Với trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính

Một phần của tài liệu tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự việt nam (Trang 35 - 38)

chính đáng.

Cả hai trường hợp, nạn nhân đều có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng, nhưng ở trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì hành vi trái pháp luật đang xảy ra và chưa kết thúc, còn ở giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đã kết thúc.

Về thái độ tâm lý, người phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có thể bị kích động về tinh thần, vì phòng vệ là quyền được pháp luật công nhận và trong nhiều trường hợp phòng vệ còn là nghĩa vụ của công dân để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, nên họ có thể chủ động ngăn chặn sự xâm hại.

Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân trong tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có thể bằng lời nói, có thể bằng

hành động, nhưng hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân trong tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng chỉ có thể là hành động xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của người phạm tội hoặc của người khác.

Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân trong tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chỉ đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội, còn hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân trong tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có thể đối với Nhà nước, tổ chức hoặc người khác.

Ví dụ: Biết V là người yêu của H, cháu họ của mình nên L bắt V phải gọi mình bằng chú. Nhưng vì cùng tuổi và chưa cưới H nên V không gọi và bị L chọc phá. Ngày 30/6, khi V cùng H đi chơi, thì bị L cùng mấy người bạn chặn lại chửi và dọa đánh. Tối hôm đó, L cùng với bạn của mình chặn và đánh làm V phải bơi qua ao để chạy về nhà. Ba hôm sau, vào khoảng 20 giờ ngày 3/7, L rủ D cùng hơn chục người bạn đến nhà của một người bạn H để đánh V. Tại đây, L đến chỗ V đang ngồi uống nước, tay trái túm tóc, tay phải đấm thẳng một quả mạnh vào mặt V làm V bị ngã xuống sân, rách da và chảy máu ở đuôi lông mày trái. Khi V đứng dậy chống đỡ, thì Đ và số người đi cùng xông vào đánh làm V ngã duối xuống chân bờ tường. V thục tay phải vào túi quần rút một con dao nhọn đâm liên tiếp 2 - 3 cái về phía L và Đ rồi nhảy qua bức tường cao khoảng 60cm chạy về nhà. L và Đ chạy đuổi theo được 40 - 50m thì gụt ngã. Hậu quả L bị chết do vết đâm thấu tim; Đ bị thương mất 57% sức khỏe. Còn bản thân V thì: Lông mày trái bị rách dài 4cm; gò má trái bị rách da kích thước 0.5x1cm; xung quanh mắt trái bị sưng và có quầng tím; trong lòng bàn tay trái có hai vết rách da sắc nhọn cách nhau 2cm, dài 1cm; phía trong các ngón tay trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út của tay trái có vết rách da sắc nhọn (kiểu dứt tay), dài 1cm; mặt bên trái ngón giữa bàn tay phải có vết rách da sắc nhọn (kiểu dứt tay), dài 1cm. Quá trình giải quyết vụ án này có 3 quan điểm định tội đối với V lần lượt là: V phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật hình sự; V phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định tại Điều 96 Bộ luật hình sự; và V phạm tội giết người theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự.

Với 3 quan điểm như trên thì quan điểm nào là chính xác? Chúng ta hãy cùng phân tích vụ án:

Trong vụ án cụ thể nêu trên thì không thể truy tố V về tội giết người theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự. Bởi vì, V dùng dao đâm bừa vào những người đang tấn công mình trong trạng thái bị xúc phạm, ức chế đã đến ngày thứ ba liên tiếp. Do vậy, chỉ có thể truy cứu V về tội xâm phạm tính mạng sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hoặc do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Trước hết, với hành vi phạm tội của V, thấy: Khi bị đông người cùng xông vào đánh ngã duối xuống chân bờ tường, V thục tay phải vào túi quần rút một con dao nhọn đâm liên tiếp 2 - 3 cái về phía L và Đ rồi nhảy qua bức tường cao khoảng 60cm chạy về nhà. Đây là hành vi đâm bừa, muốn trúng ai thì trúng và hậu quả chết người cũng được, bị thương cũng được. Nghĩa là, khi đâm về phía L và Đ, V không có ý định là cướp đi sinh mạng của một người cụ thể nào mà chỉ với mục đích chống trả những người đang tấn công mình bằng một loại hung khí nguy hiểm (con dao nhọn) cho nên hậu quả đến đâu thì V phải chịu trách nhiệm hình sự đến đó. Với hậu quả là đâm chết L thì V phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi giết người; còn với hậu quả làm V bị thương mất 57% sức khỏe, thì V phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi cố ý gây thương tích. Nghĩa là, hành vi phạm tội của V cấu thành nhiều tội là tội xâm phạm tính mạng và tội xâm phạm sức khỏe của người khác.

Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là phạm tội trong tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế hành vi phạm tội của mình. Nói chung, sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn đến hành vi giết người. Nhưng cá biệt có trường hợp do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân có tính chất đè nén, áp lực tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỉ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được; nếu tách riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh nhưng xét cả quá trình phát triển của sự việc thì được coi là kích động mạnh. Hành vi trái pháp luật của nạn nhân là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó tuy làm cho người phạm tội bị kích động mạnh nhưng chưa đến mức cấu thành tội phạm. Trong vụ án này, hành vi của L là cùng bạn (có lúc rất đông bạn) tìm và đánh V đang đi chơi

cùng người yêu kéo dài từ ngày 30/6 đến ngày bị sát hại (ngày 3/7). Hành vi đó đã gây cho V kích động rất mạnh về tinh thần. Hơn nữa, hành vi của L, Đ và đồng bọn thể hiện rất rõ tính chất côn đồ (đánh người một cách vô cớ) nhiều lần theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự, thì hành vi của L và Đ đã cấu thành tội cố ý gây thương tích. Do vậy, hành vi của V đã cấu thành tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Bởi lẽ, theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền thì “Hành vi trái pháp luật đó trực tiếp xâm phạm tính mạng,

sức khỏe hoặc lợi ích hợp pháp của người phạm tội hoặc người thân thích

của người phạm tội hoặc của xã hội, đã cấu thành tội phạm thì hành vi

chống trả lại gây chết người có thể được xem xét là trường hợp vượt quá

giới hạn phòng vệ chính đáng”. Mặt khác, hành vi phạm tội xâm phạm tính

mạng, sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và hành vi phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng tuy có chung dấu hiệu là nạn nhân có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng. Nhưng trong trường hợp phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, hành vi trái pháp luật của nạn nhân đang xảy ra và chưa kết thúc; còn ở trường hợp phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hành vi trái pháp luật của nạn nhân đã kết thúc. Trong vụ án này, V đâm L và Đ thì bọn này đang tấn công mình một cách quyết liệt. Hậu quả làm chết một người và bị thương một người.

Từ những lập luận như đã trình bày, thì phải truy tố V hai tội là: Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng với hậu quả là làm L chết; và tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng với hậu quả là làm bị thương một người 57% thương tật.

Một phần của tài liệu tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)