Các chỉ tiêu tài chính đánh giá tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Thắng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Thắng (Trang 46 - 52)

8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

2.2.1.Các chỉ tiêu tài chính đánh giá tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Thắng

hạn Việt Thắng

2.2.1. Các chỉ tiêu tài chính đánh giá tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Thắng công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Thắng

. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời

2.2.1.1

Ba chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp và hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là ROE, ROS và ROA. Dựa vào các chỉ tiêu này để các nhà quản lý đưa ra các quyết định về tài chính trong tương lai.

Bảng 2.4. Chỉ tiêu khả năng sinh lời của Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Thắng Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011- 2012 Chênh lệch 2012- 2013 Chỉ tiêu TB ngành ROS 1,76 1,55 1,73 (0,21) 0,18 2,05 ROA 2,42 1,84 2,03 (0,57) 0,19 3,00 ROE 12,41 12,31 8,84 (0,09) (3,49) 20,15

(Nguồn: Tính toán của tác giả - Báo cáo tài chính 2011 – 2013)

Tỷ suất sinh lời trên tổng doanh thu (ROS)

Giai đoạn 2011 – 2012: Tỷ suất sinh lời trên tổng doanh thu năm 2012 là 1,55% giảm 0,21% so với năm 2011. Điều này cho biết trong năm 2012 trong 100 đồng doanh thu thì có 1,55 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân giảm là do năm 2012 cả doanh thu thuần và lợi nhuận đều tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu là 21,74% lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận là 11%. Để mở rộng sản xuất kinh doanh, công ty vay thêm vốn ngân hàng để đảm bảo đủ nhu cầu vốn kinh doanh điều đó làm chi phí lãi vay năm 2012 tăng 30,61% so với năm 2011; đồng thời, chi phí giá vốn năm 2012 cũng tăng 23,08%. Tất cả sự tăng lên của chi phí đó làm giảm tốc độ tăng của lợi nhuận.

Giai đoạn 2012 – 2013: Tỷ suất sinh lời trên tổng doanh thu năm 2013 là 1,77% tăng 0,22% so với năm 2012. Điều này cho biết trong năm 2013 trong 100 đồng doanh thu thì có 1,77 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân tăng là do năm 2013 tốc độ tăng của các khoản chi phí giá vốn hàng bán.

Chỉ tiêu ROS trung bình của ngành là 2,05 tức là trong 100 đồng doanh thu có 2,05 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy công ty TNHH Việt Thắng tạo ra lợi nhuận kém hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành. Vì vậy, công ty nên thay đổi chính sách quản lý để giảm bớt chi phí, tăng lợi nhuận.

47

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Giai đoạn 2011 – 2012: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản năm 2012 là 1,84% giảm 0,58% so với năm 2011 nghĩa là trong 100 đồng tài sản bỏ ra, công ty thu về 1,84 đồng lợi nhuận giảm 1,88 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân giảm là do tổng tài sản của công ty năm 2012 tăng 47,65% so với năm 2011, trong khi đó năm 2012, lợi nhuận thu được của công ty chỉ tăng 11,19% so với năm 2011. Trong năm 2012, công ty đầu thêm tài sản vào nhà máy sản xuất mới nhưng do mới đi vào hoạt động nên lợi nhuận của nhà máy đem lại cho công ty còn chậm.

Giai đoạn 2012 – 2013: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản năm 2013 là 2,09% tăng 0,25% so với năm 2012 nghĩa là trong 100 đồng tài sản bỏ ra, công ty thu về 2,09 đồng lợi nhuận tăng 0,25 đồng so với năm 2012. Năm 2013, công ty dần dần cải thiện được tình hình, tăng được hiệu suất sử dụng tài sản tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn.

Tỷ suất sử dụng trên tổng tài sản trong cả 3 năm thấp hơn tỷ suất sử dụng trên tổng tài sản trung bình của ngành là 2,12%. Tuy năm 2013, công ty đã dần cải thiện được tình hình nhưng so với các doanh nghiệp cùng ngành tỷ suất trên tổng tài sản của công ty vẫn thấp vì vậy công ty cần có thêm các biện pháp để tài sản sử dụng có hiệu quả hơn.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Giai đoạn 2011 – 2012: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu năm 2012 là 12,31% giảm 0,1% nghĩa là trong 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra, công ty thu về 12,31 đồng lợi nhuận, giảm 0,1 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận là 11,19% chậm hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu là 12%.

