II Phân theo huyện/thành phố
4.3.1 Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất rau của thành phố Bắc Ninh
Rau là một loại cây trồng có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn nhưng lại cho năng suất và sản lượng cao. Vì vậy nhu cầu dinh dưỡng của cây rau tương đối lớn và vượt quá khả năng cung cấp của đất nên người nông dân thường sử dụng nhiều loại phân bón khác nhau. Theo kết quả khảo sát thực tế trên địa bàn thành phố
Bắc Ninh người nông dân thường sử dụng một số loại phân bón:
Phân hữu cơ: phân gà, phân chuồng, phế phụ phẩm nông nghiêp … hầu hết chúng được ủ hoai mục trước khi bón cho rau.
Đối với phân vô cơ, người dân sử dụng 100% đạm ure để bón trực tiếp cho rau. Phân lân chủ yếu sử dụng supe lân (hàm lượng khoảng 16% P2O5) và kali sử
dụng Kaliclorua (hàm lượng 60% K2O). Để tìm hiểu rõ hơn về mức độ sử dụng phân bón cho rau tại thành phố Bắc Ninh, chúng ta đi sâu nghiên cứu từng loại phân như sau:
4.3.1.1 Thực trạng sử dụng phân hữu cơ:
Trong sản xuất rau, phân hữu cơ chiếm một vị trí rất quan trọng. Ngoài việc cung cấp các nguyên tố đa lượng N, P, K cho cây, phân hữu cơ còn là nguồn cung cấp các nguyên tố vi lượng không thể thiếu trong quá trình phát triển và tạo năng suất như Bo, Mangan, Kẽm, … Phân hữu cơ còn vai trò quan trọng là làm tơi xốp
đất, tăng độ mùn, góp phần cải tạo đất, giữẩm cho đất trong mùa khô. Ngoài ra, khi gia tăng hàm lượng mùn, chúng kết hợp với các loại phân hóa học khi bón vào đất, chống làm trôi phân và làm tăng hiệu suất sử dụng của phân.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44
Qua khảo sát thực tế của 120 hộ sản xuất tại Thành phố Bắc Ninh, cho thấy có 34/120 hộ (chiếm 28,33%) sử dụng phân hữu cơ bón cho rau và lượng phân hữu cơ được người sử dụng cho các loại rau thấp hơn rất nhiều so với khuyến cáo của Quy trình sản xuất RAT. Phân hữu cơ chủ yếu là phân lợn, phân gà, phân trâu bò ủ
hoai mục với vôi và tro bếp để bón lót cho cây trồng. Tất cả các hộ có sử dụng phân hữu cơđều tiến hành ủ và tuân thủ thời gian ủ tối thiểu trước khi bón phân cho rau. Bên cạnh đó, vẫn có 4 hộ (chiếm 11,76% tổng số các hộ sử dụng phân hữu cơ) có thói quen sử dụng nước thải chăn nuôi tưới trực tiếp cho rau. Đây là hình thức sử
dụng phân làm sản phẩm rau chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng vì vậy hình thức này cần được loại bỏ hoàn toàn.
Bảng 4.8 Mức sử dụng phân hữu cơ cho một số loại rau tại Thành phố Bắc Ninh STT Loại rau Phân hữu cơ (tấn/ha/vụ) Rau thường Quy trình RAT X Sd 1 Dưa chuột 7,5 1,29 20 2 Cải bắp 7,3 1,64 25 3 Bí đỏ 6,2 0,86 25 4 Su hào 7,8 1,12 25 5 Cà chua 8,2 0,76 20 6 Súp lơ 6,9 0,92 25
Ghi chú: X là giá trị trung bình, Sd là độ lệch chuẩn
Qua bảng số liệu ta thấy lượng phân hữu cơ sử dụng cho các loại rau ở thành phố Bắc Ninh hiện nay là quá thấp so với mức khuyến cáo của quy trình sản xuất RAT. Cụ thể, với dưa chuột lượng phân hữu cơ bón trung bình là 7,5 tấn/ha/vụ, tương đương với 37,5% lượng bón mà quy trình khuyến cáo; hay như cải bắp lượng phân hữu cơ bón trung bình 8,3 tấn/ha/vụ, tương đương 33,3% lượng bón so với quy trình khuyến cáo. Trên thực tế vẫn còn 86 hộ không sử dụng phân hữu cơ bón cho cây. Việc các hộ nông dân không sử dụng phân hữu hay sử dụng với lượng thấp hơn nhiều so với khuyến cáo là do phần lớn các hộ lấy nguồn phân bón từ hoạt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45
động chăn nuôi. Mà trong các hộđược điều tra thì có 30/120 hộ tham gia chăn nuôi, các hộ còn lại không tham gia chăn nuôi nên không chủ động được nguồn phân. Ngoài ra, phần lớn các hộ nông dân chưa định lượng được lượng phân bón một cách chính xác. Lượng phân bón trên cũng một diện tích rau màu là khác nhau, tùy vào lượng phân bón cung ứng, cũng như việc đầu tư của các hộ. Đa số không sử dụng phân hữu cơ bón cho cây trồng, khối lượng phân hữu cơđược sử dụng không đủ bù lại trả lượng chất dinh dưỡng mà cây trồng đã lấy đi từđất. Điều này diễn ra trong thời gian dài sẽ làm giảm sức sản xuất của đất dẫn đến làm giảm năng suất cây trồng nếu không có sự cải thiện kịp thời.
