yếu là phân chuồng, bã thải vệ sinh.... mang theo một lượng lớn các sinh vật gây bệnh gây hại cho môi trường và sức khỏe con người.
Ảnh hưởng đến con người: Theo các chuyên gia của Ủy ban liên minh chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC), sử dụng phân khoáng đặc biệt là phân lân lâu dài với lượng lớn cho cây trồng có thể dẫn tới hàm lượng làm tăng độc tố Cd trong đất, khi đi vào trong sản phẩm gây tác động xấu đến sức khỏe con người.
Khi sử dụng phân đạm nhiều gây ra rửa trôi NO3- trong nước ngầm, tích
đọng trong nông sản, theo chuỗi thức ăn chúng đi vào cơ thể người gây hại đến sức khỏe con người. Khi lượng Methoemoglobin > 50 – 70% thì có thể gây chết ở trẻ
em. Ngoài ra, NO2- dưới tác dụng của enzim, hoạt đọng của vi sinh vật, quá trình sinh hóa trong dạ dày, NO2- khi kết hợp với các axitamin tự do tạo thành Nitrosamine (là một tác nhân gây sai lệch nhiễm sắc thể, truyền đạt sai thông tin di truyền), gây ra ung thưở người .
Kết quả nghiên cứu của Bùi Cách Tuyến và cộng sự (1998) thể hiện rõ, khi bón đạm cho bắp cải lần cuối đến lúc thu hoạch cách nhau 20 ngày là an toàn, nếu thời gian cách ly sản phẩm từ 8 – 15 ngày thì tồn dư NO3- cao (632 – 700mg/kg). Vì thế, bón phân cân đối, hợp lý là yêu cầu quan trọng đảm bảo an toàn cho môi trường và đặc biệt là sức khỏe của con người.
Phân hữu cơ thường là phân chuồng, phân bồn vệ sinh, có chứa lượng lớn các vi sinh vật gây bệnh, có thể tồn dư trong nông sản, con người sử dụng sẽ rất có hại cho sức khỏe. Để đảm bảo sức khỏe, trước khi bón cần ủ phân để tiêu diệt các mầm bệnh trong phân, giúp giảm tác hại đến con người.
2.2.5. Nguyên nhân làm tăng khả năng gây ảnh hưởng xấucủa phân bón tới môi trường trường
`Theo FAO, các nguyên nhân làm tăng ảnh hưởng xấu của phân bón tới môi trường không chỉ liên quan đến tình trạng sử dụng phân bón mà còn liên quan tới nhiều khâu trong kỹ thuật trồng trọt: làm đất, chọn cây trồng, gieo trồng, chăm sóc.
Làm đất không hợp lý: bón nhiều phân trong thâm canh cần cày sâu làm đất kỹ kết hợp với các kỹ thuật tiên tiến khác mới cho hiệu quả phân bón cao. Làm đất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16
tối thiểu không cho phép sử dụng nhiều phân bón đòng thời lại tạo khả năng để
phân bón ảnh hưởng xấu tới môi trường.
Giống cây trồng không thích hợp: Mỗi loại cây có yêu cầu khác nhau vềđiều kiện dất đai, khí hậu. Sử dụng loại cây, giống cây không thích hợp làm cây trồng phát triển chậm và sử dụng phân bón không hiệu quả.
Kỹ thuật gieo trồng không hợp lý: Mỗi loại cây, giống cây có yêu cầu xác
định về kỹ thuật, mật độ khoảng cách, thời vụ riêng. Không đảm bảo đúng yêu cầu trên không chỉ ảnh hưởng xấu tới cây trồng mà còn làm tăng khả năng ảnh hưởng xấu của phân đã sử dụng tới môi trường.
Chăm sóc không hợp lý: Mỗi loại cây, giống cây trồng có yêu cầu xác định về chế độ nước, trừ cỏ, thuốc bảo vệ thực vật. Áp dụng các biện pháp chăm sóc không phù hợp với cây làm cây trồng sinh trưởng kém, năng suất và chất lượng thấp, còn làm tăng khả năng ảnh hưởng xấu của phân bón đã sử dụng tới môi trường.
Bón phân không hợp lý: Mỗi loại cây, giống cây trồng, mức năng suất có yêu cầu xác định về lượng, các loại phân bón, phương pháp bón phù hợp với đặc điểm
đất đai, khí hậu cụ thể của sản xuất. Sử dụng phân bón không cân đối và hợp lý về
lượng, thời kỳ bón, vị trí bón phối hợp với các phân khi bón làm cây trồng sinh trưởng kém, năng suất và chất lượng thấp mà còn tăng khả năng ảnh hưởng xấu của phân bón đã sử dụng tới môi trường.