Giải pháp trong lĩnh vực pháp luật

Một phần của tài liệu tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự việt nam (Trang 80)

3.2.2.2.1 Hoàn thiện pháp luật hình sự

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật là một việc làm thường xuyên và không bao giờ có điểm dừng tuyệt đối. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn, khi

yêu cầu thực tế trở nên bức bách ở một số lĩnh vực nhất định thì một số văn

bản pháp luật sẽ được đặt ở vị trí ưu tiên hơn. Các khuyết điểm của pháp

luật hình sự đang tiềm tàng khả năng làm nảy sinh những vi phạm pháp luật

trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự. Khắc phục tình trạng này, công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật cần được lên kế hoạch để nhanh chóng

sửa đổi, bổ sung một số quy định bất cập của pháp luật hình sự, đặt trong

mối quan hệ mật thiết với việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp

luật khác, nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống tội

phạm và cũng đồng thời phòng, chống các vi phạm pháp luật trong quá

trình giải quyết án.

Khi đổi mới để phát triển luật hình sự, chúng ta chỉ chú trọng sửa đổi,

bổ sung về nội dung của các quy định mà ít quan tâm đến kỷ thuật xây dựng các quy định đặc biệt là kỷ thuật xây dựng các cấu thành tội phạm để đảm

các quy định nói chung. Chúng ta thường quan tâm nhiều hơn đến việc bổ sung quy định mà ít quan tâm đến việc rà soát lại để loại bỏ kịp thời những quy định không còn phù hợp. Khi bổ sung hay sửa đổi các quy định chúng ta thường chỉ chú ý nhiều đến bức xúc của thực tế, đến “vấn đề cụ thể” mà

ít chú ý đến lí luận, đến “tổng thể”. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến

sự phát triển của luật hình sự. Trong thời gian tới, để thúc đẩy phát triển hơn nữa luật hình sự chúng ta cần có những thay đổi nhất định trong việc

sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự.

Trước hết, việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự phải dựa trên cơ sở

thực tiễn của tình hình tội phạm nhưng cũng phải dựa trên những tri thức

khoa học luật hình sự. Chúng ta không thể giải quyết yêu cầu của thực tiễn

tách rời với lí luận mà phải vận dụng lí luận để giải quyết. Đó là cơ sở của

việc hoàn thiện luật hình sự.

Hoàn thiện pháp luật hình sự phải được tiến hành song song cả về nội

dung và về hình thức. Trong đó, cần chú ý đặc biệt đến kỷ năng xây dựng

cấu thành tội phạm. Quá trình hoàn thiện luật hình sự cần phải vừa là bổ

sung vừa là loại trừ; vừa là hình sự hóa vừa là phi hình sự hóa.

Hoàn thiện luật hình sự cần phải được thực hiện thường xuyên, kịp

thời nhưng phải có tính đồng bộ. Khi có đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung một

vấn đề cần phải cân nhắc hướng sửa đổi, bổ sung không tạo ra sự bất hợp lí

mới.

Từ yêu cầu trên và đối chiếu với thực tế hiện nay ta thấy có một số hướng chính trong việc hoàn thiện luật hình sự như sau:

- Thay đổi quan niệm về nguồn của luật hình sự. Bộ luật hình sự Việt

Nam khẳng định: tội phạm phải được quy định trong Bộ luật hình sự mà không hề được quy định ở các đạo luật khác. Điều này chỉ có thể chỉ phù hợp với những loại tội phạm thông thường. Đối với những loại tội phạm

gắn liền với lĩnh vực cụ thể như lĩnh vực môi trường, lĩnh vực tài chính, ngân hàng, lĩnh vực công nghệ thông tin…thì việc quy định những tội này

trong chính các đạo luật chuyên ngành thì có thể phù hợp và tốt hơn. Do đó,

nên quan niệm nguồn của luật hình sự có thể là Bộ luật hình sự hoặc đạo luật khác29

.