4.3.1.2 Thực trạng sử dụng phân vô cơ:
Bên cạnh việc sử dụng phân hữu cơđể duy trì mức độ thâm canh cao trong sản xuất rau thì không thể không nhắc đến phân vô cơ. Do hiệu quả cao và tác động nhanh chóng của phân vô cơ mà người nông dân sử dụng nó thay thế cho phân hữu cơ chậm phân hủy. Hiện tại, người dân thành phố Bắc Ninh vẫn có thói quen sử
dụng phân vô cơ theo kinh nghiệm, sử dụng những loại phân vô cơ truyền thống (
đạm ure, supe lân và Kali clorua). Các hộ nông dân chưa có khái niệm về phân tổng hợp. Để thu nhiều lợi ích trước mắt như tăng năng suất cây trồng, tiết kiệm ngày công và sức lao động, người dân thường lạm dụng phân vô cơ bón cho rau màu. Hậu quả gây mất cân đối các thành phần dinh dưỡng trong đất, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường. Trước thực trạng trên, tôi tiến hành điều tra khảo sát tình hình sử dụng phân vô cơ tại thành phố Bắc Ninh, kết quả như sau:
4.3.1.2.1 Thực trạng sử dụng phân đạm
Chủng loại và phương thức sử dụng phân đạm:
Trong sản xuất rau người nông dân phải luôn coi trọng việc bón phân đạm bởi phân đạm rất cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh. Rau, quả được bón phân đạm sẽ thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều, lá to, xanh, mỡ
màng, lá quang hợp tốt vì vậy làm tăng năng suất cây trồng. Đối với rau ăn lá (rau mùi, thì là, rau cải cúc…) mỗi lứa rau có thể được tưới đạm khoảng 3 – 5 lần, còn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46
điều kiện khí hậu và mức độ sinh trưởng của cây trồng. Theo khảo sát cho thấy 100% các nông hộ sử dụng đạm ure bón cho rau, quả. Các hình thức bón đạm cụ thể như sau: Hòa một lượng phân đạm vào nước rồi tưới cho cây trồng, hình thức này thường sử dụng thùng ô roa tưới cho rau hoặc dùng gáo múc tưới vào từng gốc cây. Tuy đây là biện pháp gây tốn thời gian và tốn công nhưng lại được nhiều người sử
dụng để chăm sóc cây trồng. Bởi mỗi lần tưới đạm phải phụ thuộc vào mức độ sinh trưởng của cây trồng và nguồn nước sử dụng.
Rắc trực tiếp lên các luống rau rồi dùng thùng ô roa tưới lên mặt luống hay bón vào từng gốc cây khi mặt đất đã đủ độẩm. Đây là biện pháp làm nhanh, đỡ tốn thời gian và khá phổ biến, tuy nhiên lượng đạm bón cho mỗi cây không đồng đều thường ước lượng tương đối.
Bón đạm là biện pháp làm tăng năng suất cây trồng nên việc bón đạm được người dân sử dụng nhiều trong sản xuất rau. Bình quân, đối với cây rau ăn quả cứ
khoảng 12 – 20 ngày bón 1 lần đạm, riêng đối với cây rau ăn lá số lần bón trung bình khoảng 5 – 7 ngày. Nhiều khi đang trong thời gian thu hoạch mà phân đạm vẫn
được bón dẫn đến nguy cơ tồn dư nitrat trong rau là rất cao. Bên cạnh đó, dù người dân tưới rau dưới bất kỳ hình thức nào thì lượng phân đem bón đều được ước lượng theo kinh nghiệm hoặc bằng ống bò. Vì vậy, lượng đạm cung cấp cho cây trồng không đều nhau và khó kiểm soát. Điều này cho thấy, người dân sử dụng phân đạm hết sức tùy tiện không theo một quy trình nào cả, hơn nữa khoảng cách từ lần bón cuối cùng đến khi thu hoạch cũng không được người dân quan tâm.
