những lợi ích mà Hiệp định này mang lại trong tương lai. Chỉ như vậy, những giải pháp mà cụ thể là những phương thức khai thác những nhân tố và chiến dịch đàm phán Hiệp định TPP mới tận dụng tốt những lợi ích mà Hiệp định mang lại cũng như bắt kịp xu hướng biến động của thương mại quốc tế.
Tiếp nối những phân tích trong chương 1 về những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia Hiệp định này và triển vọng của Hiệp định TPP trong chương 2, phần 2.3.2 này sẽ đề cập đến dự báo cụ thể về lợi ích kinh tế của Việt Nam cũng như Australia thông qua nghiên cứu của Peter A.Petri và các đồng nghiệp. Nhóm tác giả đã đưa ra những kết quả dự báo về thay đổi về GDP, xuất khẩu và nhập khẩu, thông qua những ước lượng về sự thay đổi của thuế quan, rào cản phi thuế quan và những chi phí để đáp ứng những điều kiện về xuất xứ của sản phẩm khi Hiệp định có hiệu lực.
Theo nghiên cứu này, Hiệp định TPP sẽ được kí kết năm 2012 và chính thức thi hành năm 2015 với sự tham gia của 9 nước. Cũng trong năm 2015, 4 thành viên mới là: Canada, Mexico, Nhật Bản và Hàn Quốc được chấp thuận tham gia TPP, TPP 9 trở thành TPP 13.
Theo phân tích của Peter A.Petri và các đồng nghiệp, tất cả các thành viên TPP đều có lợi ích về mặt kinh tế, thương mại khi tham gia Hiệp định, bên cạnh đó
nhấn mạnh những nền kinh tế đang nổi như Việt Nam sẽ là những nước có lợi nhất. Điều này được các tác giả lý giải bởi 5 nhân tố chính sau:
- Hoa Kỳ - thành viên chủ chốt của TPP là đối tác thương mại đặc biệt quan trọng của Việt Nam;
- Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay vẫn còn phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại của nước nhập khẩu;
- Việt Nam có những ngành sản xuất có khả năng cạnh tranh cao như may mặc, da giày – những ngành mà Trung Quốc đang mất dần lợi thế;
- Sự bảo hộ của thị trường nội địa còn cao;
- Những ngành sản xuất chính của Việt Nam có hiệu suất tăng mạnh theo quy mô.
Để đánh giá lợi ích mà TPP mang lại, nhóm tác giả so sánh những ước lượng thu được về GDP, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu khi các thành viên tham gia TPP như kịch bản giả định với những ước lượng các thông số trên của IMF (trước 2015)/CEPII (2015 -2025) (mô hình ước lượng của IMF/CEPII dựa trên yếu tố lao động, vốn và nguồn năng lượng trong quá khứ để dự báo thông qua năng suất lao động, tỷ lệ tiết kiệm, và sự tích lũy vốn, do đó không tính đến việc tham gia các Hiệp định thương mại trong tương lai của các nước).
Mặc dù, Peter A.Petri và các đồng nghiệp đưa ra những kết quả dự báo thay đổi GDP, xuất khẩu và nhập khẩu của tất cả các nước thành viên TPP nhưng để tập trung vào mục đích nghiên cứu của khóa luận, tác giả chỉ quan tâm đến những thay đổi về GDP, xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam và Australia trong thời gian tới. Theo nghiên cứu này, trong bảng 2.6 dự đoán thay đổi kim ngạch xuất khẩu theo các mặt hàng của hai nhóm nước là TPP track và Two tracks, trong đó TPP track bao gồm các nước Hoa Kỳ, Australia, Canada, Chile, Mexico, New Zealand, Peru và Two tracks bao gồm Brunei, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Việt Nam.
Bảng 2.5: Dự báo GDP của Việt Nam và Australia trong giai đoạn 2015 - 2025
Nước GDP (tỉ USD1)
2015 2020 2025