Lợi thế của mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa 1 Lợi thế của công nghệ trung gian

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá.doc (Trang 26 - 28)

2.1 Lợi thế của công nghệ trung gian

Một đất nớc với hơn 80% dân số ở nông thôn nghèo nàn, lạc hậu, khi tiến hành CNH thì điều đầu tiên là tiềm lực về vốn quá thấp. Bởi vậy khả năng tiếp cận nhanh, hàng loạt với các loại công nghệ tiên tiến là điều vợt quá khả năng về tài chính của nớc ta. Những loại công nghệ tiên tiến thờng là những trang thiết bị công nghệ đắt tiền, một quốc gia đang phát triển không thể nào đủ tiềm lực tài chính (kể cả đi vay) cho nhập khẩu nhanh chóng để trang bị cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vì vậy con đờng thích hợp nhất là chỉ u tiên một số lĩnh vực nhất định tiếp nhận, đa vào những công nghệ tiên tiến nhất của nhân loại, còn đại bộ phận là tiếp nhận, đa vào các loại công nghệ trung gian - là loại công nghệ nằm ở “tầng giữa”, nó hiện đại hơn loại công nghệ đang đợc sử dụng tại các nớc đang phát triển nhng lại là “đồ cổ” đối với các nớc phát triển; vì thế mà nó nằm trong “tầm với” của những quốc gia nh Việt Nam - để tiến hành CNH từng bớc khu vực kinh tế nông thôn. [25]

Lợi thế của công nghệ trung gian là ở chỗ, chính chúng là những công nghệ sử dụng nhiều lao động, một đặc điểm quan trọng của các nớc đang phát triển. Với hơn 80% dân số sống ở nông thôn, đất canh tác bình quân đầu ngời thấp, lao động thất nghiệp hàng loạt đang là một trở ngại và mối lo của Việt Nam nói riêng và các nớc đang phát triển khác nói chung. Hiện đang có hàng ngàn, hàng vạn ngời không tìm đợc việc làm ngay tại quê hơng. Họ phải kéo nhau ra thành phố

thành lập các “chợ lao động” tự phát để tìm việc làm, gây căng thẳng và khó khăn trong quản lý các đô thị. Cho nên, sử dụng các loại công nghệ trung gian để tạo thêm việc làm cho ngời lao động ở ngay các thôn, làng chính là một lợi thế hiện nay trong quá trình CNH nông thôn.

Ưu thế của công nghệ trung gian còn ở chỗ, so với các công nghệ lạc hậu ở các nớc đang phát triển thì công nghệ trung gian cho năng suất cao hơn rất nhiều nhng trang thiết bị, dụng cụ lại tơng đối giản đơn, nên dễ hiểu, dễ sử dụng, dễ duy tu bảo dỡng và có thể sửa chữa tại chỗ đợc. Điều này rất thích hợp với khu vực nông thôn còn nghèo nàn, lạc hậu, dân trí thấp. Việc huấn luyện ngời điều khiển, vận hành máy móc, thiết bị sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn; đồng thời việc kiểm tra, giám sát, tổ chức cũng sẽ nhẹ nhàng, đơn giản hơn. Mặt khác, so với những thiết bị quá hiện đại, phức tạp thì công nghệ này cũng không đòi hỏi cao về quy trình chính xác đối với các loại nguyên vật liệu và sản phẩm khi nó phải thay đổi để thích nghi với sự biến động của thị trờng.

2.2 Lợi thế của quy mô nhỏ

Trong thời đại hiện nay, việc sát nhập các công ty, doanh nghiệp với nhau để tạo thành những tập đoàn lớn nhằm tăng cờng sức cạnh tranh diễn ra ngày một mạnh mẽ. Ưu thế của các tập đoàn này là năng suất lao động cao hơn, chất lợng sản phẩm tốt hơn, có đủ tiềm lực tài chính để tiếp cận với các công nghệ tiên tiến nhất, có điều kiện ứng dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất cũng nh hoạt động quản lý của chúng. Tuy nhiên trong các tập đoàn lớn này cũng luôn ẩn chứa các nguy cơ. Do tập trung hoá cao độ, đòi hỏi trật tự và kỷ cơng nên các doanh nghiệp có quy mô lớn đã làm thui chột tính chất tự do, năng động, sáng tạo trong kinh doanh của các cá nhân, của cấp dới.

Lợi thế trớc tiên của quy mô nhỏ chính là tính linh hoạt, năng động, tự do sáng tạo trong kinh doanh. Điều này rất thích hợp với cơ chế thị trờng, đặc biệt là đối với những nớc đang bắt đầu chuyển sang kinh tế thị trờng nh ở Việt Nam. Với quy mô nhỏ, các DNNVV dễ dàng thích ứng với sự biến động đa dạng của thị tr-

ờng, có thể thay đổi nhanh chóng sản phẩm công nghệ, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh...

Quy mô nhỏ thờng gắn với công nghệ trung gian, cho nên quy mô nhỏ th- ờng thích hợp với điều kiện nông thôn thừa nhiều lao động, trình độ dân trí thấp. Phát triển công nghiệp, dịch vụ quy mô nhỏ ở nông thôn là điều kiện thu hút hàng loạt những ngời lao động đang thất nghiệp ở nông thôn cũng nh những ngời lao động thời vụ trong các kỳ nông nhàn vào hoạt động sản xuất - kinh doanh. Hơn nữa, u thế của quy mô nhỏ còn là chúng thích ứng với điều kiện quy mô vốn ban đầu nhỏ lẻ, làm cho những ngời dân thôn quê cũng có thể đứng ra hợp tác hoặc tự mình lập các doanh nghiệp để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Đồng thời quy mô nhỏ còn có lợi thế dễ phân tán để đi sâu vào các ngõ, ngách, bản, làng, xã, thị trấn nhỏ ở khắp các vùng quê. Các doanh nghiệp quy mô nhỏ thâm nhập dễ dàng mà không làm đảo lộn trật tự xã hội ở các làng quê đó. Nhờ vậy mà quy mô nhỏ sẽ dễ đợc tiếp nhận ở các vùng nông thôn hơn so với quy mô lớn, đặc biệt là với một nớc mang đậm phong cách á Đông nh Việt Nam. Hơn nữa, kinh doanh quy mô nhỏ là cái nôi đào tạo, rèn luyện cho ra lò các nhà doanh nghiệp dầy dạn kinh nghiệm.

3. Sự cần thiết phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá.doc (Trang 26 - 28)