Mức độ sử dụng phân đạm trong sản xuất rau của thành phố Bắc Ninh Bón phân chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất khi áp dụng theo “4 đúng” nghĩa là bón đúng loại, đúng liều lượng, đúng thời gian và đúng phương pháp. Để
bón phân hiệu quả, người ta đưa ra lượng phân khuyến cáo sử dụng cho quy trình sản xuất RAT như sau:
Đểđánh giá tình hình sử dụng phân vô cơ của các hộ nông dân, so sánh mức
độ đầu tư phân bón của các hộ trong sản xuất rau với khuyến cáo bón phân cho RAT như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47
Trên thực tế các hộ nông dân sử dụng phân đạm thường nhiều hơn so với mức khuyến cáo rất nhiều.
Hình 4.1 : So sánh lượng phân đạm thực tế và khuyến cáo sử dụng trên một số
cây rau.
Cụ thể, lượng đạm bón thực tế cho su hào là 266,5 kg/ha/vụ và gấp 2,27 lần so với khuyến cáo. Với cà chua, lượng phân đạm người dân bón thực tế là 231,7 kg/ha/vụ và gấp 1,74 lần so với khuyến cáo.
Phần lớn người dân sử dụng phân đạm theo kinh nghiệm vì lý do này mà lượng đạm được bón không phù hợp, nhiều hơn so với mức khuyến cáo. Mặt khác, họ thường bón nhiều lần, trong đó số lần bón và lượng phân trên mỗi lứa rau của từng hộ cũng không giống nhau. Người dân sử dụng phân bón dựa vào điều kiện khí hậu cũng như mức độ tăng trưởng của cây trồng ở thời điểm hiện tại. Họ chỉ
quan tâm đến đầu tư nhiều phân đạm để đạt năng suất cây trồng cao mà không nhận thức được việc bón nhiều đạm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng rau, sức khỏe người tiêu dùng cũng như môi trường đất.
Như vậy, thực trạng sử dụng phân đạm trong sản xuất rau ở thành phố Bắc Ninh chưa khoa học. Người dân sử dụng lượng phân đạm cũng như thời gian bón không
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48
theo quy trình kĩ thuật . Khi sản phẩm bán được giá thì họ tăng lượng phân bón cho cây
để cây phát triển và nhanh thu hoạch. Việc bón đạm quá nhiều không những tồn dư
nitrat trong rau mà còn gây rửa trôi, tồn dư lượng lớn đạm trong môi trường đất, nước làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và gây mất cân bằng sinh thái.
4.3.1.2.2. Tình hình sử dụng phân lân và phân kali
Phương thức và chủng loại sử dụng phân lân, kali
Lân có tác dụng làm cho quả, hạt chắc, đẹp mã, làm cho bộ rễ của cây phát triển đầy đủ, cây cứng cáp, chống chịu với các loại sâu bệnh hại và các thay đổi bất lợi của điều kiện ngoại cảnh. Ngoài ra, phân lân còn làm tăng tính chịu đựng của sản phẩm khi vận chuyển, chế biến. Phân lân có thể dùng với đạm để bón lót trước khi trồng rau. Lân cũng dùng để bón thúc khi cây trồng vào giai đoạn phát triển, khi
đó lân được bón trực tiếp cho cây trồng.
Kali có tác dụng thúc đẩy quá trình tích lũy vật chất – sản phẩm của quá trình quang hợp và bộ phận dự trữ của cây rau. Người dân thường bón kali khi cây hình thành nụ và hoa. Tập quán sử dụng tro bếp kết hợp phân chuồng bón lót cho cây trồng cũng là nguồn cung cấp kali cho cây, đây cũng là nguồn cung cấp kali rất hữu ích mang lại hiệu quả cao.
Hầu hết người dân thành phố Bắc Ninh sử dụng supe lân (16% P2O5) và kaliclorua (60% K2O) bón trực tiếp cho cây.
