Thành phố Bắc Ninh là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa xã hội của tỉnh. Là một thành phố trẻ mới được thành lập ngày 25 tháng 01 năm 2006, những năm gần đây Thành phố Bắc Ninh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao 5 năm gần đây trung bình đạt 18% /năm (Bảng 4.2), trong đó thương mại - dịch vụ tăng 18,3 %, công nghiệp - xây dựng tăng 28%, nông nghiệp tăng 4,1%
Bảng 4.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và bình quân thu nhập đầu người của thành phố Bắc Ninh Chỉ tiêu ĐV tính Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 12,11 17,09 19,78 17,11 12,87 17,9 GDP bình quân đầu người Tr. đồng USD 8,9 972 10,2 1216 11,9 1506 13,5 1932 14,9 2061 17,0 2237
( Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Bắc Ninh, 2014)
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng (công nghiệp - xây dựng, thương mại; nông nghiệp) giảm tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng tỷ
trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ trong tổng thu nhập của thành phố đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Bảng 4.3).
Bảng 4.3. Tỷ trọng cơ cấu kinh tế các ngành của thành phố Bắc Ninh
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Năm
2009 2010 2011 2012 2013 2014
- Công nghiệp - xây dựng - Thương mại - dịch vụ
- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
49,9 40,6 9,5 52,9 39,8 7,4 52,5 41,1 6,4 52,4 42,0 5,6 51 43,9 5,1 49,1 46,2 4,7
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tốc độ tăng bình quân 5 năm (2009 - 2014) đạt 4,81%/ năm. Năm 2009 đạt 1.992,5 tỷđồng đến năm 2014 đạt 5.015 tỷđồng. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (giá cố định 1994) tăng bình quân 5 năm (2009 - 2013) là 27,46%. Năm 2009 đạt 2.440,9 tỷđồng, năm 2014 đạt 6.512,6 tỷđồng. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn năm 204 đạt 215,4 tỷđồng. Thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm (Bảng 4.2).
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp được đẩy mạnh theo lộ trình phát triển đô thị. Tổng thu ngân sách nhà nước 5 năm gần đây tăng bình quân 70% / năm; mạng lưới dịch vụ thương mại được mở rộng và phát triển với nhiều loại hình đa dạng. Cơ sở
hạ tầng ngày càng được cải thiện; hệ thống giao thông được xây dựng nâng cấp, hàng loạt công trình xây dựng được hoàn thành, đã làm thay đổi bộ mặt đô thị thành phố. Kinh tế phát triển mạnh đã tạo tiền đề nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được coi trọng. Chương trình xóa đói giảm nghèo, khuyến khích làm giàu đạt hiệu quả cao, hàng năm giải quyết việc làm mới cho gần 2000 lao động, việc thực hiện chính sách xã hội, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được chú trọng và quan tâm, số hộ nghèo theo tiêu chí mới chỉ còn 3,34 %, không còn số hộđói trên địa bàn.
Việc đầu tư ngân sách cho các ngành, các lĩnh vực trọng yếu được tăng trưởng, ưu tiên hỗ trợ vay vốn thực hiện các chuơng trình phát triển kinh tế xã hội..
Tóm lại, qua nghiên cứu khái quát vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với vấn đề nông nghiệp cho thấy, phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ở thành phố Bắc Ninh trong quá trình CNH, HĐH có những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Thành phố Bắc Ninh có điều kiện tự nhiên rất phong phú, là trung tâm kinh tế dịch vụ thương mại, nơi tập trung các trung tâm nghiên cứu khoa học, các ứng dụng khoa học công nghệ, có vị trí địa kinh tế, chính trị quan trọng thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ của thành phố mà còn của cả tỉnh. Kinh tế của thành phố Bắc Ninh có nhiều ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó có nguồn ngân sách rất lớn đầu tư vào nông nghiệp là điều kiện thuận lợi để tạo việc làm cho người lao động. Ngoài ra khi phát triển được vùng sản xuất rau chuyên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37
canh lớn tại thành phố ngoài cung cấp được lượng rau xanh cho thành phố mà còn rất thuận lợi cung cấp rau xanh cho thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận.
- Người dân thành phố Bắc Ninh vốn có truyền thống văn hiến cách mạng, mạng bản sắc của người dân xứ Kinh Bắc, thông minh cần cù, năng động và sáng tạo. Cộng đồng dân cư có truyền thống canh tác nông nghiệp lâu đời, phát triển nông nghiệp hàng hóa, kỹ thuật thâm canh cao... là điều kiện rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
- Lực lượng lao động trẻ, dồi dào. Số lao động có trình độ văn hoá và tay nghề cao có khả năng lao động và tiếp cận tốt với chuyển giao khoa học công nghệ
hơn các khu vực huyện, thị lân cận, nên cơ hội tìm việc làm dễ dàng hơn và đáp ứng
được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Với vị trí địa lý thuận lợi cùng với những chính sách ưu đãi đối với hoạt động đầu tư của tỉnh, thành phố mà thành phố Bắc Ninh có được nhiều dự án đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo đó tạo việc làm cho người lao
động. Đồng thời, chính sách hỗ trợ vốn vay và những ưu đãi đi kèm còn tạo điều kiện để người lao động tự tạo việc làm cho mình như phát triển đầu tư máy móc nông nghiệp, xây dựng nhà lưới; nhà kính, phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao...
* Khó khăn:
- Thành quả kinh tế mà thành phố đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế là trung tâm của tỉnh, là trọng điểm kinh tế của vùng, là đầu mối giao thông, kinh tế giao thương quan trọng: Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng. Kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao nhưng chưa toàn diện. Tiềm năng về phát triển nông nghiệp chậm được đầu tư và khai thác có ảnh hưởng tác động đến giải quyết việc làm cho người dân.
Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa kéo theo việc thu hồi đất nông nghiệp với lượng lớn gây nên tình trạng nhiều lao động nông nghiệp thiếu việc làm do thiếu đất canh tác và chưa thể một sớm một chiều chuyển đổi nghề mới, vì vậy đời sống gặp nhiều khó khăn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38
- Trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề tuy có cao hơn so với khu vực lân cận, song còn thấp, nhất là lượng lao động thất nghiệp, đây là bài toán khó trong giải quyết việc làm cho lực lượng lao động này của thành phố.
- Khủng hoảng suy thoái kinh tế thế giới đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế
trong nước dẫn đến tình trạng sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, đình đốn. Sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ, bị ép giá bán.
Đó là một trong những yếu tố thúc đẩy việc phải thay đổi tập quán sản xuất nông nghiệp (sản xuất rau) lạc hậu trước đây sang sản xuất thâm canh, chuyên môn hóa cao góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân trồng rau tại
địa phương.