Về vấn đề lỗi của người bị hại liên quan đến việc xác

Một phần của tài liệu tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự việt nam (Trang 67 - 73)

định tội danh

Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với các tội xâm phạm tính

mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người, so với Bộ luật hình sự năm 1985, đã chi tiết, đầy đủ hơn, hoặc thêm tội mới, hoặc một số tội được

tách ra thành nhiều điều luật như tội giết người (Điều 101 Bộ luật hình sự

1985) tách thành 3 tội: Tội giết người (Điều 93); Tội giết con mới đẻ (Điều

phản ánh thực trạng công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này, giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử thuận lợi hơn trước.

Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc nhận thức và vận dụng vào những vụ

án cụ thể còn có những ý kiến khác nhau, cần được bàn bạc, trao đổi, để cấp

có thẩm quyền sớm hướng dẫn, chỉ đạo.

Ở đây thì vấn đề chỉ tập trung vào tội giết người nói chung, và đi sâu

vào phân tích: “Lỗi của người bị hại liên quan đến xác định tội danh đối với người phạm tội”.

Như nói trên, riêng tội giết người ở Bộ luật hình sự 1985 có hai điều

luật, đó là: Điều 101: Giết người; Điều 102: Giết người do vượt quá giới

hạn phòng vệ chính đáng.

Đến Bộ luật hình sự năm 1999 thì có 4 Điều luật, là: Điều 93: Giết người; Điều 94: Giết con mới đẻ; Điều 95: Giết người trong trạng thái tinh

thần bị kích động mạnh; Điều 96: Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Phức tạp và khó khăn là phân biệt các yếu tố, có thể bị nhầm lẫn,

chẳng hạn:

+ Một tình tiết giảm nhẹ, ghi ở điểm đ khoản 1 Điều 46 Bộ luật

hình sự “Bị kích động về tinh thần, do hành vi trái pháp luật của người bị

hại hoặc của người khác gây ra”.

+ Một tình tiết ghi ở một tội phạm cụ thể, Điều 95 Bộ luật hình sự “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”

Phân biệt bản chất hai tình tiết này khá phức tạp, phụ thuộc vào từng

Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa và Hội đồng xét xử. Trong thực tiễn xét xử, đôi lúc có sự nhầm lẫn, vì yếu tố bị kích động về tinh thần (là 1/18 tình tiết

giảm nhẹ - Điều 46 Bộ luật hình sự), lại được coi là tinh thần bị kích động

mạnh, (một tình tiết định tội hoặc ngược lại).

Để so sánh, cân nhắc, lựa chọn hành vi phạm tội thuộc tình tiết nào, cần phải xem xét toàn diện: Thời gian, không gian, địa điểm, hoàn cảnh cụ

thể, các nguyên nhân, quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội; đối sánh

lực lượng, trình độ văn hóa, chính trị, cá tính mỗi bên, các mối quan hệ

nhân quả giữa hành vi đơn lẻ, trong bối cảnh chung của sự việc… để phân

biệt, hãy lưu ý từ “mạnh”. Nghĩa là, nếu thấy kích động ở mức độ, mà tính chất mạnh mẽ, đột xuất, từ lỗi của người bị hại, làm ảnh hưởng nặng nề đến ý chí, đến sự phản ứng, trong hành vi của người phạm tội; hoặc xúc phạm tương đối nặng nề, được lặp đi, lặp lại, âm ỉ, lâu dài, tác động đáng kể đến

người phạm tội, thì được coi là “Tinh thần bị kích động mạnh” – Một yếu tố định tội. Còn nếu chưa đến mức ấy, thì được xem là bị kích động về tinh

thần trước khi phạm tội – Một tình tiết giảm nhẹ thông thường. Chẳng hạn:

Giết người, hay cố ý gây thương tích, do phía bị hại có quan hệ ngoại tình nhiều lần với vợ hoặc chồng người phạm tội, đến lúc bị phát hiện, vẫn tiếp

tục; hoặc từ xô xát nhỏ mà bị hại ném phân lên bàn thờ gia tiên người phạm

tội… thì nên coi, trước khi phạm tội, bị cáo trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Giết người hay cố ý gây thương tích do người bị hại trêu trọc, đùa cợt,

do va chạm, xô xát nhỏ, do tranh chấp dân sự… chỉ nên coi bị cáo phạm tội

trong trường hợp “bị kích động về tinh thần”.

