2011- 2012 2012-2013 Giá vốn hàng bán
2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Thắng
hữu hạn Việt Thắng
. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
2.2.3.1
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể đo bằng hai chỉ tiêu là vòng quay vốn lưu động và thời gian luân chuyển vốn lưu động. Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu
động tức là rút ngắn thời gian vốn lưu động nằm trong lĩnh vực dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Từ đó mà giảm bớt lượng vốn lưu động chiếm dùng, tiết kiệm vốn lưu động trong luân chuyển.
Vòng quay vốn lƣu động
Giai đoạn 2011 – 2012: Vòng quay vốn lưu động năm 2012 là 1,53 lần giảm 0,27 lần so với năm 2011 nghĩa là một chu kỳ sản xuất vốn lưa động quay được 1,53 vòng. Nguyên nhân giảm là do năm 2012 tốc độ tăng của vốn lưu động là 50,49% lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần là 21,74%. Năm 2012, công ty thực hiện chính sách tín dụng nới lỏng thu hút thêm nhiều khách hàng, khoản phải thu khách hàng năm 2012 tăng mạnh 108,72% so với năm 2011. Tuy nhiên, kỳ thu tiền bình quân lại tăng lên 60,46 ngày tương đương tăng 23,45 ngày so với năm trước điều này cho thấy thời gian thu hồi vốn của công ty tăng nên đồng nghĩa với việc làm vòng quay vốn lưu động chậm lại.
Giai đoạn 2012 – 2013: Vòng quay vốn lưu động năm 2013 là 1,46 lần tiếp tục giảm 0,07 lần so với năm 2012 nghĩa là một chu kỳ sản xuất vốn lưu động quay được 1,46 vòng. Giai đoạn 2012 – 2013 tốc độ giảm của vòng quay vốn lưu động đã giảm chậm hơn so với giai đoạn trước là do công ty đã có những chính sách thắt chặt tín dụng hơn trước cụ thể khoản phải thu khách hàng đã tăng chậm hơn giai đoạn trước, chỉ còn tăng 42,57%, kỳ thu tiền bình quân chỉ 15,71 ngày. Công ty nên tiếp tục có những chính sách đẩy nhanh kỳ thu tiền bình quân để thu hồi được vốn nhanh hơn.
Bảng 2.11. Vòng quay vốn lưu động
Đơn vị: Lần
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
2011 - 2012 2012 - 2013 DT thuần DT thuần (Triệu đồng) 840.340,50 1.073.740,49 1.215.201,70 141.461,21 233.400,00 Vốn lưu động (Triệu đồng) 466.471,67 701.998,90 832.057,10 235.527,24 130.058,20 Vòng quay vốn lưu động 1,80 1,53 1,46 (0,27) (0,07)
(Nguồn: Tính toán của tác giả - Báo cáo tài chính năm 2011 - 2013)
Vòng quay vốn lưu động sang giai đoạn 2012 - 2013 đã có chuyển biến tốc hơn giai đoạn trước, đã có chiều hướng đi lên, tuy vậy nhìn chung trong cả 3 năm vòng quay vốn lưu động của công ty vẫn ở mức thấp do công ty liên tục đầu tư vào vốn lưu động mà doanh thu mang lại lại tăng lên không nhiều điều này cho thấy vốn được thu về ít và chậm hơn, ảnh hưởng tới vòng quay của vốn lưu động.
57
Thời gian luân chuyển vốn lƣu động
Thời gian luân chuyển vốn lưu động phản ánh số ngày của một vòng quay vốn lưu động. Chỉ tiêu này được tính là 360 ngày/ số vòng quay vốn lưu động. Do đó, số vòng quay vốn lưu động tăng thì thời gian 1 vòng quay vốn lưu động sẽ giảm và ngược lại. Chỉ tiêu này sẽ biến đổi ngược chiều với số vòng quay vốn lưu động. Năm 2011, thời gian luân chuyển vốn lưu động là 200 ngày. Năm 2012, thời gian luân chuyển vốn lưu động năm 2012 là 235,29 ngày tăng 35,29 ngày so với năm 2011. Năm 2013, thời gian luân chuyển vốn lưu động là 246,58 ngày tăng 11,29 ngày so với năm 2012. Có thể thấy, số ngày luân chuyển vốn lưu động của công ty có xu hướng tăng chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang có biểu hiện xấu, công ty nên chú trọng quản lý và sử dụng vốn lưu động hợp lý.
