Vi phạm trong việc áp dụng pháp luật hình sự

Một phần của tài liệu tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự việt nam (Trang 74)

Sai lầm trong việc áp dụng pháp luật hình sự chủ yếu là ở khâu đánh giá

chứng cứ và xác định tội danh, xác định khung hình phạt. Việc nhầm lẫn về

các dấu hiệu định tội, dấu hiệu định khung, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

sẽ làm cho việc áp dụng pháp luật không chính xác, việc truy cứu trách nhiệm

hình sự dù đúng người mà không đúng tội thì cũng sẽ không đem lại hiệu quả,

tác dụng không cao. Tội phạm biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau

trong cuộc sống nên thực tế bản án có sự sai phạm về áp dụng pháp luật hình sự cũng nhiều hơn và cũng phức tạp hơn so với vi phạm pháp luật về thủ tục

tố tụng.

Việc áp dụng pháp luật hình sự không đúng có thể là định tội sai, định

khung hình phạt không chính xác hoặc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm

nhẹ không phù hợp, quyết định hình phạt hoặc các biện pháp xử lí khác không theo quy định của pháp luật.

Theo PGS.TSKH.Lê Cảm thì: “Định tội danh là quá trình nhận thức

lý luận có tính logic, là dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật

hình sự cũng như pháp luật tố tụng hình sự và được tiến hành trên cơ sở

các chứng cứ các tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án

hình sự để xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm

cho xã hội được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tương ứng do luật hình sự quy định nhằm đạt được sự thật khách quan, tức là đưa ra đánh giá chính xác tội phạm về mặt pháp lý hình sự, làm tiền đề cho việc

cá thể hóa và phân hóa trách nhiệm hình sự một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật”.28

Có thể nói, định tội danh sai là dạng sai sót mang tính khá phổ biến

trong thực tiễn xét xử. Do nhận thức không đúng về các dấu hiệu pháp lý

của cấu thành tội phạm của tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật

hình sự, do đánh giá không đúng các tình tiết của vụ án, từ đó dẫn đến xác định sai tội danh (nghĩa là đáng lẽ phải kết luận phạm tội này thì lại kết luận

phạm tội khác).

Có thể dẫn ra những sai phạm thường gặp trong xác định tội danh không đúng: Với nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người, sai

lầm thường gặp là định tội cố ý gây thương tích thay vì phải định tội giết người và ngược lại; hoặc định tội vô ý làm chết người thay vì phải định tội

giết người và ngược lại; hay tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh

thần bị kích động mạnh thay vì tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và ngược lại. Việc định tội ở những tội phạm có những dấu

hiệu pháp lý đặc trưng gần nhau thường có những khó khăn nhất định, nên sai phạm xảy ra chủ yếu là do người tiến hành tố tụng không nắm chắc

chuyên môn dẫn đến nhầm lẫn. Tòa án nhân dân tối cao đã có hướng dẫn

rất cụ thể để phân biệt các tội phạm này. Tuy nhiên, các tình huống thực tế thường không rõ ràng như trong quy định pháp luật. Vì thế, sai phạm rất dễ

xảy ra. Ngoài ra, cơ quan tiến hành tố tụng còn có những sai phạm khi định

tội ở một số tội phạm khác. Các yếu tố dấu hiệu của hành vi có quan hệ với

nhau rất biện chứng. Mặt chủ quan của tội phạm thể hiện ngay trong những

biểu hiện bên ngoài của tội phạm và ngay diễn biến hành vi cũng thể hiện thái độ chủ quan của người thực hiện hành vi, kể cả quan hệ giữa người

28Xem PGS>TSKH. Lê Cảm, “Môt số vấn đề chung về định tội danh” trong giáo trình luật hình sự Việt Nam của trường đại học luật hà nội, nxb công an nhân dân, hà nội,20002, trang 716

thực hiện hành vi và người bị hại, tính tình, thái độ, lời nói, cử chỉ trước và sau khi thực hiện hành vi cũng có ý nghĩa định tội.

Ví dụ: Sau khi uống rượu, Hứa Văn Y đến nhà chị H để chơi bi da nhưng không ai chơi với Y. Y bực tức, vứt gậy bi da ra đường. Thấy vậy,

chị H ra nhặt cây gậy vào và nói không cho Y chơi nữa. Y lại tiếp tục ném

quả bi da ra đường , rồi quay lại đập vào vai chị H, rồi Y hất đổ bàn bi da, dẫm chân lên mặt bàn làm mặt bàn bị vỡ. Sau đó, Y quay lại đánh vào đầu

chị H. Anh Hải ở gần đó vào can ngăn cũng bị Y đánh. Nghe tin vợ bị đánh, Nông Văn L đang bế con cách đó khoảng 20m chạy về nhà lấy khẩu súng

AK (L là dân quân nên được trang bị súng) chĩa vào đầu Y bắn 3 phát làm Y bị chết. Sau đó, L cầm súng chạy đến đồn biên phòng tự thú.

