Góp phần tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường

Một phần của tài liệu Đề tài hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện phú tân, tỉnh an giang (Trang 38 - 39)

và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường

Khi huyện Phú Tân bắt đầu quy hoạch diện tích trồng nếp năm đầu tiên (1999) đã đem lại kết quả cao hơn dự tính. Với sản lượng nếp thu được bất ngờ trong năm là 68.000 tấn trên diện tích là 13.500 ha, đây là một sản lượng rất cao so với sản lượng của nhiều loại cây trồng khác, đặc biệt là lúa tẻ. Từ đây người dân trồng nếp ngày càng nhiều, mỗi năm sản lượng nếp thu được đều tăng. Cả 3 vụ ăn chắc trên 19 tấn/ha. Điều này thể hiện cây nếp là loại cây lương thực có hiệu quả nhất để gieo trồng trong huyện. Trồng lúa nếp chỉ tốn chi phí bằng trồng lúa tẻ, nhưng sản lượng và giá bán lại cao hơn lúa tẻ (khoảng1.200 đến 2.000 đồng/kg).

Theo nhiều nhà nghiên cứu, thì nếp Phú Tân có hương vị thơm ngon rất đặc biệt của nó, hạt nếp vừa trong, mịn lại vừa dẻo dùng để chế biến thành nhiều món ăn được ưa chuộng ngon hơn cả nếp Thái Lan. Danh hiệu “nếp vàng Phú Tân” đã được các nghệ nhân phong tặng. Sản phẩm đã được dùng trong các hội chợ triển lãm giới thiệu món ăn ngon, trong các hội thi nấu ăn. Chính vì vậy, nếp Phú Tân đã góp phần nâng cao sức cạnh tranh với các mặt hàng nếp của các nước như Trung Quốc, Thái Lan…Nếp Phú Tân vừa thơm ngon lại có giá thành hợp với thu nhập của người dân (thấp hơn nếp Thái Lan) nhờ vào các yếu tố thuận lợi về tự nhiên, về vận chuyển, nông dân chủ yếu lấy công làm lời….Cho nên nhiều thị trường đã chọn nếp Phú Tân thay vì nếp của Thái Lan như: Đài Loan, Campuchia, Nhật Bản…

Từ năm 2001 đến nay lúa nếp Phú Tân (chiếm tỷ trọng cao nhất) cùng với lúa nếp của các vùng khác trong cả nước đã được nhiều nước ký hợp đồng nhập khẩu. Năm 2005, Việt Nam đã trúng thầu hơn 80 tấn gạo nếp xuất

khẩu sang thị trường Nhật Bản với giá cao kỷ lục: 99.500 yên/tấn (tương đương 900 USD).

Thị trường tiêu thụ nếp Việt Nam ngày càng nhiều bao gồm nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á, khu vực Trung Đông. Hai giống nếp CK 2003 hoặc nếp LV3 thuộc loại giống cao sản đang được trồng nhiều nhất ở huyện Phú Tân có chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đây là cơ sở để đẩy mạnh việc xuất khẩu nếp của huyện vài năm trở lại đây. Điều này cho thấy rằng, nếp Phú Tân nói riêng, nếp của Việt Nam nói chung hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với nếp của các nước đặc biệt là với nếp Thái Lan là nước có sản lượng xuất khẩu đứng đầu thế giới hiện nay. Trong thời gian tới cần xúc tiến phổ biến thương hiệu “Đặng Ngọc nếp thơm Phú Tân” để tránh sự ngộ nhận giữa nếp Phú Tân và nếp Thái Lan và một số loại nếp khác nhằm đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng nếp nội địa, giảm nhu cầu ngoại địa, phát huy tối đa tiềm lực của huyện, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa của Việt Nam trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Đề tài hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện phú tân, tỉnh an giang (Trang 38 - 39)