Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý và sử dụng hóa chất nông nghiệp trong sản xuất rau tập trung tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 30)

Thuốc BVTV bắt đầu được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ giữa những năm 1950, cụ thể là năm 1957 ở miền Bắc và năm 1962 ở miền Nam, chính thức sử dụng rộng rãi ở nước ta vào năm 1959. Khi đó lượng thuốc sử dụng hàng năm ước tính chỉ khoảng 100 tấn. Chỉ hơn 30 năm sau, lượng thuốc sử dụng hàng năm đã tăng lên gấp 100 lần so với thời điểm bắt đầu sử dụng, từ năm 1986 – 1990 khoảng 13.000 – 15.000 tấn (Nguyễn Trần Oánh, 2007)

Lượng thuốc BVTV được sử dụng ở nước ta tăng nhanh. Trong vòng 10 năm gần đây (2000 - 2011), số lượng thuốc BVTV sử dụng tăng 2,5 lần, số loại thuốc

đăng ký sử dụng tăng 4,5 lần và giá trị thuốc nhập khẩu tăng khoảng 3,5 lần. Giá trị

nhập khẩu năm 2008 là 472 triệu USD, năm 2010 là 537 triệu USD, năm 2011 là 576 triệu USD.

Thuốc BVTV đang được sử dụng trên thị trường rất đa dạng về chủng loại, phong phú về sản phẩm. Tính đến đầu năm 2012, trong danh mục thuốc BVTV

được phép sử dụng ở Việt Nam, thuốc sử dụng trong nông nghiệp gồm 1.418 hoạt chất với 3.520 tên thương phẩm. Đặc biệt từ năm 2007 đến nay, thuốc trừ sâu sinh học, có nguồn gốc sinh học (Abamectin, Emamectin …) chiếm khoảng 30% so với tổng lượng thuốc trừ sâu trên thị trường.

Hiện nay, khối lượng thuốc bảo vệ thực vật thương phẩm sử dụng không ngừng tăng lên, hiện dao động trong khoảng 35.000 - 42.000 tấn (Số liệu của Viện Bảo vệ Thực vật, năm 2008). Một thống kê khác của Bộ Y tế cho biết, từ năm 1999

đến tháng 8/2004, trên toàn quốc đã xảy ra 1.245 vụ ngộđộc thực phẩm với số bệnh nhân 28.014 người, trong đó có 333 trường hợp tử vong. Một trong những nguyên nhân cơ bản là ngộđộc hóa chất, chiếm từ 11 - 25 %.

Theo số liệu của Chi cục bảo vệ thực vật Bắc Ninh năm 2014 cung cấp, tính trung bình cho một năm ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh sử dụng hết 120 - 160 tấn hóa chất bảo vệ thực vật trên 120.000 ha đất canh tác trong đó thuốc trừ sâu chiếm 68,33 - 82,20 %; thuốc trừ bệnh chiếm 12,6 - 15,5 %; thuốc trừ cỏ chiếm 3,3 - 11,9 %. Tại các vùng thâm canh rau như: Võ Cường, Vân Dương, Nam Sơn... lượng hóa chất bảo vệ thực vật và phân hóa học còn sử dụng cao gấp 3 - 5 lần các vùng trồng lúa. Các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19

loại thuốc trừ sâu được nông dân dùng phổ biến là Padan, Marshal, Virtako... Các loại thuốc trừ cỏ, thuốc diệt chuột và các thuốc khác hiện được sử dụng với số lượng ngày càng tăng. Các nhóm thuốc chính thuộc nhóm clo hữu cơ không còn xuất hiện trên thị

trường, nhóm cacbonat chiếm 10 % thị phần và 70 % là các loại thuốc tổng hợp (thuốc có đặc tính sinh học thân thiện với môi trường), 10 % còn lại là các loại thuốc khác như

các thuốc trừ nấm: Anvil, Validacin...

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý và sử dụng hóa chất nông nghiệp trong sản xuất rau tập trung tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 30)