và ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
Nếp là một loại thức ăn hữu hiệu nhất có thể thay thế gạo, cho nên lúa nếp cũng có công dụng như lúa tẻ. Gạo khi nấu chín gọi là cơm còn nếp khi nấu chín cũng được gọi là cơm nếp. Điều đáng chú ý là nếp còn có nhiều công dụng hơn gạo là làm được nhiều món ăn và thức uống ngon miệng khác như xôi, các loại bánh, rượu, làm quà biếu, …trong các dịp lễ, tết.
Vậy tại sao người ta không dùng nếp mà dùng gạo?
Đó là do đặc điểm mỗi giống lúa. Lúa tẻ dễ thích nghi với môi trường nên được trồng phổ biến hơn lúa nếp, đồng thời do lúa nếp hiếm nên giá cao hơn lúa tẻ chủ yếu được dùng trong các ngày lễ, đám, tiệc, làm quà biếu,... Hiện nay nhu cầu dùng lúa nếp đang tăng lên nhưng do diện tích trồng lúa nếp không nhiều nên sản lượng chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Điển hình ở Trung Quốc, nhu cầu nếp đang tăng nhanh bởi du khách Nhật Bản tới Trung Quốc đang ngày một tăng. Trong khi đó, sản lượng nếp tại Trung Quốc đã không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước do thiên tai. Do vậy Trung Quốc phải tăng cường nhập khẩu từ Thái Lan, Thái Lan chỉ có thể xuất khẩu 200.000 tấn nếp, phần còn lại dành cho tiêu dùng trong nước. Chính phủ Thái Lan đang khuyến khích nông dân tăng cường trồng lúa nếp, với mục tiêu sản xuất 19 giống nếp tại Thái Lan để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bên cạnh còn một số nước khác như: Nhật Bản, Đài Loan, Inđônêxia, Malayxia,….cũng có nhu cầu nhập khẩu nếp rất mạnh.
Tình hình trên cho thấy, nhu cầu tiêu dùng lúa nếp trên thế giới ngày càng phổ biến nhất là ở khu vực Đông Nam Á, nhưng sản lượng lúa nếp có hạn nên thực tế chưa cung cấp đủ. Hiện nay 3 nước có sản lượng lúa nếp chất lượng cao là Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Trong tương lai chắc chắc nhu cầu này sẽ tăng lên do cuộc sống con người được nâng cao, đồng thời cũng do sự gia tăng dân số thế giới.
Do đó việc tập trung mở rộng sản xuất lúa nếp ở những quốc gia có tiềm năng là rất cần thiết, nhằm làm phong phú thêm lượng lương thực phục vụ cho nhu cầu cuộc sống con người ngày càng nâng cao.
Lúa nếp là một loại lương thực không kém phần quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta.
Các tác giả Lĩnh Nam chích quái đã mô tả: “Các vật trên trời đất và mọi của quý của con người không gì quý hơn gạo/nếp. Gạo/nếp có thể nuôi người khỏe mạnh và ăn không bao giờ chán”.Theo một số tài liệu nghiên cứu thì nếp đã có từ lâu đời ở Châu Á, người Việt cổ trước kia vẫn thường dùng nếp thay vì gạo. Tập tục ăn cơm nếp/xôi thay cho cơm này còn thấy ở Lào và một số dân tộc ít người ở Việt Nam (Phía Bắc).
Ở nước ta, lúa nếp là một loại lương thực được ưa chuộng và được dùng phổ biến ở cả miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Do nếp có rất nhiều công dụng: vừa có thể thay thế gạo, vừa được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như: xôi, cốm, các loại bánh, nhất là bánh phồng, bánh chưng và bánh
dày, chế biến thành các loại rượu: rượu nếp, rượu cần… Đặc biệt là xuất khẩu với chất lượng và giá bán cao.
Trong vài năm gần đây, nếp của Việt Nam có mặt trên thị trường nước ngoài nước với giá cả và sản lượng cao. Nếp của Việt Nam được nhiều khách hàng thuộc khối Asean ưa chuộng vì hương vị thơm ngon đặc biệt của nó, chủ yếu là các thị trường Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore… họ nhập quanh năm, thích ăn nếp Việt Nam. Họ chế thành bột làm bánh các loại, phục vụ cho ăn, biếu tặng, đặc biệt là các ngày lễ hội, cúng viếng...
Từ năm 2003 đến nay, lúa nếp Việt Nam được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính như: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ….
Diện tích trồng lúa ở Việt Nam năm 2004 nằm ở mức 115 ngàn héc ta và đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Điều này góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế ở nhiều địa phương nói riêng, của cả nước nói chung. Cho nên vấn đề sản xuất lúa nếp đang được các cấp và chính quyền quan tâm, đầu tư nhất là những vùng chuyên canh tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long. Thực tiễn ở một số nơi cho thấy, trồng lúa nếp có thể bán được giá cao hơn trồng lúa tẻ và nhiều loại cây khác, năng suất cũng vượt trội hơn.
Huyện Phú Tân được xem là vùng chuyên canh lúa nếp của đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước. Sản phẩm nếp ở đây có đặc điểm vượt trội (hạt dẻo, thơm ngon) dùng chế biến nhiều loại thức ăn đang được người dân trong và ngoài nước ưa chuộng, có giá bán cao hơn các loại gạo, nếp trồng ở các địa phương trong tỉnh (giá bán của 1kg gạo là 8.000 đồng còn giá bán của 1kg nếp là 10.000 đồng). Mọi người vẫn thường gọi là nếp Phú Tân.
Bên cạnh đó, huyện còn có đặc điểm tự nhiên và địa hình thuận lợi cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đây là điều kiện giúp cho huyện phát triển tốt nghề trồng lúa nếp.
Vài năm gần đây, huyện đã cung cấp một sản lượng nếp lớn đáp ứng nhu cầu trong nước và cho xuất khẩu (hàng năm gần 50.000 tấn được chế biến xuất khẩu). Điều này đã góp một phần vào ngân sách quốc gia nói chung và ngân sách địa phương nói riêng. Với chất lượng và hương vị vượt trội, nếp Phú Tân đã cạnh tranh được với nếp của Thái Lan trên thị trường trong và ngoài nước.
Do vậy, phát triển sản xuất lúa nếp nước ta nói chung và ở Phú Tân nói riêng là cần thiết. Bên cạnh sản xuất lúa gạo, sản xuất lúa nếp cũng góp phần đảm bảo an ninh lương thực, tăng nguồn thức ăn dự trữ, cung cấp nguyên liệu
cho một số ngành nghề phổ biến ở nhiều địa phương, tăng thu nhập cho nhiều người dân, giải quyết việc làm ở nông thôn và xuất khẩu thu ngoại tệ cao. Đồng thời góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, góp phần duy trì và phát triển một số ngành nghề truyền thống ở địa phương như nghề làm bánh phồng, bánh tét, bánh ít, bánh in, chè, nấu rượu,... và tạo thêm việc làm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phát triển hơn.
Việc sản xuất lúa nếp của huyện Phú Tân, tỉnh An Giang nói riêng, ở những vùng khác có tiềm năng trong nước nói chung, có vai trò quan trọng trọng nền kinh tế quốc dân. Do đó, cần có chính sách đầu tư và phát triển đúng đắn để phát huy nghề trồng nếp ở các địa phương đang có tiềm năng phát triển.