- Thay đổi quan điểm về chủ thể của trách nhiệm hình sự. Luật hình sự

Việt Nam từ trước đến nay vẫn quan niệm chủ thể của tội phạm chỉ có thể

là người cụ thể mà không thể là pháp nhân. Trong khi đó, luật hình sự của

nhiều quốc gia khác lại coi chủ thể của tội phạm có thể là cá nhân và cũng

có thể là pháp nhân. Quan niệm này có thể là xu hướng chung. Thực tế ở

Việt Nam cho thấy, đã có những hành vi nguy hiểm cho xã hội do con người cụ thể thực hiện nhưng hành vi đó phải được xem là hành vi của pháp nhân vì nó được thành viên của pháp nhân thực hiện theo yêu cầu của pháp

nhân và vì lợi ích của chính pháp nhân. Trong những trường hợp như vậy,

việc chỉ xử lí cá nhân sẽ không công bằng, sẽ không tương xứng và cũng sẽ

không có tác dụng tích cực ngăn ngừa đối với pháp nhân. Việc buộc pháp

nhân phải chịu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp này là có cơ sở

và cần thiết. Pháp nhân cần được coi là có thể trở thành chủ thể của tội

phạm. Vấn đề chỉ còn là: Phạm vi những pháp nhân có thể chịu trách nhiệm

hình sự?

- Hoàn thiện các cấu thành tội phạm về mặt kỹ thuật để đảm bảo tính

thống nhất của cả hệ thống và tính rõ ràng, chính xác của từng cấu thành tội

phạm. Việc xây dựng các cấu thành tội phạm đúng yêu cầu sẽ giúp các nhà làm luật thể hiện được nội dung quy định đúng theo ý tưởng của mình và nội dung đó cũng dễ dàng được người áp dụng tiếp nhận đúng. Qua đó giúp

phát hiện và khắc phục những mâu thuẫn hoặc hạn chế trong nội dung của

những quy định của luật.

- Khắc phục sự bất hợp lí, sự thiếu chính xác, sự chưa đầy đủ của các quy định trong Bộ luật hình sự.

- Loại trừ những quy định nhất là đối với các tội danh không còn phù hợp.

3.2.2.2.2 Trong việc áp dụng pháp luật hình sự.

Để khắc phục những vướng mắc và bất cập trong việc vi phạm pháp

luật hình sự đặc biệt là vấn đề xác định sai tội danh của những người tiến

hành tố tụng trong giai đoạn hiện nay thì cần có những giải pháp cụ thể và

hướng đi phù hợp. Đặc biệt cần phải chú trọng và quan tâm hơn nữa về chất lượng cũng như tính hiệu quả của các hoạt động định tội danh của Tòa án.

Trước hết, muốn định tội danh cho một hành vi cụ thể người áp dụng

pháp luật hình sự phải căn cứ vào cấu thành tội phạm đã được quy định

trong Bộ luật hình sự. Nếu các tình tiết của một hành vi phạm tội phù hợp

với các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật

Việc làm sáng tỏ cấu thành tội phạm và các dấu hiệu của nó là một đảm bảo quan trọng đối với việc định tội danh đúng. Điều đó đòi hỏi mỗi

cán bộ tiến hành tố tụng phải có trình độ pháp luật, kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ tốt, có kinh nghiệm thực tiễn, Nhà nước phải có pháp luật đầy đủ và hoàn thiện đồng thời phải có sự giải thích hướng dẫn áp dụng pháp

luật thống nhất, đầy đủ, kịp thời và chính xác của cơ quan có thẩm quyền.

Mặt khác, để xác định đúng tội danh thì trong quá trình định tội danh

cần phải xác định đầy đủ các tình tiết đã xảy ra trong thực tế liên quan đến

vụ án. Đồng thời phải có sự hiểu biết sâu sắc, chính xác pháp luật hình sự

qua việc phân tích đánh giá và các dấu hiệu cấu thành tội phạm cụ thể, qua đó hình thành nên cơ sở thực tế, sơ sở pháp lý của quá trình định tội danh.