Giai đoạn 2012 – 2013: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu năm 2013 là 8,99% giảm 3,22% nghĩa là trong 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra, công ty thu về 8,99 đồng lợi nhuận giảm 3,22 đồng so với năm 2012. Năm 2013, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tiếp tục giảm mạnh, lợi nhuận năm 2013 của công ty có tăng 29,04% nhưng vốn chủ sở hữu tăng nhiều 76,88%. Ta thấy tỷ suất sinh lời trên vốn CSH công ty đang ở mức thấp lại có xu hướng giảm cho thấy chiến lược quản lý vốn của công ty không có hiệu quả, điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng đánh giá của các nhà đầu tư khi xem xét đầu tư vào công ty.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty trong 3 năm có xu hướng giảm và đều thấp hơn tỷ suất trung bình của ngành là 20,15%. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty không cao cho thấy việc sử dụng vốn không mang lại nhiều hiệu quả.

Ứng dụng mô hình Dupont phân tích khả năng sinh lời của công ty

Bảng 2.5. Chỉ tiêu ROA, ROE theo phương pháp Dupont

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1.Doanh thu thuần (VNĐ) 1.215.201.697.754 1.073.740.487.235 840.340.490.393 2.Tổng tài sản (VNĐ) 1.026.286.879.909 901.771.984.372 610.751.981.101 3.Vốn CSH(VNĐ) 238.617.206.872 135.043.938.355 119.039.653.322 Hiệu suất sử dụng TS = (1)/ (2) 1,37 1,19 1,18 Đòn bẩy tài chính = (2)/ (3) 5,10 6,67 4,30 ROS 1,76 1,55 1,73 ROA 2,42 1,84 2,03 ROE 12,41 12,31 8,84

(Nguồn: Tính toán của tác giả - Báo cáo tài chính 2011 – 2013)

Theo bảng 2.6, ROA bị ảnh hưởng bởi ROS và hiệu suất sử dụng tài sản. Năm 2012 ROA của công ty là 1,84 lần, giảm 0,58 lần so với năm 2011 do chỉ số ROS và hiệu suất sử dụng tài sản giảm. ROS giảm thì chi phí đang tăng lên, hiệu suất sử dụng tài sản giảm chứng tỏ tài sản đang sử dụng kém hiệu quả. Và sang tới năm 2013, ROA có chiều hướng chuyển biến tốt hơn, đã tăng lên tới 2,09 lần. Nguyên nhân tăng là do năm 2013 ROS tăng lên, điều này cho thấy công ty đã quản lý tốt hơn các khoản chi phí, tuy nhiên hiệu suất sử dụng tài sản vẫn giảm nhẹ, công ty nên có những chính sách sử dụng tài sản có hiệu quả hơn.

Trong khi ROA bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố là ROS và hiệu suất sử dụng tài sản thì ROE cũng bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố đó và còn ảnh hưởng bởi yếu tố đòn bẩy tài chính.

Năm 2012, ROA của công ty là 12,31 lần giảm nhẹ 0,1 lần so với năm 2011 do tốc độ giảm của ROS và hiệu suất sử dụng tài sản lớn hơn tốc độ tăng của đòn bẩy tài chính. Tuy vậy, ta thấy được năm 2012 công ty vẫn sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính đã giúp kìm hãm sự giảm sút của ROA. Song sang năm 2013, ROA tiếp tục giảm mạnh chỉ còn 8,99 lần. Nguyên nhân giảm là do ROS, hiệu suất sử dụng tài sản và đòn bẩy tài chính đều giảm.

Từ việc phân tích các chỉ tiêu sinh lời qua mô hình Dupont, ta thấy công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Thắng cần nâng cao chỉ số ROS, hiệu suất sử dụng tài sản và sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính.

