Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên và môi trường sinh thá

Một phần của tài liệu Đề tài hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện phú tân, tỉnh an giang (Trang 44 - 46)

Trong quá trình sản xuất, nông dân sẽ tác động, cải tạo đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp làm cho đất thay đổi hình dạng, làm cho đất tơi xốp có tác dụng giúp bảo vệ môi trường đất không bi bạc màu, hoang hóa, không bị xói mòn, rửa trôi. Quá trình này làm tăng chất lượng của ruộng đất, có thể biến những chất khó tiêu thành những chất dinh dưỡng dễ tiêu và bổ sung vào đất những chất dinh dưỡng bằng biện pháp khoa học có hiệu quả. Đồng thời rễ cây sẽ giúp giữ nước và chất dinh dưỡng lại cho đất. Cho nên, nghề trồng lúa nếp ở huyện đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có, tận dụng được môi trường nước một cách hữu hiệu bằng việc sử dụng một lượng nước lớn phục vụ cho việc tưới tiêu trong sản xuất lương thực hàng năm, góp phần bảo vệ tài nguyên đất và nguồn nước để tăng năng suất cây trồng. Bên cạnh nhờ áp dụng chương trình “3 giảm, 3 tăng”, cùng với giống lúa nếp trồng ở huyện là giống có độ thuần chủng cao nên có khả năng kháng rầy và sâu bệnh tốt, được sản xuất theo một qui trình khép kín từ khâu nhân giống cho đến chế biến thành phẩm (Trồng-gặt-tuốt-vận chuyển- sấy-xay xát-tiêu thụ), nên giúp hạn chế lượng phân bón và thuốc trừ sâu, làm

giảm chất thải hóa chất gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí so với các loại cây lương thực khác. Năm 2007, toàn huyện có diện tích trồng lúa nếp ứng dụng chương trình “3 giảm 3 tăng” chiếm 83,2%, giống có năng suất cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chiếm 99%. Đây là một thành tựu đánh dấu sự thành công trong việc phát triển nghề trồng lúa nếp. Vấn đề còn lại chủ yếu do kỹ thuật canh tác và ý thức bảo vệ môi trường của nông dân. Hiện nay nông dân đã thiết kế được các mô hình nông - lâm kết hợp bền vững, người dân đắp ụ đất, lên luống trong ruộng để trồng cây ăn quả, cây rau mùa khác vừa đa dạng hóa sản phẩm để thu nhập đồng thời chế sâu hại và duy trì độ màu mỡ của đất.

Tuy nhiên, việc xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường là một công việc khó khăn, đòi hỏi sự sáng tạo bền bỉ của cả cộng đồng tại địa phương. Nhưng việc duy trì và nhân rộng các mô hình lại khó khăn hơn nhiều. Ðể làm được điều này cần tăng cường năng lực, trách nhiệm của các tổ chức, khuyến khích và bằng nhiều phương tiện để nhân rộng các sáng kiến, các hương ước và luật tục về bảo vệ môi trường của nhân dân. Tổ chức và lôi kéo sự tham gia của cả cộng đồng; hay là trong các cấp chính quyền Trung Ương và địa phương cần có những chính sách, quy chế để thu hút các tổ chức quốc tế thuộc chính phủ và phi chính phủ trong các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương. Tạo điều kiện để các tổ chức này chuyển giao các công nghệ mới và lồng ghép bảo vệ môi trường vào các chương trình, dự án mà các tổ chức này thực hiện.

Một phần của tài liệu Đề tài hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện phú tân, tỉnh an giang (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)