8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
2.1.7. Cơ cấu vốn lưu động tại công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Thắng
Sơ đồ 2.3. Cơ cấu vốn lưu động
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
0,94% 18,77 18,77 % 78,62 % 1,67% Năm 2011 0,39 % 25,46 % 78,62 % 2,13 % Năm 2012 1,65% 30,85% 66,68% 0,82% Năm 2013 Tiền và các khoản tương đương tiền Các khoản phải thu ngắn hạn
43
Nhìn vào sơ đồ 2.3, ta thấy trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013, cơ cấu vốn lưu động của công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Thắng có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên, hàng tồn kho luôn chiếm một tỷ trọng lớn, chiếm hơn 65% trong cả 3 năm. Cơ cấu vốn lưu động của công ty phù hơp với đặc điểm hoạt động của công ty trong lĩnh vực sản xuất.
Tỷ trọng tiền và tương đương tiền: Tỷ trọng tiền và tương đương tiền cho biết
trong 100 đồng tài sản ngắn hạn có bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Tỷ trọng này càng cao thì khả năng thanh toán ngay tức thời của công ty lớn, đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản nợ khi đến hạn, tuy nhiên tỷ trọng này quá cao thì công ty sẽ bị mất đi cơ hội đầu tư cho các lĩnh vực khác. Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền của công ty trong cả 3 năm đều rất thấp chiếm trên dưới 1% trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty.
Năm 2012, tỷ trọng này là 0,39% có nghĩa là 100 đồng tài sản thì có 0,39 đồng tiền và các khoản tương đương tiền, giảm 0,55 đồng so với năm 2011, nguyên nhân giảm là do năm 2012 công ty đầu tư thêm nhà máy thức ăn chăn nuôi mới chính vì vậy mức tiền dự trữ của công ty chỉ chiếm rất nhỏ trong tổng tài sản sao cho đủ khả năng quay vòng vốn của công ty.
Năm 2013, tỷ trọng này là 1,65% có nghĩa là 100 đồng tài sản ngắn hạn có 1,65 đồng là tiền và các khoản tương đương tiền. Tăng 1,26 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân tăng là do nhà máy mới mở năm 2012 đến năm 2013 đã đi vào ổn định, công ty cần phải dự trữ tiền để khắc phục khả năng thanh toán khi mà năm 2012 đang ở mức quá thấp 0,004 lần.
Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn: Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn
cho biết trong 100 đồng tài sản ngắn hạn thì có bao nhiêu đồng là các khoản phải thu ngắn hạn. Tỷ trọng này càng cao cho thấy doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn nhiều và ngược lại.
Năm 2012 tỷ trọng này là 25,46% có nghĩa là 100 đồng tài sản ngắn hạn thì công ty đang bị chiếm dụng 25,46 đồng, tăng 6,69 đồng so với năm 2011. Năm 2013 là 30,85% có nghĩa là 100 đồng tài sản ngắn hạn năm 2013 thì công ty đang bị chiếm dụng 30,85 đồng tăng 5,39 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân tăng là do công ty luôn cấp tín dụng cho khách hàng với điều khoản 1/10 net 30 vì vậy khối lượng khách hàng của công ty liên tực tăng qua các năm, công ty bán được nhiều hàng hóa hơn dẫn các khoản phải thu tăng. Tuy nhiên, việc cho khách hàng nợ cũng khiến công ty gặp tình trạng nợ xấu, một vài khách hàng không thanh toán cho công ty khiến cho tổng các khoản phải thu cũng tăng.
Tỷ trọng hàng tồn kho: Tỷ trọng hàng tồn kho cho biết trong 100 đồng tài sản
xuất,vì vậy hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản ngắn hạn. Tỷ trọng hàng tồn kho của công ty trong 3 năm luôn trên mức 66%.
Năm 2011 và năm 2012 tỷ trọng hàng tồn kho ở mức 78,62%, cho biết 100 đồng tài sản ngắn hạn thì có 78,62 đồng là hàng tồn kho. Năm 2013 tỷ trọng này là 66,68%, giảm 11,94% so với năm 2012. Khối lượng hàng tồn kho năm 2013 vẫn tăng 138.913,29 nhưng tỷ trọng lại giảm do tốc độ tăng của hàng tồn kho là 37,88% nhỏ hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn là 50,49%, vì vậy khiến tỷ trọng hàng tồn kho năm 2013 giảm.