Về vấn đề xác định trạng thái tinh thần của người phạm

Một phần của tài liệu tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự việt nam (Trang 66 - 67)

phạm tội

Hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Tuy nhiên, đây là trường hợp giết người có

tình tiết giảm nhẹ đặc biệt vì người phạm tội thực hiện hành vi trong lúc tinh thần đang bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng

của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó.

Vậy thế nào là bị kích động mạnh về tinh thần? Câu trả lời đó là:

Người bị kích động mạnh về tinh thần là người không nhận thức đầy đủ về

hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận

thức. Lúc đó, họ mất khả năng tự chủ và không thấy hết được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, trạng thái tinh thần của

họ gần như người điên (người mất trí). Trạng thái này chỉ xảy ra trong chốc lát, sau đó, tinh thần của họ trở lại bình thường như trước.

Ví dụ: Khoảng 1h ngày 21/10, anh Ngô Văn Hiếu và Đoàn Thuấn

cùng là lái xe ôtô đến công ty Toàn Năng đi uống nước. Tại đây, họ đã gặp

Nguyễn Văn Quang, nhân viên bảo vệ.

Thuấn và Quang tranh luận với nhau về tuổi tác. Tiếng vào lời ra, anh

Thuấn tát vào mặt Quang nhưng anh này tránh được. Ngay sau đó, Thuấn

chạy vào cửa phòng bảo vệ lấy tuýp nước định đánh Quang nhưng anh Hiếu can ngăn kịp thời. Vẫn còn ấm ức, khoảng 30 phút sau, Thuấn chạy về nhà lấy một cây kiếm dài khoảng 60cm tìm Quang “nói chuyện”. Bị đe dọa và chửi bới Quang không giữ nổi bình tĩnh chạy vào lấy khẩu súng săn hai

nòng của giám đốc và nạp đạn bắn một phát vào anh Thuấn. Rất may, nạn

nhân không bị thiệt mạng. Việc cầm kiếm đe dọa, trèo vào định chém người

của anh Thuấn được cơ quan điều tra nhận định chính là nguyên nhân gây nên vụ việc trên. Bị hại cũng có một phần trách nhiệm. Do đó, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử Nguyễn Văn Quang về tội

giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Ở đây có một vấn đề cần phải giải quyết là làm sao biết được người đó

có bị kích động mạnh về tinh thần hay không. Lúc phạm tội, cơ quan pháp

luật không có ở đó, sau khi phạm tội thì trạng thái tâm lý của bị cáo đã trở

lại bình thường. Có ý kiến cho là cần phải trưng cầu giám định pháp y để xác định lúc phạm tội, bị cáo có bị kích động mạnh về tinh thần hay không

và chỉ có y học mới có thể kết luận được, vì trạng thái tâm lý của mỗi người

là khác nhau, cùng một sự việc mà người này xử sự khác người kia, có người bị kích động mạnh về tinh thần, nhưng có người không hề bị kích động, họ vẫn bình thường và chọn một biện pháp khác chứ không phạm tội.

Ví dụ: Anh A thấy vợ mình quan hệ bất chính với người khác, liền về

nhà lấy dao đến chém chết người đang thông gian với vợ mình; nhưng nếu

gặp trường hợp này, thì B lại gọi vợ về giáo dục, sau đó hai vợ chồng vẫn

chung sống với nhau bình thường, còn nếu C là chồng thì C chỉ làm đơn xin

ly hôn vợ.

Theo quan điểm trên thì người không có chuyên môn về y học, không

thể biết được bị cáo lúc phạm tội có bị kích động mạnh hay không. Tất

nhiên, ngoài kiến thức chuyên môn về y học, giám định viên còn phải kết

hợp xem xét hoàn cảnh thực tế lúc bị cáo phạm tội, mối quan hệ giữa bị cáo

với nạn nhân và hành vi trái pháp luật của nạn nhân,…..

Ngược lại, có ý kiến cho rằng, làm sao có thể dùng biện pháp y học để

kết luận một người bình thường khi nào thì tinh thần bị kích động mạnh, vì

lúc đó họ phạm tội và lúc giám định pháp y thì trạng thái tinh thần của họ hoàn toàn khác nhau. Đây không phải là trường hợp một người bị bệnh tâm

thần khi phạm tội thì bệnh đang phát triển, nhưng sau đó lại bình thường. Do đó, khi xem xét bị cáo giết người có trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh hay không thì phải xem xét một người bình thường ở vào hoàn cảnh phạm tội của bị cáo thì có thể xử sự ra sao.

Xung quanh vấn đề xác định trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

của bị cáo có rất nhiều ý kiến khác nhau, mỗi cách xác định đều có những ý

kiến phù hợp, bên cạnh đó cũng có những ý kiến chưa được thuyết phục. Do đó, cho thấy rằng vấn đề xác định tinh thần của người phạm tội trong lúc tinh thần đang bị kích động mạnh không phải là một vấn đề đơn giản mà phải tùy từng trường hợp cụ thể mà có cách xác định cho phù hợp.

Một phần của tài liệu tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự việt nam (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)