Góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, sức lao động

Một phần của tài liệu Đề tài hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện phú tân, tỉnh an giang (Trang 40 - 41)

Nghề trồng lúa nếp mang lại cho bà con nông dân lợi nhuận cao hơn trồng lúa tẻ. Năm 2005 nông dân sản xuất 3 vụ/năm, trong đó năng suất vụ đông xuân 2004 – 2005 đạt 10 tấn/ha, sau khi trừ chi phí nông dân lãi 16 triệu đến 17 triệu đồng/ha, nếu sản xuất 3 vụ/năm nông dân thu lãi ít nhất 45 triệu đồng/ha/năm, gấp 2 lần trồng lúa tẻ.

Nghề trồng lúa nếp cũng góp phần tăng lượng GDP trên địa bàn huyện, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay của ngân hàng. Mỗi năm nguồn vốn của ngân hàng đầu tư cho nông nghiệp đều tăng lên (cao nhất so với các ngành khác) cũng đều đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể. Qua kinh phí đầu tư và doanh thu GDP trong nông nghiệp. Xem Bảng 2, ta thấy trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Điều này cho thấy nghề trồng lúa nếp đã góp phần không nhỏ vào việc tăng GDP trong nông nghiệp nói riêng và trên địa bàn huyện nói

chung. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 14,58%, tăng 3,07% so với năm 2006 và vượt 0,52% so kế hoạch.

Vì thế lúa nếp được xác định là mặt hàng chủ đạo của huyện và được chọn là một trong 3 dòng sản phẩm để quảng bá thương hiệu gạo An Giang: gạo Nàng Nhen Bảy Núi (huyện Tịnh Biên), gạo thơm Châu Phú (huyện Châu Phú) và nếp Phú Tân (huyện Phú Tân).

Bên cạnh nghề trồng lúa nếp cũng góp phần sử dụng hiệu quả sức lao động. Với nguồn lao động trên địa bàn huyện năm 2005 là 145.823 người, chiếm 60.5% dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn, trong đó lao động trong nông nghiệp là 97.700 người, chiếm 40,6% dân số thì nghề trồng lúa nếp đã giải quyết phần lớn việc làm cho số lao động này. Sử dụng nhiều thời gian nhàn rỗi của nhiều người dân. Đối với những cán bộ, viên chức có đất ruộng, ngoài giờ hành chính họ có thể canh tác thêm lúa nếp nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình. Còn đối với những hộ chuyên trồng lúa nếp thì phần lớn thời gian họ bỏ vào việc chăm bón trên đồng ruộng. Hiện nay ngành công nghiệp chế biến lương thực đang được đầu tư mở rộng đã thu hút nhiều công nhân vào làm. Bên cạnh nghề trồng lúa nếp còn gián tiếp giải quyết phần lớn việc làm cho nhiều hộ làm bánh phồng ở Thị Trấn Phú Mỹ, đây là ngành nghề đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình với hơn 30 cơ sở, bình quân mỗi ngày tiêu thụ hơn 2 tấn nếp nguyên liệu.

Chính vì vậy mà nhiều hộ nông dân tự tin sản xuất lúa nếp trong nhiều năm liền, vừa giúp tăng thu nhập cho gia đình mình vừa góp phần thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm của Đảng và Nhà nước ta.

Tuy nhiên hiện nay trong nông nghiệp đang dần dần được cơ giới hóa để tránh hao tốn sức lao động và tình trạng thiếu nhân công khi thu hoạch, nên đòi hỏi trình độ nông dân và người lao động phải được nâng lên tức là phải qua chỉ dẫn và đào tạo những kỹ năng sử dụng trang thiết bị, máy móc trong sản xuất.

Một phần của tài liệu Đề tài hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện phú tân, tỉnh an giang (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)