Với trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

Một phần của tài liệu tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự việt nam (Trang 38 - 41)

sức khỏe của người khác dẫn đến chết người.

Phải nói ngay rằng việc phân biệt giữa hai trường hợp phạm tội này là rất khó khăn bởi như trên là phân tích đối với người bị kích động mạnh về tinh thần khi phạm tội không thể xác định được mục đích của họ, họ hành động như người mất trí, nên hậu quả đến đâu người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự đến đó, khó có thể xác định một người bị kích động mạnh về tinh thần lại còn đủ bình tĩnh để giới hạn hành vi phạm tội chỉ ở mức gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị hại. Tuy

nhiên thực tiễn xét xử cũng có những trường hợp sau khi bị đánh, người bị hại chưa chết ngay mà phải sau một thời gian nhất định mới bị chết. Nếu như không ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 104 Bộ luật hình sự, nhưng vì người phạm tội bị kích động mạnh về tinh thần nên họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nhưng dẫn đến chết người. Nếu nạn nhân bị chết ngay hoặc sau vài giờ mới chết thì nên truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Tuy nhiên, thực tiễn xét xử vẫn không ít trường hợp trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, người phạm tội vẫn còn đủ minh mẫn để lựa chọn hành vi chỉ gây ra thương tích cho nạn nhân, nhưng chẳng may nạn nhân lại bị chết.

Ví dụ: Đào Văn T nghi vợ mình ngoại tình với Nguyễn Trung Đ. Một lần, T bắt gặp vợ mình và Đ đang ôm hôn nhau, T liền dùng dao đâm nhiều nhát vào người Đ, vợ T thấy vậy ôm Đ đẩy ra thì bị trúng một nhát dao vào bụng. Thấy vậy, T vội đưa vợ vào bệnh viện cấp cứu, nhưng do bị ra nhiều máu, nên vợ của T đã chết ngay sau đó 7 ngày. Trong trường hợp này, T hoàn toàn không có ý định tước đoạt tính mạng của vợ, nhưng vì quá bực tức nên dùng dao đâm Đ, nhưng chẳng may lại trúng vợ mình.

2.2.5 Với trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có một số điểm giống và khác nhau sau đây:

Về sự giống nhau thì tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có một số điểm giống nhau là:

Một là, trạng thái tinh thần của người phạm tội lúc thực hiện tội phạm là bị kích động mạnh. Phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là phạm tội trong tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Nói chung, sự kích động mạnh đó

phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người. Nhưng cá biệt có trường hợp do hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỉ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được: nếu tách riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh nhưng xét cả quá trình phát triển của sự việc thì lại được coi là kích động mạnh.

Hai là, người bị người khác xâm phạm tính mạng, sức khỏe trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh phải là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng.

Ba là, hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân phải là hành vi trái pháp luật của nạn nhân đối với chính người phạm tội hoặc đối với những người thân thích của người phạm tội.

Bốn là, hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân phải là nguyên nhân làm cho người phạm tội bị kích động mạnh về tinh thần.

Về sự khác nhau thì tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có một số điểm khác nhau là:

Một là, khách thể của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là tính mạng con người; còn khách thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có thể là tính mạng, sức khỏe của người khác. Cho nên, hậu quả của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là chết người. Nạn nhân bị chết ngay hoặc sau vài giờ mới chết thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Nếu sau khi bị đánh, người bị hại chưa chết ngay mà phải sau một thời gian nhất định mới bị chết thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Bỡi lẽ, nếu không ở trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì người phạm tội cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người theo quy định tại khoản 3 (nếu chết một người) hoặc khoản 4 (nếu chết nhiều người) Điều 104 Bộ luật hình sự.

Hai là, mục đích của kẻ phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là cố ý tước đi tính mạng của nạn nhân; còn mục đích

của kẻ phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

Một phần của tài liệu tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)