Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện.docx (Trang 65 - 68)

KẾT QUẢ ĐẤU THẦU TPCP QUA TTGDCK GIAI ĐOẠN 2000

2.3.2.1. Những kết quả đạt được

- Thứ nhất, thị trường thứ cấp ngày càng được củng cố, phát triển và hoàn

thiện: Thị trường thứ cấp TPCP đã được hình thành và trở thành một bộ phận của thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy khối lượng trái phiếu niêm yết và giao dịch chưa nhiều, kết quả đạt được vẫn còn kiêm tốn, nhưng đánh dấu một bước tiến quan trọng của thị trường TPCP nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung. Khối lượng trái phiếu, chủng loại TPCP được niêm yết tại TTGDCK ngày nhiều về số lượng phong phú về chủng loại; năm 2000 chỉ có trái phiếu đấu thầu, bảo lãnh qua TTGDCK mới đủ điều kiện niêm yết và giao dịch, nhưng kể từ năm 2001 trở lại đây có thêm loại trái phiếu chiết khấu (2001) phát hành tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng đủ điều kiện được niêm yết và giao dịch tại TTGDCK; trái phiếu giao thông thủy lợi đấu thầu và bảo lãnh qua TTGDCK. Hoạt động giao dịch trái phiếu có nhiều dấu hiệu tích cực, nhất là giao dịch theo cơ chế thoả thuận giá đã phần nào phản ánh được sự biến động của giá theo cơ chế thị trường, thông qua đó mà các nhà hoạch định chính sách sẽ có đủ các thông tin để phân tích đánh giá rồi đưa ra quyết định về lãi suất trái phiếu cho phù hợp và ngoài ra các nhà đầu tư trong lĩnh vực này có đầy đủ các thông tin cần thiết để xác định được lợi tức đầu tư trái phiếu khi tham gia giao dịch TPCP trên thị trường thứ cấp.

- Thứ hai, ứng dụng công nghệ hiện đại vào thị trường thứ cấp: Kể từ khi đi

vào hoạt động tháng 7/2000, TTGDCK TP. Hồ Chí Minh đã đưa các thông tin về chứng khoán lên bảng giao dịch điện tử, thông qua các thông tin trên bảng điện tử, các nhà đầu tư sẽ có đầy đủ các thông tin cần thiết trước khi ra quyết định đầu tư, hạn chế tối thiểu các sai sót có thể xẩy ra trong hoạt động niêm yết, giao dịch TPCP trên thị trường; rút ngắn thời gian của các món giao dịch; đảm bảo an toàn, bí mật cho các

nhà đầu tư và hướng tới phát triển một thị trường TPCP điện tử trong tương lai gần. Thị trường TPCP đã trở thành một bộ phận quan trọng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù, chủng loại và khối lượng TPCP niêm yết, giao dịch trên thị trường mới chỉ đạt những kết quả kiêm tốn, nhưng nó đánh dấu bước khởi đầu rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển của thị trường TPCP nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung.

- Thứ ba, đa dạng hoá các dịch vụ khách hàng: Trung tâm Giao dịch Chứng

khoán cùng với các công ty chứng khoán đã cung cấp dịch vụ lưu ký, thanh toán bù trừ; đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư như trả lãi định kỳ, cầm cố TPCP trong các quan hệ tín dụng. Trái phiếu Chính phủ được phát hành và giao dịch dưới hình thức ghi sổ phần nào đã giảm bớt chi phí in ấn và quản lý ấn chỉ trái phiếu; ngoài ra, việc TTGDCK áp dụng hình thức thanh toán bù trừ tập trung đã rút ngắn thời gian thanh toán khi thực hiện các giao dịch, tiết kiệm được các khoản chi phí giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh và đầu tư chứng khoán.

2.3.2.2. Một số hạn chế

- Thứ nhất, hoạt động thị trường thứ cấp chưa sôi động: Kể từ khi đi vào hoạt

động (tháng7/2000) cho đến nay, nhìn chung hoạt động giao dịch TPCP trên thị trường giao dịch tập trung vẫn còn nhiều hạn chế, hoạt động của thị trường thứ cấp kém sôi động. Nguyên nhân dẫn đến hoạt động của thị trường TPCP chưa sôi động là do tính thanh khoản của TPCP còn chưa cao và chưa tạo ra được đường cong lãi suất để cho các công cụ nợ khác tham chiếu; do vậy, có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động phát hành TPCP ở thị trường sơ cấp. Khối lượng TPCP đủ điều kiện niêm yết và giao dịch vẫn còn ở mức độ kiêm tốn, chiếm tỷ trọng nhỏ so với các loại hàng hoá khác trên thị trường.

- Thứ hai, trái phiếu Chính phủ trên thị trường thứ cấp còn ít về số lượng,

chưa đa dạng về chủng loại: Hiện nay chỉ có TPCP đấu thầu, bảo lãnh và trái phiếu chiết khấu phát hành năm 2001 tại địa bàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh mới đáp ứng đủ các yêu cầu kỹ thuật niêm yết và giao dịch của TTGDCK; còn một khối lượng lớn TPCP bán lẻ qua hệ thống KBNN, công trái XDTQ vẫn không đáp ứng đủ các điều

kiện được niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung. Tổng số TPCP niêm yết chiếm tỷ trọng trên 10% so với tổng số trái phiếu đang lưu hành.

