8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
2.1.9. Chính sách quản lý vốn lưu động
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh vốn lưu động được diễn ra liên tục, thường xuyên, từ các khâu thu mua nguyên vật liệu, tiến hành tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy đối với mỗi doanh nghiệp, quản lý vốn lưu động là việc làm cần thiết đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được lưu thông.
Những năm gần đây công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Thắng luôn quan tâm tới việc sửa đổi chính sách quản lý vốn lưu động để phù hợp với đặc điểm hoạt động mỗi chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh. Để xem xét chính sách về vốn lưu động mà công ty đang theo đuổi ta nghiên cứu chính sách mà công ty đang áp dụng cho tài sản lưu động và nợ ngắn hạn.
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Sơ đồ 2.4. Chính sách quản lý vốn lưu động của công ty giai đoạn 2011 - 2013
(Nguồn: Theo tính toán của tác giả)
Theo sơ đồ 2.4, ta thấy chính sách quản lý vốn lưu động của công ty đang áp dụng trong cả 3 năm là chính sách thận trọng.
Trước tiên, ta thấy tài sản lưu động ngày càng được đầu tư nhiều hơn, thể hiện ở tỷ trọng tài sản lưu động đang tăng dần trong cơ cấu tài sản. Năm 2011 chiếm 76,38% tổng tài sản, năm 2012 là 77,85% và sang năm 2013 tiếp tục tăng tới 81,10%. Bên nguồn vốn ta thấy vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong khi vốn dài hạn chỉ chiếm 1/5 tổng nguồn vốn. Chính sách này mang lại khá nhiều ưu điểm, vì nguồn vốn dài hạn mang tính ổn định, ít rủi ro. Do đó, với chính sách này, Công ty đạt được khả năng tự chủ cao về mặt tài chính. Tuy nhiên chính sách này cũng có nhược điểm đó là chi phí huy động vốn cao hơn, điều này sẽ làm giảm thu nhập của doanh nghiệp.
TSLĐ 76,38% 76,38% TSCĐ 23,67% NVNH 76,51% NVDH 23,49% NVNH 83,21% NVDH 17,79% TSNH 81,10% TSCĐ 18,90% NVNH 76,91% NVDH 23,09% TSLĐ 77,85% TSCĐ 23,15%