Ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng trong nông nghiệp.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý và sử dụng hóa chất nông nghiệp trong sản xuất rau tập trung tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 36 - 38)

Ngày nay, các chất điều hòa sinh trưởng thực vật tổng hợp được ứng dụng trong nông nghiệp ngày càng phổ biến với rất nhiều mục đích. Có thể nêu lên một số mục đích chính thường được ứng dụng như sau:

- Kích thích hạt giống nẩy mầm nhanh và đều thường dùng các chất Auxin và GA.

- Kích thích ra rễ cho cành chiết, cành giâm: Chất có hiệu quả cao là Auxin. - Kích thích nhanh sự sinh trưởng của cây: Với những cây trồng cần tăng chiều cao như mía, các cây lấy sợi (nhưđay, gai) thì sử dụng chất GA. Đối với lúa,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

rau, màu, hoa, cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm có thể dùng Auxin, GA hoặc Cytokinin.

- Kích thích ra hoa: Với nhiều loại cây ăn quả như dứa, nhãn, xoài … muốn ra hoa sớm và tập trung thường dùng các chất điều hòa sinh trưởng. Tùy theo loại cây, có thể dùng nhiều chất như Auxin, GA hoặc Etylen, Paclobutrazol. Với mỗi loại cây và mỗi loại chất có cách dùng cụ thể riêng.

- Hạn chế rụng hoa, rụng quả: Thường dùng các chất Auxin và GA.

- Làm quả mau chín và chín đồng loạt: Chất thường dùng là Ethylen, có thể

áp dụng cho các cây ăn quả như xoài, chuối, dứa, sapô, cà chua, ớt. Phun thuốc khi quảđã già hoặc có một vài quả bắt đầu chín. Ngược lại, muốn cho quả chậm chín để

kéo dài thời gian thu hoạch có thể dùng chất GA. Với hoa, muốn tươi lâu có thể

dùng chất Cytokinin.

- Kích thích tiết nhựa của các cây có mủ: Trong ngành cao su thường dùng thuốc Ethrel bôi lên miệng cạo để kích thích ra mủ, tăng sản lượng mủ.

- Điều khiển sự phát sinh rễ và chồi trong kỹ thuật nuôi cấy mô: Trong môi trường nuôi cấy thường phải cho một tỷ lệ thích hợp giữa Auxin và Cytokinin để

tạo thành một cây hoàn chỉnh, cân đối đủ cả rễ, thân và lá. Trong đó, Auxin kích thích ra rễ, còn Cytokinin kích thích ra chồi.

Ngoài ra, còn được ứng dụng với nhiều mục đích khác như kích thích hoặc kìm hãm nẩy mầm của củ giống (khoai, hành, tỏi), kích thích ra nhiều hoa đực hoặc hoa cái (dưa, bầu, bí), tạo quả ít hoặc không hạt (nho, cam, chanh, cà chua, dưa), làm rụng lá để dễ thu hoạch (đậu, bông), làm cây thấp lại để tăng mật độ trồng (bông vải), tạo dáng cho cây cảnh…

Có thể nói các chất điều tiết sinh trưởng thực vật có tác dụng thật kỳ diệu,

điều khiển được cây trồng sinh trưởng phát triển theo ý muốn của con người. Tuy vậy, các chất này thường biểu hiện tác dụng ở những liều lượng rất thấp và hiệu quả có thể

thay đổi tùy theo tình hình sinh trưởng cây. Vì vậy, khi áp dụng cần thực hiện đúng theo hướng dẫn. Cẩn thận hơn, nếu áp dụng lần đầu nên làm trên diện hẹp, sau khi có kết quả và kinh nghiệm mới áp dụng trên diện rộng ( Nguyễn Mạnh Cuờng, 2013).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý và sử dụng hóa chất nông nghiệp trong sản xuất rau tập trung tại thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)