Mức độ sử dụng phân lân
Theo thống kê ở hình 1.2 cho thấy lượng phân lân dùng để bón cho rau cao hơn so với mức khuyến cáo của quy trình sản xuất RAT, đặc biệt là rau ăn quả. Mức bón lân nhiều nhất là đối với cây su hào 163,3 kg/ha/vụ, gấp 1,81 lần so với khuyến cáo.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49
Hình 4.2: So sánh lượng phân lân sử dụng thực tế và lượng khuyến cáo sử
dụng trên một số loại rau
Đặc biệt đối với cây cà chua, lượng phân bón thực tế của người dân là 114,8 kg/ha/vụ và gấp 2,51 lần so với khuyến cáo của quy trình sản xuất RAT. Với cây dưa chuột, lượng bón phân lân thực tế là 98,5 kg/ha/vụ, gấp 1, 57 lần so với khuyến cáo của quy trình sản xuất RAT.
Mức độ sử dụng kali
Theo số liệu thống kê cho thấy, người dân bón phân kali rất thấp so với mức khuyến cáo của quy trình sản xuất RAT. Cụ thể đối với súp lơ, lượng bón thực tế
của kali là 83,3 kg/ha/vụ, chỉ chiếm 66,64% so với khuyến cáo. Đối với su hào, lượng phân kali thực tế bón là 65,6 kg/ha/vụ, chiếm 74,54% so với lượng khuyến cáo của quy trình sản xuất RAT.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50
Hình 4.3: So sánh lượng phân kali sử dụng thực tế và lượng khuyến cáo sử
dụng trên một số loại rau
Hình 1.3 thể hiện rõ chênh lệch lượng bón phân kali thực tế với lượng phân khuyến cáo sử dụng cho sản xuất RAT. Cách bón từng loại phân và thời điểm bón cho rau của các hộ nông dân đa số phụ thuộc vào kinh nghiệm sản xuất trong nông nghiệp. Theo điều tra, có đến 86/120 (chiếm 71,67%) số hộ sử dụng phân bón theo kinh nghiệm, 18/120 (chiếm 15%) hộ bón phân theo sự hướng dẫn của cán bộ
khuyến nông phường và 16/120 (chiếm 13,33%) hộ sử dụng theo sách báo, khuyến cáo của nhà sản xuất. Như vậy, các hộ nông dân chưa quan tâm chú trọng đến việc sử dụng phân thế nào cho hợp lý và khoa học. Lượng bón phân đạm và lân rất cao, trong khi lượng phân kali bón cho cây trồng lại ít hơn rất nhiều so với khuyến cáo. Theo điều tra, người dân thành phố Bắc Ninh có dụng phân vi sinh trong sản xuất nông nghiệp nhưng với tỷ lệ nhỏ và vẫn chưa quan tâm nhiều về loại phân này.
4.3.1.2.3. Tình hình sử dụng phân bón qua lá
Ngày nay việc phát triển công nghệ nên rất nhiều công ty đã ra các sản phẩm phân bón qua lá, phân tưới để phun hay tưới trực tiếp qua lá (không cần phải đổ trực
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51
tiếp vào gốc)để trực tiếp nuôi cây phát triển cũng như tăng khả năng đậu hoa, kết quả của cây. Các sản phẩm này chủ yếu cũng có thành phần như lân, đạm (kích thích cây ra rễ và phát triển thân lá tốt hơn),kali (giúp cây chống chịu và thúc đẩy hình thành quá trình xuống củ, nuôi quả tôt hơn). Ngoài ra cũng cung cấp đáng kể
một số nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây như Mo, Cu, Zn, Mn, Mg....cho cây phát triển. Tuy nhiên các sản phẩm này rất nhiều chủng loại, mẫu mã và chất lượng khác nhau. Và việc dùng các sản phẩm này đang tràn lan, không có sự kiểm soát chặt chẽ sẽ có ảnh hưởng nguy hại tới sức khỏe môi trường và con người.
Bảng 4.9: Tình hình sử dụng các loại phân bón qua lá cho rau tại địa phương Số lần phun thuốc/vụ (% số hộđiều tra) Cách sử dụng phân bón lá (% số hộđiều tra) 1 – 2 lần 3 – 4 lần Trên 4 lần
Theo khuyến cáo nhà sản xuất
Theo thói quen sử dụng
Tùy ý thích 54,2 35 10,8 17,5 69,2 13,3
Qua bảng trên cho ta thấy tập quán sử dụng của nông dân dùng phân bón lá là theo thói quen sử dụng rất nhiều (69,2%), ít theo khuyến cáo của nhà sản xuất.