Một tập hợp các mục hỏi được đánh giá tốt khi hệ số alpha lớn hơn hoặc bằng 0.8, hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được (Peterson, 1994). Theo Nunnally & Burnstein (1994), các biến có hệ số tương quan biến tổng (total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại khỏi thang đo do có tương quan kém với các biến khác trong cùng mục hỏi
Sau khi dùng phương pháp nhân tố, tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo gồm sáu biến: Nhân tố sự tin cậy , Chất lượng sản phẩm và giá cả, Sự cảm thông, Sự hữu hình và thuận tiện, Tính sẵn sàng và sự phản hồi của nhà phân phối, Nhân tố năng lực của nhà phân phối và sự tin cậy của công ty chúng đo lường một biến phụ thuộc là mức độ thỏa mãn chung của khách hàng về dịch vụ bán hàng của công ty. Tiến hành kiểm định cho từng nhân tố và nhận thấy kết quả Cronbach’s alpha khá cao > 0.7 và thông số của các biến Total correlation trong từng nhân tố đều > 0.3 chứng tỏ không có biến nào là rác. Tuy nhiên chỉ có nhân tố Năng lực của nhà phân phối và sự tin cậy của công ty là có hệ số cronbach’s alpha = 0.402 < 0.7. Cho nên nhân tố này không có độ tin cậy trong việc đo lường sự thỏa mãn của khách hàng, vì vậy ta nên loại nhân tố này ra khỏi mô hình. Dưới đây là hệ số Cronbach’s alpha tổng kết của 6 nhân tố thành phần của biến phụ thuộc sự hài lòng chung của khách hàng về dịch vụ bán hàng.
Bảng 4.13 Hệ số Cronbach’s alpha tổng kết
Nhân tố Cronbach’s Alpha
Nhân tố sự tin cậy .772
Chất lượng sản phẩm và giá cả .776
Sự cảm thông, .778
Luận văn tốt nghiệp 46 GVHD: TS Vũ Thế Dũng
Tính sẵn sàng và sự phản hồi của
nhà phân phối .765
Năng lực của nhà phân phối và sự
tin cậy của công ty .402