Sau đây xin nêu ba vụ án đều do Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định xét

xử để chúng ta cùng nghiên cứu, trao đổi:

Vụ án thứ nhất:

Tại bản án HS/ST số 55 ngày 5 tháng 4 năm 2002 đã phạt bị cáo Vũ Văn Vịnh 6 năm 6 tháng tù về tội giết người, theo khoản 2 Điều 93 Bộ luật

hình sự, với nội dung cơ bản như sau: Vũ Văn Thế và Vũ Văn Vịnh là

người xã Tân Khánh, huyện Vụ Bản, có bạn gái ở thôn Duyên Hạ, xã Minh Thuận, gần bên cạnh, nên thường sang chơi. Có lần hai người bị một số

thanh niên Duyên Hạ phục đánh (do ích kỷ).

Khoảng 20 giờ tối ngày 23/10/2001, Thế và Vịnh lại rủ nhau thăm

bạn gái bên Duyên Hạ, nhưng để phòng thân, Vịnh dắt một chiếc lê vào tất

chân bên phải.

Sau khi gặp bạn gái (Thế gặp chị Phương, Vịnh gặp chị Nhớ), vào 22 giờ cùng ngày, Thế và Vịnh đi bộ về. Trên đường, 2 người bị 4, 5 thanh

niên chặng hỏi, đuổi đánh…Vịnh bỏ chạy, Nguyễn Văn Luận vẫn đuổi

theo, dùng côn gỗ vụt vào gáy, vào trán, làm Vịnh chảy máu đầu. Vịnh vừa

chạy vừa dùng một tay bịt vết thương của mình. Khi Luận sắp vụt tiếp,

Vịnh cúi xuống, rút lê, quay lại đâm thẳng một nhát vào cổ Luận và chạy

tiếp vào nhà anh Yên rửa vết thương, rồi vào nhà cất lê, đi ngủ.

Sau khi bị đâm, Nguyễn Văn Luận chạy được mấy bước thì gục ngã,

rơi côn gỗ ở vườn nhà ông Trọng (Cơ quan điều tra đã thu hồi được côn). Luận bị chết, theo kết luận giám định “Do vết thương vùng cổ phải, làm đứt động mạch, thủng phổi, mất máu cấp tính”.

Về vụ án này, có ý kiến đánh giá cho rằng: Nạn nhân Nguyễn Văn

đuổi đánh liên tiếp Vũ Văn Vịnh trong đêm tối; đến mức đánh họ bị thương

rồi, vẫn đuổi theo đánh tiếp, tạo một hoàn cảnh bức bách, gây trạng thái

tinh thần bị kích động mạnh, thiếu tự chủ cho Vịnh nên bị Vịnh đâm gây tử

vong. Vì thế, có thể xử lý Vịnh về tội: “Giết người trong trạng thái tinh thần

bị kích động mạnh” (theo Điều 95 Bộ luật hình sự), hoặc có thể xử lý Vịnh

về tội: “Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” (theo Điều

96 Bộ luật hình sự, mới phù hợp).

Vụ án thứ hai.

Tại bản án HS/ST số 84 ngày 11/6/2002 đã phạt bị cáo Vũ Hữu Tiến

24 tháng tù về tội: “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động

mạnh” theo khoản 1 Điều 95 Bộ luật hình sự, với nội dung như sau:

Tối ngày 4/9/2001, Vũ Hữu Tiến ra sân kho hợp tác xã Vĩnh Hào, Vũ

Bản xem biểu diễn ca nhạc. Khi đi, Tiến dắt một con lê tự tạo (lưỡi 9 x 15,

hàn chuôi là nắp bơm xe đạp). Do chưa đến giờ diễn, Tiến leo lên xe đạp

anh Nguyễn Văn Hào cùng ngồi chờ. Lúc đó, có Nguyễn Quý Minh, quê xã Liên Minh, Vũ Bản, nhưng hiện ở với gia đình ở thành phố Nam Định,

cũng về đây xem ca nhạc, đã gặp một số bạn bè, anh em là: Phước, Tuân, Đạt, Điệp và Thuận, cùng đứng chờ ngoài cổng sân.

Phước và Đạt vào trong, gần chỗ Tiến đang ngồi xe đạp với anh Hào,

đứng nói chuyện. Lúc đó, do hai cháu nhỏ dắt xe đạp, vướng vào Phước và

Đạt…thì Tiến nói: Sao các anh đứng ngang thế? Rồi hai bên va chạm, chửi nhau. Phước và Đạt ra ngoài nói với các bạn: Trong kia có hai thằng chửi

tao. Cả bọn cùng vào sân; Điệp túm áo Tiến, thúc gối vào bụng, còn Minh

và Tuân đấm vào mặt làm Tiến sưng môi. Được mọi người can ngăn, trong đó có anh Vũ Tiến Lực – Công an viên làm công tác trật tự, hai bên giải tán. Minh, Điệp, Phước đã ra cột điện cách đó 30 đến 40 mét, chờ vào xem.