Tòa án cấp sơ thẩm kết án L về tội giết người trong trạng thái tinh

thần bị kích động mạnh.

Tòa phúc thẩm đã sửa bản án sơ thẩm, áp dụng khoản 2 Điều 93 Bộ

luật hình sự kết án bị cáo về tội giết người.

Trong vụ án này, Y vô cớ đập phá tài sản của L, đánh vợ của L, đánh

cả người can ngăn. Đây là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đã tác động

mạnh đến tinh thần của L làm cho L trở nên thiếu bình tĩnh, tự chủ đã có hành vi giết người nên phải coi L phạm tội giết người trong trạng thái tinh

thần bị kích động mạnh. Do vậy, việc định tội của Tòa sơ thẩm là đúng, còn Tòa phúc thẩm là không đúng.

Mặt khác, trong nhiều vụ án gây thiệt hại về tính mạng sức khỏe người bị hại, nhiều bị cáo đã bị các cơ quan tố tụng định sai tội danh. Nhiều

hành vi chỉ cấu thành tội "Cố ý gây thương tích" nhưng nhiều bị cáo đã bị

truy tố và xét xử về tội "Giết người"…

Theo số liệu thống kê Tòa hình sự - Tòa án nhân dân Thành phố Hồ

Chí Minh, trong năm 2008, tại Thành phố đã có 20 vụ án xét xử được thay đổi tội danh từ "Giết người" chuyển sang "Cố ý gây thương tích", trong đó

có nhiều vụ án đã có hiệu lực pháp luật, nhiều vụ trả hồ sơ điều tra bổ sung

và dẫn đến đình chỉ vụ án.

Hậu quả của việc định tội danh sai dẫn đến truy tố và xét xử bị cáo

nặng hơn trách nhiệm hình sự mà họ phải chịu theo pháp luật, có trường

hợp không phải chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi không cấu thành tội

phạm hoặc không có hành vi phạm tội.

Thậm chí có trường hợp xét xử về tội "Giết người" thì bị cáo phải chịu

tích" thì bị cáo đó không phải chịu trách nhiệm hình sự vì chưa đủ tuổi truy

cứu trách nhiệm hình sự.

Đó là chưa nói đến nhiều trường hợp từ tội danh "Giết người" chuyển

sang tội "Cố ý gây thương tích", nếu chỉ đủ cơ sở để xét xử theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự thì lại vướng thủ tục tố tụng là chỉ được khởi tố

theo yêu cầu của người bị hại.

Theo Tòa hình sự - Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, qua công tác xét xử thời gian qua cho thấy, việc xác định tội danh "Giết người" và các tội danh khác có dấu hiệu tương tự như tội "Giết người vượt quá giới

hạn phòng vệ chính đáng", "Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh" cũng gặp nhiều khó khăn, gây tranh cãi và thông thường thì Hội đồng xét xử theo tội danh mà Viện Kiểm sát truy tố.

Đối với những tội danh khác có liên quan thì những khái niệm "bị kích động mạnh", "phòng vệ chính đáng" tuy các văn bản pháp luật có đề cập đến nhưng khi áp dụng vào thực tiễn thì cũng không được hiểu và vận dụng

thống nhất.

Còn theo phân tích của Tòa hình sự - Tòa án nhân dân tối cao Tối cao,

nguyên nhân dẫn đến định tội danh sai là do những loại tội phạm này có một số đặc điểm giống nhau hoặc tương tự nhau dễ gây nhầm lẫn dẫn đến

có những cách hiểu khác nhau khi áp dụng luật đối với vụ án cụ thể. Nhưng

cũng không loại trừ khả năng chuyên môn của một số Thẩm phán còn hạn

chế, không nắm vững các yếu tố cấu thành, dấu hiệu đặc trưng của một số

loại tội phạm cụ thể, đánh giá thiếu chính xác các tình tiết của vụ án…

Theo vị Thẩm phán này, để định tội danh trong các vụ án gây thiệt hại

về tính mạng sức khỏe, trước hết Hội đồng xử án phải căn cứ vào ý thức

chủ quan của người phạm tội, động cơ mục đích, căn cứ vào lời khai của bị cáo… để định tội.

Trường hợp nếu vẫn chưa đủ chứng cứ thì hung khí, vị trí tấn công,

mức độ quyết liệt của hành vi tấn công, lực tấn công và hậu quả thực tế xảy

ra… là những tình tiết để Hội đồng xét xử xem xét, đánh giá, xác định ý

thức chủ quan (động cơ, mục đích phạm tội) của bị cáo

Tóm lại: Việc định tội không đúng sẽ quyết định hình phạt không tương xứng với tính chất và mức độ của hành vi phạm tội và càng nghiêm trọng hơn nếu hành vi không cấu thành tội phạm mà bị cơ quan tiến hành tố

Một phần của tài liệu tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự việt nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)