Biểu đồ 2.2. Thời gian luân chuyển vốn lưu động
Đơn vị: Ngày
(Nguồn: Theo tính toán của tác giả) . Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
2.2.3.2
Bảng 2.12. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Đơn vị: Lần
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
2011 - 2012 2012 - 2013 DT thuần DT thuần (Triệu đồng) 840.340,50 1.073.740,49 1.215.201,70 141.461,21 233.400,00 Vốn lưu động (Triệu đồng) 466.471,67 701.998,90 832.057,10 235.527,24 130.058,20 Hệ số đảm nhiệm VLĐ 0,56 0,65 0,68 0,09 0,03
(Nguồn: Tính toán của tác giả - Báo cáo tài chính năm 2011 - 2013)
0 50 100 150 200 250
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
200 235,29 246,58
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động cho biết một đồng doanh thu thuần được tạo ra bởi bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng lớn. Hệ số này là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động và nó cũng là nguyên nhân thay đổi vòng quay của vốn lưu động.
Giai đoạn 2011- 2012: Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty năm 2012 là 0,65 lần tăng 0,09 lần so với năm 2011, có nghĩa là 1 đồng doanh thu thuần được tạo ra bởi 0,65 đồng vốn lưu động tăng 0,1 đồng so với năm 2012
Giai đoạn 2012 – 2013: Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty năm 2013 là 0,68 lần tăng 0,03 lần so với năm 2012, có nghĩa là 1 đồng doanh thu thuần được tạo bởi 0,68 đồng vốn lưu động tăng 0,03 đồng so với năm 2012.
Nhìn chung hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty trong 3 năm đều có giá trị nhỏ hơn 1, điều này cho thấy nguồn vốn lưu động được sử dụng hiệu quả để tạo ra doanh thu cho công ty. Tuy nhiên, hệ số này đang có chiều hướng tăng lên, công ty nên chú trọng điều chỉnh chính sách sử dụng vốn lưu động hợp lý, để nguồn vốn sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nhất.
. Mức tiết kiệm vốn lưu động
2.2.3.3
Là số vốn lưu động doanh nghiệp tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn. Bảng 2.13. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Mức tiết kiệm vốn lưu động - 105.268,68 38.080,45
(Nguồn: Tính toán của tác giả - Báo cáo tài chính năm 2011 - 2013)
Mức tiết kiệm vốn lưu động năm 2012 là 105.268,68 triệu đồng cho biết để đạt được mức doanh thu như năm 2011 thì công ty cần một lượng vốn lưu động nhiều hơn năm 2011 là 105.268,68 triệu đồng. Năm 2013 là 38.080,45 triệu đồng cho biết để đạt được mức doanh thu như năm 2012 thì công ty cần một lượng vốn lưu động nhiều hơn năm 2012 là 38.080,45 triệu đồng. Thông qua bảng trên ta thấy mức tiết kiệm vốn lưu động của công ty trong 3 năm đều dương. Nguyên nhân là do thời gian quay vòng của vốn lưu động của công ty đang bị kéo dài thêm trong năm 2012 và 2013 do tốc độ tăng của doanh thu thuần nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn lưu động điều này cho thấy việc sử dụng vốn lưu động của công ty chưa thực sự có hiệu quả.
. Tỷ suất sinh lời vốn lưu động
2.2.3.4
Giai đoạn 2011 – 2012: Tỷ suất sinh lời vốn lưu động năm 2012 là 0,024 lần giảm 0,008 lần so với năm 2011, có nghĩa là năm 2012, 1 đồng vốn lưu động tạo ra
59
0,024 đồng lợi nhuận giảm 0,008 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân giảm là do năm 2012, lợi nhuận sau thuế giảm của công ty giảm 1.861,34đồng triệu so với năm 2011.
Giai đoạn 2012 – 2013: Tỷ suất sinh lời vốn lưu động năm 2013 là 0,025 lần, đã có chuyển biến tốt hơn, tăng nhẹ 0,001 lần so với năm 2012, điều này có nghĩa là năm 2013 một đồng vốn lưu động tạo ra 0,025 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân tăng là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế tăng cao hơn so với tốc độ tăng của vốn lưu động.
Bảng 2.14. Tỷ suất sinh lời vốn lưu động
Đơn vị: Lần
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
2011 - 2012 2012 - 2013
Vốn lưu động
(Triệu đồng) 466.471,67 701.998,90 832.057,10 235.527,24 130.058,20 LN sau thuế
(Triệu đồng) 14.767,17 16.628,51 21.058,97 1.861,34 4.430,46 Tỷ suất sinh lời
VLĐ 0,032 0,024 0,025 (0,008) (0,001)
(Nguồn: Tính toán của tác giả - Báo cáo tài chính năm 2011 - 2013)
Tỷ suất sinh lời vốn lưu động sang tới năm 2013 đã có chuyển biến tốt hơn, tuy nhiên nhìn chung tỷ suất sinh lời vốn lưu động của công ty trong cả 3 năm vẫn ở mức thấp. Nguyên nhân là do công ty liên tục đầu tư vốn lưu động nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao nên lợi nhuận mang lại thấp.