Giá vốn hàng bán (Triệu đồng) 754.373,63 980.709,49 1.102.945,52 122.236,03 226.335,86 Hàng tồn kho (Triệu đồng) 366.718,00 505.631,29 557.530,77 138.913,29 51.899,48 Vòng quay hàng tồn kho(lần) 2,06 1,94 1,98 (0,12) 0,04
Thời gian quay
vòng HTK (ngày) 177,18 188,14 184,34 10,96 (3,8)
(Nguồn: Tính toán của tác giả - Báo cáo tài chính 2011 - 2013)
Từ bảng 2.7 ta thấy:
Giai đoạn 2011 – 2012: Vòng quay hàng tồn kho của công ty năm 2012 là 1,94 lần tương đương 188,14 ngày hàng tồn kho quay vòng, giảm 0,12 lần tương đương tăng 10,96 ngày so với năm 2011. Nguyên nhân giảm vòng quay hàng tồn kho hay
53
tăng thời gian quay vòng hàng tồn kho do tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân là 37,88% lớn hớn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là 30,00%.
Giai đoạn 2012 – 2013: Vòng quay hàng tồn kho của công ty năm 2013 là 1,98 lần tương đương 184,34 ngày hàng tồn kho quay vòng, tăng 0,04 lần tương đương giảm 3,8 ngày so với năm 2012. Vòng quay hàng tồn kho tăng nên thời gian quay vòng hàng tồn kho thấp hơn đây là một tín hiệu tốt. Giá vốn hàng bán tăng 12,46% nhanh hơn so với lượng hàng tồn kho 10,26%, một phần là do năm 2013 công ty sử dụng những nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang của năm 2012 để sản xuất sản phẩm bán ra thị trường và công ty đã cải thiện hơn việc quản lý hàng tồn kho.
Công ty có số vòng quay hàng tồn kho nhỏ và tương đối ổn định và cũng có nghĩa là thời gian quay vòng hàng tồn kho lớn với cả 3 năm đều trên 175 ngày, đây là đặc thù của doanh nghiệp sản xuất thời gian quay vòng hàng tồn kho thường lớn hơn các doanh nghiệp thương mại rất nhiều lần. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy hàng tồn kho nói riêng hay vốn lưu động nói chung của công ty không bị ứ đọng trong quá tình sản xuất và được sử dụng có hiệu quả, linh hoạt.
Bảng 2.8. Bảng chi tiết hàng tồn kho của công ty giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính:% Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011 - 2012 2012 - 2013 Nguyên vật liệu 78,22 79,50 81,03 1,28 1,53 Công cụ, dụng cụ 16,80 14,64 14,07 (2,16) (0,57) CP sản xuất, KD dở dang 0,25 0,41 0,18 0,16 (0,23) Thành phẩm 0,38 0,48 1,11 0,1 0,63
Hàng hóa thương mại 4,35 4,97 3,61 0,62 (1,36)
Hàng gửi bán 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty) Nhìn vào bảng 2.8 chi tiết hàng tồn kho ta thấy NVL chiếm tỷ trọng cao trong tổng hàng tồn kho của công ty cụ thể năm 2011 là 78,22%; năm 2012 là 79,50%; năm 2013 là 81,03% và có xu hướng tăng từ năm 2011 đến năm 2013. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, hàng hóa thương mại chuyển biến tăng giảm trong 3 năm, nhưng tỷ lệ tăng giảm không đáng kể. Thành phẩm có xu hướng tăng từ 0,38% năm 2011 lên 1,11% năm 2013.
. Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu
2.2.2.2
Bảng 2.9. Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
2011 - 2012 2012 - 2013
Doanh thu thuần
(Triệu đồng) 840.340,49 1.073.740,49 1.215.201,70 141.461,21 233.400,00 Phải thu khách hàng (Triệu đồng) 85.217,05 177.865,10 257.141,85 92.648,05 79.276,75 Vòng quay khoản phải trả (lần) 9,86 6,04 4,73 (3,82) (1,31) Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 37,01 60,46 76,18 23,45 15,72
(Nguồn: Tính toán của tác giả - Báo cáo tài chính năm 2011 - 2013) Giai đoạn 2011 – 2012: Vòng quay các khoản phải thu của công ty năm 2012 là 6,04 lần tương đương với kỳ thu tiền bình quân là 60,46 ngày giảm 3,82 lần tương đương tăng 23,45 ngày so với năm 2011. Nguyên nhân giảm vòng quay các khoản phải thu hay tăng kỳ thu tiền bình quân là do tốc độ gia tăng của khoản phải thu năm 2012 là 108,72% lớn hơn tốc độ gia tăng của doanh thu thuần năm 2012 là 27,77%.
Giai đoạn 2012 – 2013: Vòng quay các khoản phải thu của công ty năm 2013 là 4,73 lần tương đương với kỳ thu tiền bình quân là 76,18 ngày giảm 1,31 lần tương đương tăng 15,72 ngày so với năm 2012. Nguyên nhân giảm vòng quay các khoản phải thu hay tăng kỳ thu tiền bình quân là do tốc độ gia tăng của khoản phải thu năm 2013 là 42,57% lớn hơn tốc độ gia tăng của doanh thu thuần năm 2013 là 13,17%.
Vòng quay các khoản phải thu của công ty trong 3 năm co xu hướng giảm đồng nghĩa với kỳ thu tiền bình quân tăng. Đây là một tín hiệu không khả quan cho thấy công ty đang bị chiếm dụng vốn trong một thời gian dài, điều này sẽ dẫn tới lượng tiền mặt của công ty sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của công ty trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất.
. Tốc độ luân chuyển các khoản phải trả
2.2.2.3
Giai đoạn 2011 – 2012: Vòng quay các khoản phải trả năm 2012 là 3,12 lần tương đương với kỳ trả tiền bình quân là 115,26 ngày giảm 0,38 lần tương đương tăng 12,26 ngày so với năm 2011. Trong khi giá vốn hàng bán chỉ tăng 30,00%, chi phí chung chi phí quản lý tăng 10,13% thì phải trả người bán tăng 50,06% điều này chứng tỏ công ty đang chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, điều này làm tăng chi phí cơ hội.kết hợp với kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp năm 2012 chỉ bằng 60,46
55
ngày, nhưng thời gian quay vòng hàng tồn kho luôn ở mức cao >180 ngày công ty nên sử dụng những chính sách tốt hơn để giảm chi phí.
Giai đoạn 2012 – 2013: Vòng quay các khoản phải trả năm 2013 là 2,87 lần tương đương với kỳ trả tiền bình quân là 125,48 ngày giảm 0,25 lần tương đương tăng 10,22 ngày so với năm 2012. Công ty đang hoàn trả và giảm dần các khoản phải trả người bán, trả tiền đúng kỳ hạn đồng thời thể hiện uy tín với nhà cung cấp, tiết kiệm được chi phí vay. Tuy nhiên nếu kỳ trả tiền bình quân lớn, hệ số lưu kho bình quân cao, kết hợp với kỳ thu tiền bình quân tăng lên 15,72 ngày so với năm 2012 công ty đang có tiềm ẩn rủi ro cao về khả năng thanh toán. Công ty sẽ phải sử dụng các khoản phải trả người bán, các khoản nợ thuế,… các khoản mục này có thời gian đáo hạn ngắn nên công ty muốn đảm bảo khả năng thanh toán cần có một lượng tiền dự trữ đủ lớn
Bảng 2.10. Tốc độ luân chuyển các khoản phải trả
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch