đến việc xác định tội danh.
Nhà nước ban hành pháp luật là để điều chỉnh hành vi của con người.
Bất kỳ chủ thể nào cũng đều có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật. Riêng đối với
quá trình giải quyết các vụ án hình sự việc tuân thủ nghiêm túc, chính xác
các quy định pháp luật của các chủ thể tiến hành tố tụng mang ý nghĩa rất
quan trọng, bởi kết quả của quá trình này không những ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của những người tham gia tố tụng mà nó còn quyết định số phận của một con người. Do đó, pháp luật đã có những yêu cầu rất
nghiêm ngặt đối với mọi thao tác trong quá trình giải quyết vụ án, nhằm đảm bảo cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự được chính xác, bảo vệ được các quyền và lợi ích chính đáng của mọi chủ thể, không làm oan
người dân đồng thời cũng không bỏ lọt tội phạm.
Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn nhiều vi phạm pháp luật xảy ra trong
quá trình xác định lỗi của người bị hại khi giải quyết các vụ án hình sự. Do đó, để khắc phục và hạn chế những vướng mắc và bất cập trong quá trình
đó thì chúng ta cần có những biện pháp phù hợp để vấn đề xác định lỗi được chính xác, đúng đắn, giúp cho việc định tội đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Muốn như vậy, thì trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự thì đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, phải có kiến
thức sâu rộng, chuyên môn vững, am hiểu nhiều lĩnh vực, có nhiều kinh
nghiệm thực tiễn, nhạy bén trong việc xác định các tình tiết của vụ án. Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân tối cao cũng cần có những hướng dẫn cụ thể để
phân biệt những tội phạm có những dấu hiệu pháp lý đặc trưng gần giống nhau như tội giết người với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh …… và những hướng dẫn đó
cần được nghiên cứu kỹ để khi áp dụng được sát với thực tế vì trong nhiều trường hợp giữa các tình huống thực tế không rõ ràng như trong những quy
định của pháp luật.
Mặt khác, cũng cần mở thêm các buổi thảo luận chuyên ngành để các
cán bộ ngành Tòa án tham gia và trao đổi kiến thức cũng như kinh nghiệm
với nhau trong quá trình xét xử để từ đó trình độ chuyên môn được mở rộng
và nâng cao nhằm xác định đúng đắn, chính xác hơn trong việc xác định tội
danh của người phạm tội.