- Thứ ba, chưa hình thành được thị trường OTC: Theo kinh nghiệm tổng kết từ

một số thị trường chứng khoán của các nước phát triển trên thế giới thì trái phiếu được niêm yết tại Sở GDCK, các giao dịch được thực hiện thông qua thị trường OTC, các lô giao dịch có khối lượng lớn và giá giao dịch là giá thoả thuận. Ở Việt Nam đang áp dụng hai phương thức giao dịch TPCP cụ thể: Với phương thức khớp lệnh định kỳ thì chưa phù hợp lắm với điều kiện hiện nay; còn với việc áp dụng phương thức giao dịch thoả thuận bắt đầu từ năm 2001 cho những món giao dịch có khối lượng lớn, song lại khống chế biên độ giá; ngoài ra sự thiếu vắng các nhà kinh doanh TPCP chuyên nghiệp cũng là lý do dẫn đến kết quả giao dịch vẫn còn thấp. Đến năm 2003 TTGDCK đã bỏ biên độ giá trong giao dịch trái phiếu; mặc dù vậy, đây vẫn chưa phải là giải pháp cơ bản để làm hoạt động giao dịch TPCP trở nên sôi động.

- Thứ tư, thiếu vắng các nhà kinh doanh trái phiếu chuyên nghiệp và nhà tạo

lập thị trường: Hiện nay các nhà đầu tư có tổ chức chủ yếu là các NHTM, các công ty Bảo hiểm tham gia đấu thầu trái phiếu hoặc bảo lãnh phát hành thường nắm giữ trái phiếu cho đến khi đáo hạn, chứ không đưa TPCP ra giao dịch và họ coi đây là một công cụ đầu tư dài hạn. Chính vì những lý do này mà hoạt động giao dịch TPCP trên thị trường thứ cấp kém sôi động, chưa phản ảnh đúng hết tiềm năng của nó. Trên TTCK ở Việt Nam hiện nay chưa có Quỹ đầu tư nào được thành lập, đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thị trường. Các nhà đầu tư cá nhân hầu như không tham gia giao dịch TPCP trên thị trường thứ cấp; nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là mặc dù TPCP có độ rủi ro thấp, nhưng lãi suất TPCP chưa thực sự hẫn dẫn đối với các nhà đầu tư, lợi tức từ hoạt động kinh doanh TPCP còn thấp. Theo các nhà đầu tư chuyên nghiệp thì hầu hết các chủ thể đầu tư khi tham gia thị trường này đều chủ yếu quan tâm đến thị trường cổ phiếu với kỳ vọng thu được lợi tức cao. Một thực tế là các nhà đầu tư thường trực tiếp mua cổ phiếu hoặc TPCP bán lẻ (loại kỳ hạn 2 năm) vì thủ tục mua bán đơn giản hơn nhiều (không

phải mở tài khoản giao dịch, không phải trả phí giao dịch) so với cùng loại hàng hoá này khi được niêm yết giao dịch tại TTGDCK.

- Thứ năm, cơ chế, chính sách còn có nhiều điểm chưa phù hợp: Theo Luật

Ngân hàng Nhà nước thì trái phiếu dài hạn được sử dụng làm tài sản cầm cố trong việc vay vốn của NHTW, nhưng theo Luật các Tổ chức Tín dụng không cho phép các tổ chức tín dụng được sử dụng trái phiếu dài hạn làm tài sản thế chấp, cầm cố trong việc vay vốn của NHTW, điều này cũng làm hạn chế tính ưu việt và sự có mặt của TPCP trên thị trường tài chính với tư cách là một công cụ nợ có độ an toàn cao nhất.

Tóm lại, qua phần trình bầy và đánh giá kết quả của công tác phát hành và giao dịch TPCP từ năm 1990 cho đến nay, cho phép rút ra nhận định rằng: Thị trường TPCP ở Việt Nam ngày càng phát triển, chủng loại TPCP ngày càng phong phú, khối lượng phát hành và giao dịch năm sau cao hơn năm trước, lãi suất TPCP đã phần nào phản ảnh đúng quan hệ cung, cầu trên thị trường vốn và sát với diễn biến lãi suất trên thị trường. Trái phiếu Chính phủ là một công cụ nợ quan trọng của Chính phủ trong việc huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển; TPCP đã trở thành một hàng hoá có chất lượng cao trên thị trường, thu hút được sự quan tâm của các tầng lớp dân cư và các nhà đầu tư, kinh doanh trái phiếu. Thông qua việc phát hành trái phiếu, Chính phủ đã huy động được một khối lượng vốn lớn góp phần quan trọng vào quá trình điều hành NSNN. Ngoài ra, việc phát hành TPCP còn có mục đích là góp phần điều tiết lượng tiền trong lưu thông và kiểm soát lạm phát. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thị trường TPCP vẫn còn nhiều vẫn còn những hạn chế nhất định. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của thị trường TPCP; sẽ được trình bầy trong phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu Thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện.docx (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w