49 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

2.2.1.2

Tình hình hay tình trạng tài chính của một doanh nghiệp thể hiện khá rõ nét qua khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện trên nhiều mặt khác nhau như: khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời. Một doanh nghiệp được xem là đảm bảo khả năng thanh toán khi và chỉ khi doanh nghiệp bảo đảm đáp ứng được đầy đủ các mặt khác nhau của khả năng thanh toán.

Biểu đồ 2.1. Khả năng thanh toán của Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Thắng Đơn vị: Lần

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Từ biểu đồ 2.1, ta có những nhận xét về khả năng thanh toán của công ty:

Khả năng thanh toán ngắn hạn

Giai đoạn 2011 – 2012: Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2012 là 0,94 lần giảm 0,07 có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn năm 2012 được đảm bảo bởi 0,94 đồng tài sản ngắn hạn giảm 0,07 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân giảm là do năm 2012 tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn là 50,49% chậm hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 61,04%. Để đáp ứng đủ nhu cầu vốn mở rộng kinh doanh, công ty đã vay vốn ngắn hạn của ngân hàng khiến cho nợ ngắn hạn năm 2012 tăng cao 70,56% so với

1,00 0,94 1,06 0,21 0,26 0,35 0,010 0,004 0,010 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền

năm 2011; đồng thời năm 2012, tiền và các khoản tương đương tiền giảm 38,27% ảnh hưởng tới khả năng thanh toán bằng tiền.

Giai đoạn 2012 – 2013: Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2013 là 1,06 lần tăng 0,12 lần có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn năm 2012 được đảm bảo bởi 1,06 đồng tài sản ngắn hạn tăng 0,12 đồng so với năm 2012. Khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2013 tăng là do tài sản ngắn hạn trong năm 2013 tăng 18,55% tăng mạnh gấp 4 lần tốc độ tăng của nợ ngắn hạn 4,66%. Các khoản phải thu tăng 42,33% tăng chậm hơn năm 2012 là 104,12%, hàng tồn kho có tăng nhưng không đáng kể (10,26%). Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2013 là 1,06 (>1), điều này cho thấy khả năng thanh toán của công ty cho các khoản nợ ngắn hạn đang ở mức an toàn.

Từ những phân tích ở trên, ta thấy công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Điều này giúp cho các nhà đầu tư và nhà cung cấp tin tưởng vào khả năng thanh toán của công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn của công ty.

Khả năng thanh toán nhanh

Giai đoạn 2011 – 2012: Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2012 là 0,26 lần tăng 0,05 lần có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,26 đồng tài sản ngắn hạn không bao gồm hàng tồn kho tăng 0,05 đồng so với năm 2011. Mặc dù khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng lên nhưng không đáng kể hơn nữa khả năng thanh toán nhanh của công ty đang ở mức thấp trong cả 2 năm 2011 và 2012 khả năng thanh toán nhanh của công ty đều nhỏ hơn 1 rất nhiều, công ty sẽ dễ có khả năng rơi vào trạng thái mất thanh toán.

Giai đoạn 2012 – 2013: Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2013 là 0,35 lần tăng 0,09 lần so với năm 2012. Khả năng thanh toán nhanh của công ty đang có xu hướng tăng nhẹ tuy nhiên vẫn <1. Nguyên nhân tăng là do năm 2013 tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn không tính đến hàng tồn kho tăng nhanh hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn so với năm 2012 cụ thể như sau: tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh nhất tăng 144,37%, các khoản phải thu khách hàng tăng 42,57% trong khi hàng tồn kho chỉ tăng 10,26%, nợ phải trả cũng tăng nhẹ 4,66%.

Khả năng thanh toán nhanh của công ty luôn ở mức thấp là do giá trị hàng tồn kho của công ty trong 3 năm luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản ngắn hạn trên 66%, vì vậy khiến cho giá trị tài sản ngắn hạn không tính đến hàng tồn kho của công ty thấp.

