Hệ thống pháp luật còn chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ

Một phần của tài liệu Thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện.docx (Trang 69 - 70)

KẾT QUẢ ĐẤU THẦU TPCP QUA TTGDCK GIAI ĐOẠN 2000

2.4.2. Hệ thống pháp luật còn chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ

Trước những năm 1995 không có một văn bản nào ở cấp Chính phủ quy định về cơ chế phát hành và giao dịch TPCP. Sự ra đời của Nghị định số 72/CP (1995), tiếp theo là Nghị định bổ sung số 01/2000/NĐ-CP và Nghị định số 141/2003/NĐ-CP; Pháp lệnh số 12/1999/PL-UBTVQH10 về phát hành công trái xây dựng tổ quốc, đó chính là hành lang pháp lý chuẩn, khắc phục được những hạn chế của cơ chế phát hành và giao dịch TPCP trước đây; việc áp dụng cơ chế đấu thầu, bảo lãnh phát hành và niêm yết TPCP tại TTGDCK đã có nhiều sửa đổi bổ sung, song vẫn bộc lộ một số điểm bất cập:

- Thứ nhất, chưa có sự thống nhất giữa Nghị định số 141/2003/NĐ-CP và

Pháp lệnh số 12/1999/PL-UBTVQH10 về phát hành công trái xây dựng tổ quốc, đây là hai văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực phát hành TPCP, công trái XDTQ hay trái phiếu kho bạc cũng đều là TPCP, do vậy nên thống nhất quy định trong một văn bản quy phạm pháp luật chung.

- Thứ hai, tính thanh khoản của TPCP (loại trừ tín phiếu kho bạc đấu thầu qua

NHNN) còn chưa cao, bởi lẽ theo Luật NHNN, thì NHNN không được cầm cố, chiết khấu các công cụ nợ dài hạn trong việc cho vay tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng. Tại Quyết định số 139/1999/QĐ-TTg ngày 10/06/1999 quy định về tỷ lệ tham

gia của bên nước ngoài vào TTCK Việt Nam, quy định các tổ chức, cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 40% tổng số trái phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành, trong đó một tổ chức nước ngoài được nắm giữ tối đa 10% và một cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 5%; quy định này là không phù hợp với hoạt động đầu tư trái phiếu.

Một phần của tài liệu Thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện.docx (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w