Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau ở Việt Nam

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý và sử dụng hóa chất nông nghiệp trong sản xuất rau tập trung tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 31)

Từ lâu người trồng rau đã biết sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh hại cho rau. Tác dụng tích cực có thể nhìn thấy của thuốc BVTV là phòng trừ sâu bệnh hại hiệu quả nhanh, hiệu lực của thuốc được duy trì lâu dài, nhưng sự tồn dư

của thuốc BVTV trong bộ phận của rau không thể phát hiện bằng mắt thường. Trình

độ hiểu biết của người dân còn hạn chế và cộng với lợi ích trước mắt, người nông dân đã quá làm dụng thuốc BVTV, không tuân thủ thời gian cách ly dẫn đến dư

lượng thuốc BVTV trong các bộ phận cây rau vượt quá ngưỡng cho phép. Hậu quả đem lại là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và động vật, gây ngộđộc thức ăn, thậm chí còn dẫn đến tử vong. Khi sử dụng thuốc BVTV không chính xác và khoa học sẽ phá vỡ quần thể tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường đất và nước.

Theo kết quả điều tra của Cục trồng trọt (2009), tỷ lệ mẫu rau xanh có mức dư

lượng thuốc BVTV vượt giới hạn cho phép năm 2009 còn trên 6%, giảm hơn năm trước (năm 2008 là 11%). Tại hội nghị về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành nông nghiệp vừa diễn ra hôm 25/8/2012, Cục Bảo vệ thực vật công bố kết quả kiểm tra 25 mẫu rau tại các tỉnh phía Bắc, có tới 44% mẫu rau có dư lượng thuốc BVTV, trong đó 4% có hoạt chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép. Kiểm tra 35 mẫu rau tại các tỉnh phía Nam, phát hiện 54% có dư lượng thuốc BVTV, trong đó 8,6% mẫu được phát hiện có hàm lượng thuốc BVTV đủ khả năng gây ngộ độc cho người sử dụng. Tại Bình Dương, kiểm tra 228 mẫu có đến 72 mẫu phát hiện dư lượng clo và 9 mẫu có dư lượng thuốc BVTV vượt giới hạn. Tại Đồng Nai, kiểm tra 495 mẫu rau, có tới 56 mẫu có dư lượng thuốc BVTV cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Một số loại rau thường phát hiện chứa nhiều dư lượng thuốc BVTV như: hành, cà chua, đậu đỗ, mướp đắng, dưa chuột …Tổng diện tích sản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

xuất rau quả hàng năm của Nghệ An khoảng 15.137 ha, sản lượng đạt từ 150 – 170 nghìn tấn với phong phú chủng loại. Qua điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trên cây rau cho thấy, hàng năm có tới 60,8% nông dân sử dụng thuốc BVTV sai quy trình. Trong đó: không đảm bảo thời gian cách ly 25%, sử dụng thuốc không nằm trong danh mục trên cây rau 42,3%, sử dụng không đúng liều lượng, kỹ thuật 30%. Các loại thuốc được sử dụng trên rau lên tới 27 loại, trong đó nhóm được coi là ít nguy hiểm là thuốc kích thích sinh trưởng chỉ có 4 loại, còn lại là 15 loại thuốc trừ sâu và 8 loại thuốc trừ bệnh. Trong năm 2011, chi cục BVTV cũng đã tiến hành lấy mẫu phân tích tồn dư thuốc BVTV trên cây rau, số mẫu phát hiện dư lượng lên tới 18/90 mẫu (chiếm 20%).

Dư lượng thuốc BVTV không chỉ tồn dư trong nông sản, thực phẩm mà còn

được tìm thấy trong đất và nước, mặc dù ở mức thấp dưới ngưỡng cho phép song chúng tồn tại khá phổ biến. Thực tế cho thấy nhiều loại thuốc BVTV đã cấm sử dụng từ 1992 như DDT, Lindan, 666 … nhưng qua phân tích người ta thấy chúng còn tồn tại trong đất, nước. Phân tích nước, 32% số mẫu có dư lượng thuốc BVTV, trong đó có 4% mẫu chứa lân hữu cơ Methamidophos, 6% Cypermethrin và Pyrethroit, 22% số

mẫu có dư lượng Clo hữu cơđược chuyển hóa từ HCl, Lindan, DDT …

Trong tháng 9/2012, Cục bảo vệ thực vật tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trên rau của hơn 14.500 hộ nông dân, đã phát hiện số hộ vi phạm lên tới hơn 3.900 hộ, chiếm 26,85%. Các hình thức vi phạm chủ yếu: sử dụng thuốc BVTV ngoài danh mục, sử dụng thuốc không đúng kỹ thuật: nồng độ, liều lượng, thời gian cách ly. (Hạnh Vân, 2009)

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý và sử dụng hóa chất nông nghiệp trong sản xuất rau tập trung tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 31)