Khả năng thanh toán tức thời

Giai đoạn 2011 – 2012: Khả năng thanh toán tức thời năm 2012 là 0,004 lần giảm 0,006 lần so với năm 2011 có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi

51

0,004 đồng tiền và các khoản tương đương tiền giảm 0,006 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân giảm là do công ty giảm lượng tiền để đầu tư mới vào kinh doanh. Khả năng thanh toán tức thời của công ty đang ở mức rất thấp xấp xỉ bằng 0 cho thấy công ty gần như không có khả năng thanh toán tức thời, tuy nhiên công ty có khả năng điều khiển hoạt động kinh doanh để không gây trạng thái mất khả năng thanh toán điển hình như tháng 3 năm 2012, công ty đã phát hành thành công 10 000 cổ phiếu để hoàn trả số tiền mua 5000 kg nguyên vật liệu đầu vào cho công ty, đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn của công ty.

Giai đoạn 2012 – 2013: Khả năng thanh toán tức thời năm 2013 là 0,010 lần tăng 0,006 lần so với năm 2012 nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,010 đồng tiền và các khoản tương đương tiền tăng 0,006 đồng so với năm 2012. Khả năng thanh toán tức thời công ty năm 2013 tăng là do năm 2013 tốc độ tăng của tiền và các khoản tương đương tiền lớn hơn tốc độ tăng của tổng nợ ngắn hạn, cụ thể năm 2013 công ty tăng các khoản tiền lên tới 152,60% so với năm 2012 trong khi đó nợ ngắn hạn chỉ tăng 5,98%. Trong năm 2013, công ty đã xây dựng thêm một nhà máy sản xuất do vậy để đáp ứng nhu cầu chi trả ngay bằng tiền mặt để chi trả tiền mua 2 dây chuyền máy để phục vụ cho nhà xưởng mới, chi trả tiền mua nguyên vật liệu đầu vào cho nhà cung cấp mà tiền và các khoản tương đương tiền của công ty có sự gia tăng mạnh.

Khả năng thanh toán tức thời của công ty trong năm 2013 đã có chuyển biến tốt hơn, tuy nhiên nhìn chung hệ số này trong cả 3 năm vẫn còn thấp, điển hình như năm 2012, khả năng thanh toán tức thời của công ty gần như bằng 0 (chỉ có 0,004 lần). Với một khả năng thanh toán thấp như vậy, sẽ ảnh hưởng tới hoạt động chi trả ngay bằng tiền mặt của công ty, ảnh hưởng tới uy tín trong kinh doanh, đặc biệt khi cũng ảnh hưởng tới quyết định đầu tư vốn của các nhà đầu tư.

. Nhóm chỉ tiêu về khả năng quản lý nợ

2.2.1.3

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Bảng 2.6. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Đơn vị tính: Lần

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2011 – 2012 2012 – 2013

1.Tổng nợ (Triệu đồng) 491.712,33 766.728,05 797.553,87 275.015,72 30.825,82 2.VCSH (Triệu đồng) 119.039,65 135.043,94 238.218,86 103.174,86 16.004,29

3.Hệ số nợ trên VCSH 4,13 5,68 3,34 1,15 2,43

Từ bảng 2.6, ta có được tình hình nợ trên vốn chủ sở hữu như sau:

Giai đoạn 2011 – 2012: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2012 là 5,68 lần tăng 1,55 lần có nghĩa là 1 đồng vốn chủ sở hữu được đảm bảo thanh toán cho 5,68 đồng nợ tăng 1,55 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của nợ phải trả tăng cao 55,93% nhanh hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu 13,44%. Ta thấy hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty cao chứng tỏ khả năng thu hồi vốn chủ sở hữu thấp.

Giai đoạn 2012 – 2013: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2013 là 3,34 lần giảm 2,43 lần nghĩa là 1 đồng vốn chủ sở hữu được đảm bảo thanh toán cho 3,34 đồng giảm 2,43 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân giảm là năm 2013 nợ phải trả giảm 6,27% so với năm 2012 đồng thời vốn chủ sở hữu tăng 86,67% so với năm 2012. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2013 của công ty đã được điều chỉnh giảm, thể hiện mức độ phụ thuộc của công ty vào chủ nợ nhỏ, khả năng thu hồi vốn cao.

Vào 2 năm đầu 2011, 2012 tỷ suất nợ trên vốn chủ sở của công ty còn cao nhưng đã có xu hướng giảm trong năm 2013. Công ty nên có những chính sách điều chỉnh hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu theo hệ số trung bình của ngành là 3,0 không nên để hệ số

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Thắng (Trang 46 - 52)