Một lát sau, Vũ Hữu Tiến lại đến chỗ Minh và Điệp gọi hỏi, đôi co,

rồi va chạm, xô xát tiếp…dẫn đến Tiến rút dao ở thắt lưng đâm một nhát

vào ngực Minh, rồi bỏ chạy. Nguyễn Quý Minh bị chết theo kết luận giám định: “Do vết thương sắt nhọn, thấu ngực trái, rách phổi, thấu lách, đứt động mạch, mất máu cấp tính”.

Về vụ án này, cũng có ý kiến cho rằng: Lỗi của nạn nhân, (anh

Nguyễn Quý Minh) chỉ ở mức độ và đặc biệt đã chấm dứt, khi được can ngăn, giải tán mỗi bên một chỗ. Sau đó, sự việc lại tiếp diễn là do chính Vũ

Hữu Tiến, khi đi xem ca nhạc đã mang theo hung khí, chủ động đến gặp đám Minh và Điệp, gây sự tiếp, rồi dùng dao mang theo đâm chết anh

Minh. Trường hợp này, không nên coi lỗi anh Minh là “kích động mạnh”

với Vũ Hữu Tiến, mà nên coi bị cáo bị kích động về tinh thần trước khi

phạm tội, là một tình tiết giảm nhẹ, quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 46 Bộ

luật hình sự là đủ. Và xử lý Tiến về tội giết người thông thường, theo khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự, mới phù hợp.

Vụ án thứ 3.

Chỉ vì mâu thuẫn trong gia đình, suy nghĩ u tối, ích kỷ mà một người

vợ đang tâm cướp đi sinh mạng của người chồng một thời đầu ấp tay gối,

chia ngọt sẻ bùi với mình rồi tạo dựng hiện trường giả chồng bị tử vong do

tai nạn giao thông. Hành vi tàn độc của thị đã bị cơ quan điều tra Công an tỉnh Quảng Nam vạch trần. Trong khi người dân đang chờ bản án nghiêm minh của pháp luật thì ngày 2 tháng 3, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam

tuyên phạt đối tượng 30 tháng tù giam. Điều này đang khiến nhiều người đặt câu hỏi, bản án trên có bỏ sót tội chăng? Theo bản cáo trạng của Viện

Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam: Năm 1991, Đinh Công Thành (sinh

năm 1956, trú thôn Châu Sơn 2, xã Quế An, huyện Quế Sơn, Quảng Nam)

cùng Nguyễn Thị Đinh (sinh năm 1957, trú cùng địa phương) sống chung

với nhau như vợ chồng. Trước đó, bà Đinh đã có 1 con riêng là Nguyễn Thị

Vi (sinh năm 1987). Năm 1994, ông Thành và bà Đinh có thêm một đứa con trai là Đinh Công Trung, rồi hai người dẫn Vi và Trung vào xã Đoàn

Kết, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước sinh sống.

Năm 2001, lợi dụng lúc không có bà Đinh ở nhà, ông Thành đã 2 lần

hiếp dâm Vi. Vi đã nói lại cho mẹ biết nhưng bà Đinh không dám tố cáo vì sợ ông Thành phải đi tù, còn Vi thì mang tiếng. Sau đó, bà Đinh cho Vi

nghỉ học lên Thành phố Hồ Chí Minh làm công nhân may. Tháng 8/2005,

ông Thành và bà Đinh bán đất tại xã Đoàn Kết rồi dẫn Trung và Vi về lại thôn Châu Sơn 2, xã Quế An, huyện Quế Sơn, Quảng Nam sinh sống.

Khoảng 16h ngày 19/2/2006, ông Thành uống rượu say về nhà chửi mắng và đuổi đánh 3 mẹ con bà Đinh, không cho nấu cơm bằng nồi cơm điện nên 3 mẹ con bà Đinh phải sang nhà hàng xóm đối diện nấu nhờ cơm rồi ăn cơm tại đây. Khoảng 20h, 3 mẹ con bà Đinh về nhà nhìn thấy ông Thành

đang ngồi ở nền nhà, tựa lưng vào bờ tường xung quanh rất dơ bẩn do ông Thành say rượu nôn ra. Bà Đinh đỡ ông Thành dậy dẫn vào phòng tắm rửa

và thay quần áo cho ông Thành rồi đưa ông ta vào buồng ngủ. Sau khi dọn

dẹp, bà Đinh vào nằm cùng ông Thành. Bà Đinh khai, bà có khuyên ông

làm xằng bậy với con Vi nữa... Sau đó hai người lời qua tiếng lại. Lúc này ông Thành nắm tóc bà Đinh chận xuống giường và nói: "Mi đừng có dạy

khôn tao...".

