KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Đề tài hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện phú tân, tỉnh an giang (Trang 46 - 51)

1. KẾT LUẬN

Hòa cùng với xu thế phát triển chung của đất nước, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang với vị trí tự nhiên thuận lợi, có nguồn lao động dồi dào, có nhiều thị trường tin cậy, rất thuận lợi cho việc sản xuất lương thực, thực phẩm. Nông dân có nhiều kinh nghiệm và có tâm huyết với nghề trồng lúa nếp, với sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng bộ tỉnh An Giang, cơ chế chính sách phù hợp, sự điều hành và quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của chính quyền địa phương, đã phát huy được lợi thế của địa phương, hình thành vùng chuyên canh đặc sản lúa nếp, với số lượng đứng đầu cả nước; đáp ứng phần lớn cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đây là những nhân tố quan trọng để thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tiến bộ bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện, tạo điều kiện tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được ngành sản xuất lương thực huyện nói chung và nghề trồng lúa nếp nói riêng cũng còn những tồn tại cần phải khắc phục:

Qui mô sản xuất của nông dân còn tự phát, manh mún, chưa gắn kết chặt chẽ với quy hoạch và thị trường, hiệu quả sản xuất còn chưa ổn định. Chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã nông nghiệp còn thấp, tính tự chủ chưa cao, chưa thể hiện được vị trí trung tâm để tổ chức sản xuất. Thương hiệu hàng hóa chậm được triển khai theo kế hoạch. Khoa học kĩ thuật, trang thiết bị cho quá trình sản xuất còn chưa được đầy đủ, đặc biệt là khâu thu hoạch và khâu chế biến nên chưa phù hợp với nền sản xuất hàng hóa lớn.

Hiện nay, nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch theo xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thiết yếu và khai thác tiềm năng ở từng địa phương. Và nếp là một trong những mặt hàng xuất khẩu hiệu quả.

Tình hình này đòi hỏi các cấp chính quyền, ban ngành tỉnh An Giang nói chung và ở huyện Phú Tân nói riêng phải có phương hướng và giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế, phát huy tiềm năng kinh tế vốn có của tỉnh nhà để hỗ trợ nông dân trên địa bàn tỉnh trong sản xuất lương thực nói chung và lúa nếp ở huyện Phú Tân nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế

đem lại lợi nhuận cao giúp cải thiện đời sống nông dân, tạo nguồn ngân sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở huyện nhà.

Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới), sản xuất lúa nếp của huyện đang đứng trước những thách thức mới chủ yếu là về qui mô, chất lượng và thương hiệu sản phẩm. Do đó, đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa nông dân, các ban ngành, các doanh nghiệp theo sự liên kết “4 nhà” để xây dựng hệ thống sản xuất lúa nếp theo hướng sản xuất hàng hóa thâm canh với qui mô lớn hơn. Tức là cần có chính sách để tạo mọi điều kiện môi trường thuận lợi hơn cho nông dân, giúp nông dân tham gia vào hệ thống sản xuất lớn có thể “trụ vững, lâu dài”.

Trước yêu cầu mới này, các cấp chính quyền huyện Phú Tân tập trung chỉ đạo, phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp đã mang lại kết quả cao, nâng cao đời sống nông dân, tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện, làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Theo đánh giá của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm đầu tiên thực hiện kế hoạch: Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng từ 147 triệu USD năm 2002 lên 435 triệu USD năm 2006, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2002 (trong đó xuất khẩu thủy sản và gạo chiếm trên 80% giá trị). Sản lượng lương thực năm 2006 đạt 2,89 triệu tấn, tăng gần 300 tấn so với năm 2002, do nông dân chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật. Riêng ở huyện Phú Tân sau 2 năm (2006-2007) thực hiện kế hoạch đã đem lại kết quả khả thi và vụ Đông xuân năm 2008 này được xem là thành công nhất, sản xuất lúa nếp của huyện đạt năng suất, chất lượng và giá cả rất cao – cao nhất so với những năm trước.

2. KIẾN NGHỊ

Lúa nếp là một loại lương thực đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người và trong nền kinh tế nước ta. Hiện nay nhu cầu tiêu dùng lúa nếp trong và ngoài nước không ngừng tăng lên trong khi lượng lúa nếp được sản xuất trong nước và trên thế giới không nhiều. Nếp Việt Nam trong thời gian qua đang được nhiều thị trường trong và ngoài nước tin dùng. Điều này thể hiện sự cần thiết phải phát triển sản xuất lúa nếp ở nước ta, đặc biệt là đối với vùng chuyên canh lúa nếp huyện Phú Tân thích hợp với nền nông nghiệp hàng hóa lớn. Để thực hiện được sự phát triển này trước hết phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Từ năm 2001 đến nay, sản xuất lúa nếp của huyện có những tiến bộ rõ rệt đạt được những thành tựu nhất

định. Nhưng bên cạnh cũng còn những tồn tại nên chưa khai thác được hết tiềm năng vốn có của huyện nhà. Cho nên chúng ta cần tập trung đầu tư và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ tốt cho sản lúa nếp.