Bên cạnh đó, việc các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện việc tóm tắt

và phân tích hành vi của can phạm trong vụ án cũng có ý nghĩa hết sức

quan trọng trong việc xác định đúng tội danh. Bởi lẽ đây là một nhiệm vụ

quan trọng và hữu ích vì nó đảm bảo cho người tiến hành tố tụng có thể

nắm chắc được tất cả các hành vi, những tình tiết có ý nghĩa về mặt hình sự

trong quá trình giải quyết vụ án. Ngoài ra, trong quá trình tóm tắt và phân tích hành vi của can phạm có thể phát hiện ra những điểm mấu chốt trong

vụ án, giúp cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác và có hiệu quả cao. Nếu trong một vụ án hình sự chứa đựng nhiều hành vi khác nhau cần kiểm tra thì với kết quả của việc tóm tắt và phân tích hành vi sẽ

làm rõ được mối quan hệ giữa chúng.

Song song đó, để việc định tội danh chính xác, không mắc sai lầm khi định tội thì những người tiến hành tố tụng cần phải nghiên cứu kỹ, đọc đi, đọc lại nhiều lần hồ sơ vụ án để từ đó tóm tắt, đánh giá và xét xử án được đúng đắn, khách quan và chính xác, tránh bỏ sót những tình tiết quan trọng,

nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được chính xác, xử lí đúng người,

đúng tội và đúng pháp luật.

3.2.2.2.3 Nâng cao trình độ và năng lực của cán bộ làm công tác bảo vệ pháp luật. tác bảo vệ pháp luật.

Nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật trong hoạt động giải quyết

các vụ án hình sự chủ yếu xuất phát từ nhận thức và năng lực chuyên môn của các chủ thể tiến hành tố tụng. Vì vậy, thay đổi những nhận thức sai lầm

của họ, nâng cao trình độ và rèn luyện thêm kỷ năng cho những người này và bổ sung cán bộ có trình độ để tháo gỡ tình trạng quá tải công việc sẽ là giải pháp đầu tiên có thể góp phần khắc phục cơ bản tình trạng vi phạm

pháp luật xảy ra trong hoạt động giải quyết các vụ án hình sự. Những việc này đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên và kiên trì.

Về nhận thức, hoạt động giải quyết án phải đảm bảo đồng thời cả hai

mục tiêu, vừa không bỏ lọt tội phạm, vừa không làm oan người dân. Hai

mục tiêu này thật ra không mâu thuẫn nhau. Vì vậy, tuyệt đối không thể

chấp nhận tư tưởng “thà làm oan hơn bỏ lọt”, hay “thà bỏ lọt hơn làm oan”. Các chủ thể tiến hành tố tụng phải bằng hết khả năng của mình, phát hiện

mọi dấu hiệu phạm tội, xác minh mọi sự kiện phạm tội, xác minh chính xác người phạm tội, điều tra, chứng minh đầy đủ mọi tình tiết sự thật của vụ án,

truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Mọi

thao tác trong quá trình đó phải chặt chẽ, chuẩn mực và hợp pháp. Tôn

trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, lẽ đương nhiên trong đó, gồm cả việc tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của những đối tượng nghi can, bị can, bị cáo. Tuy nhiên, muốn đạt được điều ấy, cả những

chủ thể có thẩm quyền giải quyết vụ án, lẫn những người tham gia tố tụng đều cần phải có cái tâm trong sáng, phải nhận thức đúng đắn về việc mình làm và phải có chuyên môn vững.

Về nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, Nhà nước cần triển

khai rà soát đánh giá về chuyên môn tất cả các cán bộ đang làm việc trong các cơ quan tiến hành tố tụng, từ cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo đến cán bộ chưa được bổ nhiệm giữ một chức danh nào, từ đó phân loại để có kế

hoạch, có biện pháp đào tạo năng cao trình độ và bồi dưỡng chuyên môn. Bên cạnh đó, có thể phải giảm dần số cán bộ quá yếu kém, thường vi phạm đạo đức, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác và không còn khả năng đào tạo.

