Khoảng 100 năm về trước, nhà thực vật học nổi tiếng người Đức là Julius Von Sachs đã phát hiện rằng trong cây có một dạng chất hữu cơ đặc biệt có khả
năng kích thích sự sinh trưởng của thân, lá, rễ, hoa, quả...Nhóm chất này luôn tồn tại trong cây với nồng độ rất thấp, đó chính là các hoocmon sinh trưởng.Trong quá trình sinh trưởng, thực vật không những cần các chất Protein, Gluxit, Lipit, Axit Nucleic để cấu tạo nên tế bào, mô và cung cấp năng lượng cho hoạt động sống mà còn cần rất nhiều các hoạt tính sinh học sinh lí cao, là những thành phần chiếm rất ít trong cơ thể của cây, nhưng lại có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều khiển sự thúc đẩy sinh trưởng của cây như: Vitamin, enzim, và chất điều hòa sinh trưởng, chất kích thích sinh trưởng, hoomon thực vật trong đó chất kích thích sinh trưởng là nhóm chất có nhiều ý nghĩa nhất trong sinh trưởng thực vật.Chất kích thích sinh trưởng được tổng hợp chủ yếu trên đỉnh sinh trưởng của cây. Ngoài ra, nó còn được tổng hợp trên các bộ phận đang phát triển mạnh như lá, hoa quả, rễ non, phôi và chi phối sự hình thành các cơ quan sinh trưởng (Vũ Quang Sáng, 2014).
Năm 1980 Đacwin đã phát hiện hiện tượng hướng quang rất mạnh của ngọn mầm cây hòa thảo nảy mầm khi chiếu sáng từ một hướng tất là sự sinh trưởng uốn cong về nguồn chiếu sáng tới đầu ngọn cây nói chung và cây hòa thảo nói riêng. Ông cho rằng: đỉnh ngọn mầm cây là nơi tiếp nhận kích thích của ánh sáng. Năm 1979, Paol đã cắt đỉnh 3 mầm cây và đặt lại chỗ củ. Nếu đặt nguyên như cũ thì cây sinh trưởng binh thường, nhưng nếu đặt một bên hoặc để trong tối thìxảy ra hiện tượng uốn cong hướng động của ngọn cây hòa thảo như trường hợp chiếu sáng một hướng. Ông kết luận rằng: đỉnh ngọn cây đã hình thành một chất sinh trưởng nào đó vận chuyển xuống dưới cây và gây nên sự sinh trưởng của phần chồi dưới. Năm 1934, giáo sư người Hà Lan Kogl đã xác minh chất đó là acid β indol acetic, tiếp đó nhà khoa học đã chứng minh nó là auxin, một hoocmon thực vật (phytohoocmon)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23
quan trọng trong toàn bộ thế giới thực vật. Bởi vì chúng có vai trò cơ bản trong quá trình phối hợp sinh trưởng và phân hóa tế bào cần thiết cho sự phát triển bình thường của thực vật. Sự phát hiện ra các chất điều hòa sinh trưởng là rất quan trọng trong lịch sử. Từđó, có rất nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực sinh lý học thực vật và phát hiện nhiều chất điều hòa sinh trưởng khác. Xác định được bản chất hóa học, đặc điểm tác dụng của nó trong cơ thể thực vật. Ngày nay, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong ngành hóa học và sinh học. Nhiều nhà khoa học đã tìm ra nhiều chất hữu cơ nhân tạo có đặc tính giống chất điều hòa sinh trưởng tổng hợp chính trong cơ thể thực vật. Bằng con đường tổng hợp hóa học hàng loạt các chất hữu cơ, chất Auxin lần lượt ra đời. Các chất này được ứng dụng nhiều trong thực tế
sản xuất nhằm nâng cao phẩm chất cây trồng. Qua kết quả trình bày của Lang (1961) thì Auxin có thể thúc đẩy và ức chế sự khởi phát hoa nhưng ức chế phổ biến hơn thúc đẩy. Sự thúc đẩy thường thấy trong điều kiện cảm ứng quang kỳ mà liên quan đến ngưỡng của sự ra hoa. Tác động của auxin tùy thuộc rất lớn vào những yếu tố mà có thể có lợi hoặc bất lợi trong cùng một loài.
Ví dụ: Cây đậu nành Biloxi và cây Hyoscyamus: thì tác động của auxin tùy thuộc vào nồng độ. Ở nồng độ thấp thì sẽ thúc đẩy sự ra hoa nhưng ở nồng độ cao lại
ức chế. Sự ức chế ra hoa ở nồng độ cao có lẻ không lạ bởi nó liên quan đến nhiều Auxin ngăn cản kích thích sự sinh trưởng.Nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy Auxin không đối kháng với sự khởi phát hoa như sự hiện diện của nó ở một nồng độ
nhất định được yêu cầu một cách tuyệt đối nếu hoa được hình thành. Ví dụ: Trên cây cà chua, Zeeww tìm thấy rằng sự hiện diện của lá non có thể ảnh hưởng rất lớn đến sựđáp ứng với NAA. Auxin chỉ thúc đẩy sự ra hoa khi không có sự
hiện diện của Auxin và ngược lại không có hiệu quả khi có sự hiện diện của nó. Sự
hoạt động của Auxin cũng tùy thuộc vào điều kiện phổ biến của nhiệt độ. Thí dụ: Trên cây Xanthium và cây Hyoscyamus, nồng độ tối hảo của auxin thay đổi với lượng bức xạ và thời gian của quang kỳ. Nồng độ cũng vậy, dường nhưảnh hưởng
đến hiệu quả cuối cùng của auxin trong một số thí nghiệm trên cây chrysanthenum. Hầu như ở tất cả các nước trên thế giới đều có một hoặc vài cơ sở sản xuất các chất điều hòa sinh trưởng, vi lượng và các chế phẩm tăng năng suất cho cây
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24
trồng. Việc bón phân vi lượng vào đất trồng định kỳ và phun các chế phẩm tăng năng suất cây trồng bằng các phương tiện cơ giới, máy bay đã trở thành phổ biến ở
nhiều nước như Liên Xô cũ, Mỹ, Anh, Nhật,Đức, Ba Lan, Trung Quốc, Hungari... Ví dụ, một số cơ sở sản xuất như: Phylaxia của Hungari, Kiowa của Nhật Bản, Kurgan của Liên Xô cũ, Plant-Power 2003 của Đức, Đặc Đa Thu của Trung Quốc....(Nguyễn Văn Uyển, 1995)