Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Triển vọng ký kết đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ảnh hưởng đến quan hệ thương mại Việt Nam – Australia (Trang 69 - 70)

Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu theo hướng giảm tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng thô sơ chế cần tập trung nguồn lực vào nâng cao hàm lượng chất xám, hàm lượng khoa học kỹ thuật trong sản phẩm xuất khẩu, thúc đẩy ngành hàng sản xuất chế biến kỹ thuật cao. Để làm được điều đó, Nhà nước cần có những biện pháp cụ thể:

- Cần có những chương trình đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như có các chính sách ưu đãi đặc biệt đối với đầu tư vào các ngành có tác

dụng chuyển dịch cơ cấu, điển hình là các ngành xuất khẩu mới có hàm lượng kỹ thuật cao như điện tử và phần mềm, chế tạo máy, đóng tàu, hay gần hơn là một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống ;

- Cần có những chính sách khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.

Bên cạnh sự nỗ lực của Nhà nước để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, những nỗ lực của doanh nghiệp vẫn luôn cần thiết. Doanh nghiệp cần:

- Ngoài nguồn vốn được Nhà nước cấp cho để chuyển dịch cơ cấu, doanh nghiệp có thể chủ động tham vào chuỗi giá trị của các nước nhằm tận dụng nguồn vốn bên ngoài đồng thời tăng khả năng cạnh tranh cho các mặt hàng mới chuyển đổi, giảm thiểu rủi ro;

- Cần chú trọng đầu tư cho hoạt động R&D, nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài nhằm cải tiến chất lượng hàng hóa theo chiều sâu, nâng cao hàm lượng kỹ thuật;

- Đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức khoa học nước ngoài như liên doanh, liên kết, thực hiện các hợp đồng gia công, chuyển giao công nghệ, từ đó tiếp thu và học hỏi công nghệ mới, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Một phần của tài liệu Triển vọng ký kết đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ảnh hưởng đến quan hệ thương mại Việt Nam – Australia (Trang 69 - 70)