Mặt khác, những người tiến hành tố tụng thuộc về các cơ quan khác

nhau. Chuyên môn của mỗi ngành mỗi khác. Chẳng hạn, Điều tra viên cần

nghiệp vụ điều tra, Kiểm sát viên cần nghiệp vụ kiểm sát, Thẩm phán cần

nghiệp vụ xét xử. Nhưng tất cả đều có một điểm chung: cần kiến thức pháp

luật, tư duy, kỹ năng áp dụng pháp luật. Vì vậy, tùy theo yêu cầu tiêu chuẩn

của từng chức danh, các cơ quan sẽ cử cán bộ của mình tham gia các khóa học phù hợp. Ngoài ra cũng cần nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ và các kiến thức bổ trợ khác như kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động chuyên môn của cán bộ các ngành này. Bên cạnh đó, Thư ký Tòa án cũng cần được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thư ký. Thậm chí, với chức danh này, bằng cử nhân luật của họ không nhất

thiết phải là bằng chính quy nhưng nghiệp vụ thư ký cần phải là chính quy.

Dường như thư ký Tòa án chưa được coi là một nghề, mà chỉ là một bước đệm để trở thành Thẩm phán. Như thế cũng chưa thật hợp lý trong bối cảnh

hiện nay.

Để nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ, ngoài việc cho đi đào tạo cơ bản, cơ quan cũng cần duy trì kỷ luật tổ chức các đợt tập huấn và các cuộc hợp, sinh hoạt chuyên môn thường xuyên trong cơ quan nhằm nhắc

nhở, chấn chỉnh rút kinh nghiệm công tác. Kinh nghiệm là vốn quý cho mỗi người hoàn thiện các thao tác của mình trong quá trình giải quyết công việc.

KẾT LUẬN

Nhà nước sẽ không tồn tại được nếu không có pháp luật, pháp luật chính là công cụ, phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội và duy trì chế độ chính trị. Thật vậy, nếu không có sự can thiệp của pháp luật thì xã hội này sẽ không ổn định, lúc đó mọi hoạt động sẽ diễn ra trong xã hội sẽ không theo một trình tự nào cả mà là tự do không hạn chế. Trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật hình sự là một trong những ngành luật quan trọng góp phần trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.

Thông qua những quy định trong phần tội phạm chúng ta có thể thấy giá trị của luật hình sự đối với nhu cầu xã hội hiện nay là rất cần thiết. Bộ luật hình sự năm 1999 là thành quả của quá trình nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung. Luật hình sự Việt Nam quy định về tội phạm, quy định về các tội xâm phạm tính mạng con người, đặc biệt là tội giết người nói chung và tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nói riêng, một trong những vấn đề trọng yếu được xã hội ta ngày càng quan tâm.

Những vấn đề về tội giết người nói chung, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nói riêng với việc xem xét, phân tích các dấu hiệu pháp lý với hình phạt chúng ta có thể thấy rằng đây là tội phạm có tính nguy hiểm đối với con người và xã hội. Từ những hành vi mà người phạm tội thực hiện đã bộc lộ mức độ nguy hiểm cho xã hội.

Sống trong một xã hội tiến bộ và phát triển thì tính mạng con người phải được bảo đảm và tôn trọng hơn bao giờ hết, huống chi con người là vốn quí của xã hội, là nhân tố chính của xã hội trong quá trình hình thành và phát triển thì càng không thể bị xâm hại.

Trong tình hình hiện nay, tội phạm đang ngày một gia tăng về số lượng cũng như tính đa dạng và phức tạp của chúng, đặc biệt là tội phạm ở lứa tuổi thanh thiếu niên chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ, những xô xát không cần thiết giữa hai bên đã gây nên chết người gây hoang mang, lo ngại trong xã hội. Vì vậy, công tác phòng chống tội phạm cũng như việc thi hành án, áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh một cách đúng đắn, có hiệu quả là vấn đề chú trọng và đặc

Một phần của tài liệu tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự việt nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)