Do bực tức về những việc làm và lời nói của ông Thành, bà Đinh gỡ

tay ông Thành ra rồi vùng dậy đi ra sau chuồng lợn lấy cái búa đóng đinh

quay vào buồng đánh liên tục vào đầu ông Thành. Thấy máu từ đầu ông

Thành phun ra nhiều và biết ông Thành đã chết nên bà Đinh cầm búa đi ra.

Lúc này Vi nghe tiếng động nên thức giấc chạy xuống đứng ở cửa

buồng, hai tay ôm đầu và nói: "Má làm chi mà kinh khủng rứa", Vi định bỏ

chạy thì bà Đinh khóc và nói: "Má tức quá lỡ tay đánh chết ba rồi, giờ con

giúp má khiêng ông ấy ra bỏ ngoài đường giả làm ổng uống rượu say bị xe

cán chết, chứ không thì Công an đến bắt bỏ tù chết". Sau đó, bà Đinh quấn

xác ông Thành trong chiếc chiếu nhựa đang trải trên giường rồi ôm phần đầu và bảo Vi khiêng 2 chân đưa xác ông Thành ra bỏ trên lề đường ĐT

611B cách nhà khoảng 14m rồi đem chiếu vào nhà. Sau đó, Vi cầm đèn pin

soi để bà Đinh dùng cây lau và giẻ lau các vết máu dính trên trần, tường và nền nhà cũng như giường, chiếu nhằm xóa hết dấu vết rồi tắm giặt, rửa búa

cất vào bờ tường gạch ở sau chuồng lợn. Tiếp đó, bà Đinh đem chiếc đèn

pin đang bật sáng ra bỏ chỗ tay ông Thành rồi hai mẹ con lên gác nằm ngủ.

Khoảng 5h ngày 10/2/2006, em Nguyễn Văn Phô trên đường đi học phát

hiện xác chết của ông Thành ở ngoài đường đã tri hô. Ngay trong ngày, Công an Quảng Nam đã điều tra ra thủ phạm chính là Nguyễn Thị Đinh.Ngày 12/2/2006, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Nam

ra Quyết định số 09 khởi tố đối với Nguyễn Thị Đinh về tội "Giết người".

Ngày 18/12/2006, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam ra Quyết định

số 01 thay đổi đối với Nguyễn Thị Đinh từ tội "Giết người" theo Điều 93

Bộ luật hình sự sang tội "Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động

mạnh" theo Điều 95 Bộ luật hình sự. Sáng 2/3, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng

Nam xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Thị Đinh về tội "Giết người trong trạng

thái tinh thần bị kích động mạnh", và tuyên phạt bị cáo Đinh 30 tháng tù

giam. Sau khi Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam tuyên án, dư luận đặt câu

hỏi: "Xét xử đối với Nguyễn Thị Đinh về tội "Giết người trong trạng thái

tinh thần bị kích động mạnh" với mức án 30 tháng tù giam là quá nhẹ.

Nhiều người cho rằng hành vi giết chồng của bà Đinh là có chủ ý hay trong

trạng thái kích động mạnh nên được xem lại. Bởi lẽ, mọi sự việc do bà Đinh

Đinh Công Thành gây ra. Vì từ trước đến nay tại xã Đoàn Kết, huyện Bù

Đăng và thôn Châu Sơn 2, xã Quế An, huyện Quế Sơn chưa có sự xích mích nào mà các cơ quan chức năng xử lý giữa hai người... Hành vi của bị

cáo Nguyễn Thị Đinh cho thấy, sau khi bà Đinh dùng búa đập liên tục vào

đầu ông Thành cho đến chết, rồi kêu con gái khiêng xác ông Thành ra

đường làm hiện trường giả tai nạn giao thông. Sau đó đi rửa búa, lau chùi từng vết máu để phi tang... chứng tỏ hành vi phạm tội của bà Đinh cần có

một bản án nghiêm khắc. Nhiều người còn đặt câu hỏi, vì sao Nguyễn Thị

Vi không bị khởi tố về tội: "Che giấu tội phạm" theo Điều 313 Bộ luật hình sự...

Qua bản án mà Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam xét xử sơ thẩm ngày 2 tháng 3, dư luận cho rằng, bản án trên là quá nhẹ, có phải chăng các cơ

quan chức năng bỏ sót người lọt tội phạm chăng?

Ba vụ án trên đã có hiệu lực pháp luật, nhưng ở mỗi vụ, hoặc so sánh

với nhau, vẫn còn những băn khoăn về nhận thức và áp dụng pháp luật. Mong sao qua ba vụ án trên sẽ nhận được những hướng dẫn của các cơ

quan có thẩm quyền về vấn đề này để định hướng về nguyên tắc đánh giá

trong những hành vi tương tự.

Một phần của tài liệu tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự việt nam (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)