Trong khuôn khổ của khóa luận này, với tư cách là một giáo viên chuyên ngành giáo dục chính trị trong tương lai. Tôi mong muốn được đóng góp một vài suy nghĩ về những giải pháp để thúc đẩy việc phát triển sản xuất lúa nếp đạt hiệu quả hơn nữa.

Một là, quy hoạch, khoanh vùng tập trung sản xuất lúa nếp, lúa tẻ theo từng địa bàn trong huyện. Hướng nông dân tham gia sản xuất tập trung, phù hợp nhu cầu của thị trường.

Hai là, củng cố hoạt động của các Hợp tác xã nông nghiệp, đào tạo ngày càng nhiều đội ngũ cán bộ kĩ sư có trình độ cao, nhanh nhạy nắm bắt thông tin thị trường, có tâm huyết, nhiệt tình và gần gũi với nông dân. Bố trí cán bộ kĩ thuật theo dõi, chỉ dẫn nông dân áp dụng giống mới, kĩ thuật mới. Phát triển nhiều tuyến đường giao thông, xây dựng nhà kho, bến bãi cố định thuận lợi cho việc cất trữ, bảo quản, vận chuyển.

Ba là, phát triển công nghiệp chế biến. Đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại đáp ứng đầy đủ hơn cho quá trình sản xuất nhất là cho khâu thu hoạch và khâu chế biến tránh tình trạng thiếu nhân công khi thu hoạch.

Ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ trong lai tạo giống để có thể tạo ra được giống lúa tốt, độ thuần cao có thể chống lại một số loại sâu, bệnh hiện nay như rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá,…

Bốn là, tổ chức nhiều đợt tập huấn, báo cáo các mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao để nông dân học tập, hỗ trợ và khuyến khích nông dân nâng cao trình độ ứng dựng khoa học kĩ thuật, nắm bắt thông tin về nhu cầu và giá cả của thị trường, hạn chế sản xuất tự phát. Có chính sách hỗ trợ giá cho mặt hàng nông sản thiết yếu, hỗ trợ vốn cho nông dân để mua máy móc. Đầu tư phát triển các phương tiện thông tin đại chúng, nối mạng Internet ở nông thôn, đưa thông tin về giá cả nông sản hàng ngày. Đẩy mạnh hơn nữa các chương trình khuyến công, khuyến nông, đầu tư phát triển ngành công nghiệp; mở thêm nhiều xí nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm để nâng cao chất lượng và sức

cạnh tranh của sản phẩm.Phát triển các loại hình dịch vụ nông nghiệp, các đại lý

cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất. Có chính sách ổn định giá vật tư nông nghiệp tránh tình trạng giá lên xuống tùy tiện. Bên cạnh khuyến khích nông dân sản xuất nông – lâm kết hợp để đảm bảo tính bền vững cho nông nghiệp, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Năm là, chủ động tìm kiếm thêm nhiều thị trường tin cậy, chú ý những thị trường thân thiết và thị trường trong nước, giao hàng tận nơi, đáp ứng đúng yêu cầu. Tăng sự liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, kiểm soát đội ngũ hàng xáo để ổn định giá mua vào và bán ra.

Sáu là, một vấn đề quan trọng hiện nay là xây dựng thương hiệu cho hàng hóa và sản phẩm, lựa chọn thêm nhiều doanh nghiệp có khả năng duy trì và tâm huyết với mặt hàng lúa nếp, mở thêm các xí nghiệp đóng bao bì và mẫu mã nhằm quảng bá hơn hữa thương hiệu “Đặng Ngọc nếp Phú Tân” cho người tiêu dùng tránh nhầm lẫn với mác của các loại nếp khác, khẳng định chất lượng và hiệu quả kinh tế của nếp Phú Tân đối với người tiêu dùng.

Bảy là, nêu cao và phổ biến phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là phong trào “nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi”. Tuyên dương và khen

thưởng nông dân đạt thành tích tốt. Củng cố và tăng cường mối liên kết “bốn

nhà” đó là: nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông.

Hiện nay, Việt Nam đang phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, nghề trồng lúa nếp có nhiều triển vọng và thách thức. Trước tình hình này, các cấp chính quyền, các ban ngành tỉnh An Giang mà trực tiếp là huyện Phú Tân đã liên tục triển khai và thực hiện kế hoạch phát triển sản xuất lúa nếp theo định hướng của Đảng và Nhà nước là “Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao;…”. [8;191] Nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc, sự hoạt động tích cực này mà từ năm 2001 đến nay, nghề trồng lúa nếp của huyện không ngừng tiến bộ, góp phần vào phát triển nền kinh tế huyện, cải thiện đời sống nhân dân trên toàn địa bàn huyện. Hy vọng trong tương lai không xa, nền nông nghiệp An Giang sẽ phát triển vượt bậc, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của nghề trồng lúa nếp ở huyện Phú Tân góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Một phần của tài liệu Đề tài hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện phú tân, tỉnh an giang (Trang 46 - 51)